Thiên nhiên kì bí, rùng rợn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện kinh dị việt nam trước năm 1945 (Trang 57)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.2. Thiên nhiên kì bí, rùng rợn

Thiên nhiên trong truyện kinh dị đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc làm nền cho câu chuyện. Dường như những cảm giác rùng rợn, kinh hãi của sự việc được bắt đầu từ những hình ảnh của thiên nhiên. Quang cảnh cha con ông Bỉnh phục bắt thần Hổ xám được Tchya Đái Đức Tuấn ghi lại thật khiến người ta kinh ngạc và không khỏi sợ hãi: “Vào khoảng giữa giờ Thân, một tiếng gầm inh ỏi, trong lanh lảnh như tiếng khánh, làm tạo hóa phải giật mình kinh hãi. Những loài chim chóc, đương ríu rít kiếm ăn, rào rào vỗ cánh bay đi chỗ khác, những loài chồn, loài thỏ vội chui rúc vào lỗ, không dám lộ đầu ra ngoài. Con nào vô phúc chạy bị vấp, thì đành nằm chổng ngược bốn vó lên trời, kinh khủng đến cực điểm, không lê đi được bước nào

nữa, cứ đành nằm run lẩy bẩy mà liều với số mệnh…”. Chỉ nhìn cảnh tượng

đó thôi, thật khó làm con người có đủ bình tĩnh, nếu không muốn nói là thót tim, chết lặng. Màn đêm trong buổi Đèo Thắng Hổ bị thần hổ giết hại tại nhà cha nuôi - ông Cai tổng cựu khiến ai gan dạ đến mấy cũng phải khiếp đảm:

Độ quá canh một, người nhà ông Cai tổng cựu đều yên nghỉ cả. Trên chốn

đồng rừng vắng vẻ, quang cảnh đêm khuya rất âm u, tĩnh mịch, khiến người xa lạ đến ngụ không tài không kinh sợ rùng mình. Một vẻ im lặng nặng nề, đầy những âm khí, đầy những âm khí, đầy những bóng ma thiêng thú dữ chập chùng, tựa hồ bao la khắm vũ trụ. Thỉnh thoảng tiếng chim tử quy buồn bã lại xé tan tấm màn lặng lẽ của canh trường… Con mãnh thú cắn cái bóng đen

kia tha đi vài bước rồi nhảy chồm lên, hất cái bóng ấy lên trên không. Sáng sao lờ mờ, anh phu Mường nhận rõ cái bóng kia là thân hình một người đàn ông to lớn. Hổ vờn xác người hồi lâu, tung xác ấy lên rồi lại đỡ, tựa như một

con sư tử hý cầu. Chơi chán rồi, hổ bỏ cái xác lại, nhảy qua bờ rào đi mất”.

Trong tiểu thuyết Ai hát giữa rừng khuya của Tchya, người đọc vẫn ám ảnh mãi bởi cái khắc nghiệt, dị kì của xứ Đồng Giao: “Ai đã từng ở vùng đất ấy độ dăm bảy tháng, ắt phải rùng mình ghê sợ… Đêm thì lạnh buốt phải đắp chăn tới sáng, ngày lại nóng bức như giữa mùa hè. Sống trong bầu hàn thử tương xung đó, phải có xương đồng da sắt mới tránh khỏi sự ốm đau quặt quẹo. Buổi sáng, tám giờ, sương trắng như sữa, đặc như khói, còn phủ kín non sông cây cỏ; mãi khi mặt trời lên cao lắm mới tan dần. Chiều tới, vào khoảng bốn năm giờ, sương đã bắt đầu rỏ xuống rồi tụ lại, chỉ chốc lát là phong cảnh bị chìm đắm trong một bức màn trắng đục, ẩm thấp, khiến người đi trong năm bước khó lòng thấy mặt nhau. Trong vụ quý xuân, mỗi khi có mưa dầm rả rich, sự nặng nề ướt át càng tăng gấp bội, trời thu một màu tiêu điều xám đục, đất thì vắng lạnh đìu hiu, phong cảnh thực là thê lương ảm đạm”. Với một thiên nhiên khắc nghiệt đến như vậy, con người mưu sinh tồn tại thật không dễ dàng. Không chỉ vậy, cái dữ dằn, khắc nghiệt đó còn làm cho con người luôn trong tâm trạng lo lắng, hồi hộp và run sợ về những điều bí ẩn, hoang đường có thể xảy ra và tiếp diễn bất cứ lúc nào. Cái đêm ngủ trọ ở đền Sòng của ba anh em Văn Quản, Huyền Cơ và Oanh Cơ thật hãi hùng:

Đền làm ở một nơi rừng sâu núi thẳm, chung quanh toàn là cảnh rùng rợn

hoang vu, hễ cứ khuất bóng mặt trời là nghe muôn vàn tiếng kêu, tiếng hú, sợ đến sởn tóc gáy. Những ngày không có hội, thiếu gì loài mãnh thú ác đều qua lại mé ngoài đền; thôi thì hùm, beo, sói, gấu, bò tót, lợn lòi, chả còn thiếu giống gì đến quấy nhiễu nhân gian, bắt gà, bắt chó, giẫm nát cả ruộng lúa, nương khoai, đến sáng ra, vết chân in trên cỏ thấy rõ mồn một… Cả đêm chỉ

nghe tiếng vượn hú, cú kêu, hòa với muôn vàn thứ tiếng khác nghe rất lạ; và, xé vừng không khí, trội hơn tất cả các thứ tiếng, một tiếng “à uộm” rung động cả rừng, vang trong đêm tối, dội vào da thịt và xương sống mình một

luồng khí lạnh, lạnh hơn hơi lạnh mùa đông…” . Thiên nhiên hoang dại, rùng

rợn của vùng mạn ngược còn được Lan Khai miêu tả như mang tâm địa hung ác của kẻ thù luôn rình rập để làm hại con người: “Mưa lớn tràn ngập cả đồng áng, lở sụt cả núi non; bão táp vặn đổ cả cây cối, xiêu vẹo cả nhà cửa; sấm chớp làm ù tai, hoa mắt, chết người, cháy rừng, hết thảy đều được coi như những vật có linh hồn, có cảm giác, rất huyền bí, rất hung tàn, đáng cho loài người phải kinh khiếp. Ngoài ra thì nào hùm gấu, sài lang, rắn rết, đỉa vắt là những kẻ thù hàng ngày người ta phải đối địch để giữ lấy sinh mệnh

của mình

Có thể nói, bằng những trải nghiệm, gắn bó với núi rừng của mình, các nhà văn đã phát hiện ra những vẻ đẹp vừa chân thực, những bí hiểm dị kì như những trò chơi ú tim của núi rừng hoang vu. Không chỉ vậy, các tác giả viết truyện kinh dị hầu hết đều chịu ảnh hưởng của trường phái văn học lãng mạn nên trong cảm quan về thiên nhiên có cái nhìn ảo diệu, phiêu bồng đầy kì thú. Tất cả góp phần tạo nên sức hút khó cưỡng của truyện kinh dị đối với người đọc.

2.2. Hình tượng con người

2.2.1. Con người gắn với vẻ đẹp núi rừng

Nhân vật luôn giữ vai trò quan trọng trong mỗi tác phẩm. Từ thế giới nhân vật, người đọc có thể thấy được tài năng, vốn sống và tâm huyết của nhà văn. Qua hình tượng nhân vật, nhà văn có thể bộc lộ những quan điểm nghệ thuật và những chiêm nghiệm của riêng mình trước cuộc sống. Nơi miền sơn cước không chỉ có sự kì vĩ, thần bí của thiên nhiên mà dường như để tương xứng và tồn tại trong một môi trường sống đặc biệt đó con người cũng có những vẻ đẹp riêng rất đặc trưng của núi rừng. Đó là sự mộc mạc, giản dị, sự

rắn rỏi kiên cường, dũng cảm của những con người vùng sơn cước trước cuộc sống đầy khắc nghiệt. Trong tác phẩm Tiền mất lực, nhà văn Lan Khai đã xây dựng hình tượng nhân vật Tsi Tô Đay thật đẹp. Đó là chàng trai hiền lành, cần cù, chăm chỉ và giàu nghĩa khí. Một lần khi nghe tiếng kêu cứu của cô gái trẻ LôHli đang đuối sức trước sự tấn công của con báo, chàng lập tức bỏ cày, chạy lại ứng cứu. Hình ảnh Tsi Tô Đay đánh nhau với báo là hình ảnh thật đẹp về sự tài giỏi của một chàng trai gan dạ: "Chàng trẻ tuổi nhảy xổ lại, hoa dao băm vào mặt con báo đến vài mươi nhát cực mạnh. Nó gào lên một tiếng vang động núi non , quật băng Lô Hli xuống đất, chồm lại đánh người con trai nọ. Nhưng chỉ gắng sức được có thế, nó ngã vật ra cạnh đường, hộc máu

rất nhiều rồi chết". Không chỉ vậy, tình yêu, ở chàng mà Tsi Tô Đay dành cho

LôHli là một tình yêu chân thành, say đắm nồng nàn. Vượt lên mọi rào cản, mọi hoàn cảnh và thậm chí là cả sinh mệnh để bảo vệ tình yêu và thực hiện khát vọng hạnh phúc của mình cùng người mình yêu. Bởi thế, khi ông Chánh - cha của LôHli chết, chàng không có tiền để làm ma cho ông theo cổ lệ nên Tsinèng - con trai ông Khán Động đã bỏ tiền ra lo ma chay và cưới LôHli. Nhưng đồng tiền không thể chia cắt được tình yêu thắm thiết giữa Tsi Tô Đay và LôHli, sau đám cưới họ đã tìm đến sống bên nhau và nguyện chết cùng nhau. Truyện ngắn Tiền mất lực không chỉ cho ta thấy những phẩm chất đáng trân quí của con người miền núi mà còn cho ta thấy khát vọng hạnh phúc mãnh liệt của con người trong một xã hội đầy rẫy nghịch lí trái ngang.

Đó còn là hình ảnh thật đẹp về chàng trai Lê Trọng Việt trong tác phẩm

Ai hát giữa rừng khuya của Tchya. Chàng tráng sĩ ấy là một người khỏe mạnh, gan trí hơn người thích săn bắn, lấy rừng làm nhà. Khi thấy cảnh lâm nguy của ba anh em: Văn Quản, Huyền Cơ và Oanh cơ Trọng Việt đã ra sức cứu giúp. Đặc biệt trước cảnh ngộ đau khổ, tuyệt vọng của Oanh Cơ khi tận mắt thấy hổ ăn thịt anh và chị của mình, chàng trở thành nơi trú ẩn an toàn để

cưu mang và chở che cho người con gái yếu đuối: “Cô đã gặp tôi, tôi hết sức che chở cho cô. Nhà tôi tuy không giàu, song đủ bát ăn, cô nếu không chê là chỗ tường phên vách đất, xin cứ về ở với tôi, tôi có mẹ già, sẽ nhận cô làm nghĩa nữ, tôi sẽ làm anh nuôi cô. Tôi xin tình nguyện giúp đỡ cô tới khi cô yên

bề gia thất”. Trọng Việt không chỉ là một tráng sĩ giàu lòng trắc ẩn mà còn là

con người coi trọng lễ nghĩa, cùng lối sống nặng tình. Bởi vậy, chàng đã giúp Oanh Cơ an táng anh và chị một cách chu đáo, tận tình chăm sóc nàng khi sức tàn, lực kiệt: “Oanh cơ đưa xong đám ma anh và chị thì ốm liệt giường chiếu, sốt rét li bì, nói mê, nói sảng. Tráng sĩ lo ngại lắm, bỏ cả cuộc săn bắn, chỉ lo

thuốc thang cho nàng và ngồi cạnh giường bệnh của nàng thôi…”.

Ma Thái Ảnh trong Con bò dưới Thủy Tề mang vẻ đẹp của núi rừng, của đại ngàn xanh thẳm. Vẻ đẹp ấy toát ra từ vóc dáng, sự khỏe khoắn cùng thần thái đặc biệt: “Ma Thái Ảnh ngồi bó gối, đôi mày cau có, vẻ mặt hầm hầm. Tuổi trẻ, vóc người cao và mảnh, chân tay dài, gân guốc. Đầu tuy bé mà cổ rất to, mặt lưỡi cày, da bánh mật điểm mấy nốt rỗ huê. Cái trán thót và ngắn không đủ chỗ cho cặp lông mày chữ bát rậm rì che trên đôi mắt voi. Cái mũi ghé nhòm cái mồm rộng, cặp môi thường mím chặt, họa hoằn nở một nụ cười, khi đắc chí. Thái Ảnh rất ít nói. Nhưng sau cái bộ lì lì ấy hường ẩn vô

số ý tinh nghịch. Trên đời, Thái Ảnh chỉ có một sự ham mê: săn bắn”. Chính

sức mạnh và bản lĩnh vô song đó nên mặc dầu biết con bò dưới thủy tề là vật thiêng, được mẹ cảnh báo là không được đụng vào, nhưng khi con bò xuất hiện mũi tên đầy uy lực và đích xác của Thái Ảnh đã hạ gục con bò. Thần thái và khí phách của Thái Ảnh khắc sâu trong tâm khảm người đọc về vẻ đẹp mộc mạc đầy khí chất và khát vọng của con người trước sức mạnh và sự huyền bí của tự nhiên.

Câu chuyện của chàng trai trẻ tuổi trong tác phẩm Mũi tên dẹp loạn

người. Đó là người có dung mạo phi thường: “Chàng trẻ tuổi cao lớn, khỏe mạnh, đầu bịt khăn vải, mình mặc áo xanh, lưng đeo dao, chân quấn xà cạp, tay cầm chiếc nỏ cánh dâu. Chàng ngẩng nhìn, lộ ra một khuôn mặt bầu bầu, da bánh mật, cặp mắt to sáng quắc dưới đôi mày rậm, mũi sư tử, miệng rộng,

môi dày, điểm loáng thoáng mấy sợi râu non”. Khi bọn giặc Mèo kéo quân

tới để tàn hại dân lành thì chàng trẻ tuổi đã chặt đầu tên do thám và tuyên bố:

Những quân chó này không giết cho hết để làm gì! Tao đây không phải là kẻ

để chúng mày ăn hiếp được!”. Tiên Nhân cùng bọn giặc Mèo vô cùng tàn độc, đi đến đâu hủy diệt đến đó. Thế nhưng dù đơn độc chàng trai trẻ vẫn không lùi bước, không khuất phục, một mình chàng đã hạ sát Tiên Nhân bằng mũi tên đích xác với tất cả lòng căm thù. Rồi vung dao chặt đầu nữ tướng giơ lên. Chứng kiến cảnh đó quan đề đốc không tin nổi và cứ nghĩ đó là hành

động của một vị thần”. Càng đáng quí hơn, sau khi lập được công trạng lớn

lao, chàng trai trẻ không màng danh lợi. Vì thế, khi quan Đề đốc mong muốn chàng trai trẻ theo mình về triều đình để được ban thưởng thì chàng khiêm tốn tạ ơn và nói rằng: “Tiểu dân xin cụ lớn tận trừ loài thảo khấu, để cho bách tính được an hưởng phúc trạch của hoàng triều. Riêng phần tiểu dân, cái việc đáng làm đã làm xong rồi, xin cụ lớn rộng cho được lui về nơi thảo dã, vui với dân làng là đủ. Nói đoạn, chàng ném thủ cấp Tiên Nhân xuống trước

ngựa quan Đề, vái chào rồi chỉ chớp mắt đã không thấy đâu nữa…”. Hành

động và phẩm chất đẹp đẽ của chàng trai trẻ khiến người đọc liên tưởng đến nhân vật Thánh Gióng oai hùng trong truyền thuyết dân tộc thuở nào.

Bên cạnh những chàng trai quả cảm, hùng dũng của miền sơn cước là vẻ đẹp của những sơn nữ yểu điệu thướt tha mang vẻ đẹp ban sơ, thanh khiết. Trong tác phẩm Suối Đàn, người đọc lại có dịp chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cô gái Thổ tên Ẻn. Trong vai là cô then của bản, Ẻn càng trở nên quyến rũ bởi vẻ đẹp hương sắc cùng giọng hát ngọt ngào. Vẻ đẹp đó như thiêu đốt mọi ánh

mắt nhìn: “Gương mặt cô hồng hào giữa cái khung lam biếc của cái mũ đầu ngựa mà những miếng kim kính phản chiếu ánh đèn nến, lấp lánh như một dải Ngân hà trong đêm quang lạnh… Trán nàng phẳng mà sáng, dưới làn tóc ngôi xoăn. Cái mũi nàng thẳng dọc dừa… Hai mắt nàng trông màu lòng thau khiến ta khi nhìn có cảm tưởng trông suốt được tâm hồn nàng. Cái miệng khí rộng nhưng đường viền môi rất đẹp… Mặt nàng có vẻ ngây thơ, tươi cười mặc dầu ở giữa môi dưới, một nét vạch sâu đã đánh dấu một tâm hồn hay tư

lự hằng ấp ủ một cái gì như một thương nhớ xa xôi, kín đáo và phức tạp”.

Nàng thực sự là bông hoa rừng nhiều hương sắc, mang vẻ đẹp đầy mê hoặc, vừa dịu dàng đằm thắm lại vừa cuốn hút, bí ẩn.

Trong tác phẩm Rừng khuya của Lan Khai, người đọc ấn tượng với vẻ

đẹp thanh khiết của cô sơn nữ Dua Phăn. Vẻ đẹp của Dua Phăn như là kết tinh từ vẻ đẹp, sự tinh túy của nhiều loại hoa rừng: “Trong vùng sáng lửa rễ thông mập mờ, lay động, Dua Phăn nồng thắm như một bông hoa hải đường, dịu dàng như mùi hoa liếp ly, bí mật như liềm trăng hạ tuần và xa xôi như cái

bóng trong mộng”. Không chỉ vậy, trong lao động, Dua Phăn còn cho ta thấy

vẻ đẹp khỏe khoắn, trẻ trung, yêu đời: “Nàng chăm chú làm việc, một tay gỡ sợi, một tay quay guồng, mềm mại và trắng nuột như hai bông lan rừng năm cánh. Cặp môi nàng là một nụ hoa cúc áo, đỏ tươi. Đôi mắt nàng, mỗi khi nhìn xa tư lự, thăm thẳm như làn nước vực sâu. Mái tóc xanh thẫm sắc trời đêm, rườm rà chuyển động trên hai cánh tay dài, cho ta cảm giác một nàng

tiên sắp cất mình bay bổng”. Trong lễ hội tung còn mùa xuân, giữa bao nhiêu

cô gái xinh đẹp trong xiêm áo sặc sỡ, Dua Phăn vẫn là bông hoa tươi tắn, yêu kiều nhất: “Trong đám hoa rừng, hầu hết là những cô rất mực tài tình, nhưng đến dung mạo hết thảy đều sút kém Dua Phăn… Mỗi cử chỉ của Dua Phăn là một vẻ thanh tân, khiến người nhìn không chán mắt. Cái khăn ba chục nếp thêu hoa nàng cuốn trên đầu nổi hẳn sắc da mặt nàng hồng phớt như đóa hoa

phù dung. Tia mắt nàng như tranh với ánh nắng xuân. Trước nụ cười của nàng, những hoa mận, hoa đào phải thẹn. Bộ vàng bạc nàng đeo phản ánh mặt trời lấp loáng, vào theo nhịp chân nàng bước, nhảy khẽ trên đôi vú khuất

trong lần yếm mỏng”. Không chỉ đẹp ở nhan sắc mà nàng Dua Phăn còn là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện kinh dị việt nam trước năm 1945 (Trang 57)