Kết cấu đa dạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện kinh dị việt nam trước năm 1945 (Trang 97)

6. Cấu trúc luận văn

3.2.2. Kết cấu đa dạng

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể

của tác phẩm” [10; tr.156, 157]. Kết cấu đóng vai trò quan trọng trong việc

thể hiện tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đồng thời, tạo ra hệ thống các tính cách, nhân vật, sự kiện, các biến cố. Làm cho các yếu tố đó gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại trong nội tại của tác phẩm, tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm.

Cách kết cấu của nhà văn Tchya Đái Đức Tuấn trong tiểu thuyết Ai hát giữa rừng khuya tạo nên sức lôi cuốn lạ kì cho tác phẩm. Khúc dạo đầu của tác phẩm đã tạo ra sự hiếu kì cho người đọc bằng hình ảnh kinh dị trên núi Gôi: “Đó chỉ là hai cái bóng, nhưng quái dị làm sao! Hai cái bóng giống hệt như hai người, có tay chân, biết cử động, song chỉ vị không có đầu! Hai cái ma cụt trốc! Đứng mé xa trông lại, tuy hình ảnh mình được thấy không lấy gì làm đích xác, nhưng cũng rõ rệt vô cùng. Mới trông thì chỉ thấy lờ mờ hai vệt xám, hiện rõ trên màu hung đỏ của nương khoai; để ý nhìn lâu tý nữa, thì rõ ràng là hai thân thể đàn ông, đương đấm đá nhau hùng dũng lắm. Hai cái

Tchya đã làm giấy lên trong lòng người đọc bao câu hỏi và hứng thú dõi theo câu chuyện để có câu trả lời. Chưa dừng lại ở đó, cách sắp xếp các sự kiện, chi tiết trong tác phẩm của Tchya cũng khá độc đáo. Kết thúc chương một Ma

không đầu là sự mở đầu cho chương hai Hạt Đồng Giao: “biết đâu trong một

pho sách ở Viện bảo tàng, hoặc trong kí ức của một ông già đã sống thời loạn lạc, lại không có một vết tích, một dấu hiệu, chỉ cho tôi biết đường lần mò để đi sâu vào câu chuyện huyền bí của hai nhà võ sĩ không đầu, hiện lên mỗi lần mưa tạnh, nắng lên? Ấy, cũng bởi tin rằng có người biết được sự tôi cần biết, nên tôi bỏ hẳn nhà một dạo, đi ngao du khắp đây đó, mong rằng sự tình cờ sẽ cho tôi được thỏa lòng. Không ngờ khi đến Đồng Giao, tôi đã không biết được tí gì về câu chuyện của tôi, lại nghe thêm một chuyện li kì hơn, khiến

cho tính tò mò của tôi càng sôi nổi thêm lên nữa ”. Và cách xâu chuỗi các sự

việc của nhà văn cũng thật mạch lạc và lôgich. Từ chương một đến chương chín Tchya Đái Đức Tuấn đề cập đến hai chuyện quái dị là hai bóng ma không đầu ở núi Gôi và tiếng tiếng đàn ca ai oán ở hạt Đồng Giao. Hai sự việc đó được giải đáp trong chương mười Vén màn bí mật. Hóa ra, chuyện ở núi Gôi và hạt Đồng Giao lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Hai bóng ma không đầu là oan hồn chưa được siêu thoát của hai anh em tráng sĩ Lê Mạnh Khôi và Lê Trọng Việt. Còn tiếng hát ả đào vang lên trong đêm đầy ma mị là của ba anh em Văn Quản, Huyền Cơ và Oanh cơ. Không chỉ vậy, Oanh Cơ còn là người được Trọng Việt cứu khỏi nanh vuốt của thần hổ và là người vợ yêu quí của chàng.

Trong tác phẩm Hai lần chết của Thế Lữ, cách kết cấu của truyện là một trong những yếu tố quan trọng đem lại sự li kì cho câu chuyện kể. Tác phẩm kể về hai lần chết của nhân vật Tâm. Tâm và Mão là đôi bạn thân thiết. Trong thâm tâm của Tâm thì Mão là người bạn chí cốt, là người mà Tâm đã đặt trọn niềm tin, tình cảm và xem như anh em ruột thịt. Nhưng thật không

ngờ, lợi dụng lúc Tâm đang ngất đi vì căn bệnh thần kinh hành hạ, Mão đã ra tay tống tiễn Tâm vào quan tài. Mão muốn Tâm phải chết để tờ di chúc kia sớm được trở thành hiện thực và toàn bộ gia sản của Tâm thuộc về Mão một cách hợp pháp. Nếu câu chuyện chỉ dừng ở đó thì chưa có gì đáng nói và nội dung ý nghĩa của câu chuyện trở nên đơn điệu. Bởi vậy, Thế Lữ đã để nhân vật Tâm sống lại và trừng phạt Mão. Chứng kiến cảnh đó, các bạn của Tâm vô cùng sợ hãi và cứ ngỡ hồn ma trở về. Trong khoảnh khắc kinh dị đó, Tâm đã lột trần bản chất xấu xa trong con người của Mão: “…tôi cũng đã thoáng thấy được cái kế hiểm độc của bạn với cái tình thế nguy hiểm lúc bấy giờ. Tôi căm giận không biết ngần nào, đấm nát tay lên nắp săng. Nhưng cái nắp bật hé lên lại bị ấn xuống. Chân tôi không bị buộc trói như thói thường trong khâm liệm, nhưng không thể cử động được dễ. Bên ngoài tôi nghe thây bước chân vội vàng chạy xa dần. Tôi đoán chắc hắn đi tìm cái gì để đè lên mặt săng cho nặng thêm. Nhân cơ hội tôi thét lên một tiếng rất dữ, đạp một cái hết sức mạnh, nắp săng bật ra một chỗ, tôi ngồi dậy thì hắn đã tiến đến, cái ống tiêm thuốc độc cầm ở một tay. Tôi vùng đứng lên, vừa sợ vừa giận. Hắn bước tới, tôi liền níu lấy tóc, nghiến răng ấn đầu hắn xuống rồi nhảy xổ lại đè lên mình hắn: cái ống tiêm rơi xuống, vỡ tan ra. Hắn bị tôi cưỡi lên ngực, hai cánh tay bị dập dưới đầu gối tôi, và cổ bị hai bàn tay tôi thắt vào đến hai mươi phút. Tôi càng nhìn cái mặt thú vật của nó, cái bộ mặt mà mới hôm trước đây, tôi còn yêu quý, thì cơn giận cứ bốc lên mãi, tôi bóp ghì lấy cổ nó

mà vẫn không rõ là mình làm gì. Lúc nó đã tắt thở rồi, tôi mới buông tay ra”.

Kết cấu của câu chuyện đem đến cho người đọc nhiều bất ngờ và mang thật nhiều ý nghĩa. Mão đã phải trả giá bằng cái chết cho những suy nghĩ ti tiện và hành động bất nhân độc ác của mình. Tâm đã trừng trị được người bạn thú tính của mình nhưng anh cảm thấy bị dằn vặt với cái chết mình gây ra cho Mão. Vì thế, Tâm đã tự giam mình và chết trong gian nhà phố Hàng Bột. Sự

lựa chọn của Tâm chuyển tải nhiều thông điệp: đó là cái chết của một con người chân chính; một con người không thỏa hiệp với cái xấu xa, cái bỉ ổi của sự lọc lừa; Và cái chết của Tâm còn là hiện thực hóa ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp giữa người với người.

Kết cấu tương phản trong truyện Cái đầu lâu của Thế Lữ mang đến cho người đọc ngổn ngang bao trạng thái. Ban đầu, sự xuất hiện của cái đầu lâu khiến ai cũng kinh ngạc. Nó càng trở nên rùng rợn khi cái đầu lâu lắc lư và phát ra âm thanh. Thế nhưng sự kì dị đã không tồn tại khi mọi người phát hiện ra rằng: mọi sự quái đản đó đều do con mèo mà ra: “Cái đầu lâu lắc lư như điên cuồng, và ngay cạnh đấy một vật đen ngòm đang giẫy giụa. Mắt chúng tôi khi đã đỡ chói thì nhận ra đó là một con mèo đen bị giữ trong tay Đàm. Đàm lúc ấy, tay thì giữ con mèo trên bàn, nhưng người thì ở dưới gầm bàn. Anh cả cười lách chui ra, vừa gặp lúc chúng tôi ồ cả lại. Con mèo giương mắt kinh hãi nhìn chúng tôi. Con mèo to, đen, mà gầy, lông mọc sờ

sạc không đều mà không mượt”. Câu chuyện khép lại nhà văn đã làm sáng tỏ

những băn khoăn nghi ngại về hiện tượng kì quái đáng sợ từ chiếc đầu lâu. Như vậy, có thể thấy kết cấu của truyện kinh dị trước năm 1945 rất đa dạng. Đó có thể là kết cấu mở như trong tác phẩm Người lạ của Lan Khai hay

Ma xuống thang gác của Thế Lữ; kết cấu tương phản như trong truyện Rừng khuya của Lan Khai; kết cấu tự do như trong tác phẩm Chiều sương của Bùi Hiển. Và những cách kết cấu đó góp phần quan trọng trọng việc tạo nên sự biến ảo, bất ngờ và “thôi miên” người đọc về câu chuyện được kể.

3.3. Ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật

3.3.1. Ngôn ngữ nghệ thuật

Mỗi loại hình nghệ thuật đều có những chất liệu mang tính đặc trưng. Nếu hội họa là đường nét và màu sắc, âm nhạc là giai điệu và tiết tấu thì Văn học lấy ngôn ngữ làm chất liệu chủ yếu. Bởi vậy, nhà văn Gorki từng khẳng

định: “Yếu tố đầu tiên của văn học chính là ngôn ngữ”. Trong tác phẩm tự sự, ngôn ngữ đóng vai trò then chốt trong việc chuyển tải nội dung tư tưởng cũng như bộc lộ phong cách của từng nhà văn. Theo Từ điển thuật ngữ văn học:

Ngôn ngữ trần thuật là phần lời văn độc thoại thể hiện quan điểm tác giả

hay quan điểm người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả, có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện tạo

hình và biểu hiện ngôn ngữ” [10; tr.212, 213].

3.3.1.1. Ngôn ngữ nhân vật được cá tính hóa

Ngôn ngữ là sản phẩm chung của xã hội nhưng cách sử dụng lại mang dấu ấn cá nhân. Để tạo ra những nhân vật có cá tính độc đáo, mang sắc thái của riêng mình, nhà văn phải vận dụng tổng hợp những cách thức phù hợp trong xây dựng nhân vật. Trong đó, ngôn ngữ là một trong những yếu tố cơ bản nhất và thiết yếu nhất để tạo nên sự sinh động, độc đáo cho diện mạo của nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật là lời nói, bao gồm các dạng thức cơ bản: ngôn ngữ đối thoại, ngôn ngữ độc thoại.

* Cá tính hóa trong ngôn ngữ đối thoại

Đặc trưng cho ngôn từ đối thoại là sự luân phiên của các phát ngôn ngắn, của những người phát ngôn khác nhau. Trong những truyện kinh dị trước năm 1945, các nhà văn đã cá thể hóa ngôn ngữ đối thoại của nhân vật bằng nhiều cách: biểu hiện ở lối xưng hô, cách đặt câu, ghép từ, sự lặp lại những từ, những câu… tất cả tạo nên một cá tính rất riêng của nhân vật. Đoạn đối thoại trong tác phẩm Vàng và máu của Thế lữ, cái uy quyền của quan Châu Nga Lộc được thể hiện rõ trong đoạn đối thoại với tên người Thổ từ hang Văn Dú trở về: “- Mày vào đây làm gì?/ Rồi ông lại hỏi:- Nhưng mày đến Văn Dú hay sao mà biết?/ - Tôi ở Văn Dú về đây… Tôi đi với một người tên là Nùng Khai./ - Nó đâu?/ - Chết rồi./ -Nó chết rồi à? - Phải./ - Chúng

con trai chưa kịp trả lời, ông Châu lại hỏi: - Mày không biết Văn Dú là chỗ

ghê gớm sao?/ - Có chứ./ - Thế sao còn đến, đến làm gì? Nói mau!

Trong tác phẩm Mũi tên dẹp loạn của Lan Khai, nhằm tô đậm tính cách gan dạ, quyết sống mái với bọn giặc Mèo của chàng trai trẻ, nhà văn đã dựng nên cuộc đối thoại rất ấn tượng: “Kìa! Thế các ông không thấy gì khác à?... Vừa rồi, lúc về qua rừng Cấm, tôi gặp một thằng Mèo lảng vảng chừng lại đây nghe ngóng. Tôi tức mình cho nó một mũi tên rồi chém đầu vứt xuống vực…/ Mọi người tái mặt./ - Bác Khán! Bác làm thế tức là khai chiến với giặc…/-Thì đã sao? Đằng nào cũng chết mà!../ -Mình, ít người địch sao nổi; chi bằng chịu hàng… Chàng trẻ tuổi nổi giận: - Hàng à? Các ông tưởng hàng thì nó để cho sống hẳn?/ -Chứ gì!... Mình chịu theo, ai còn nỡ giết./ - Các ông lầm! Rồi tôi sẽ nói rõ để các ông nghe”.

Ngôn ngữ của chàng trai miền núi thể hiện rõ nét tính cách khẳng khái, mạnh mẽ phi thường qua việc sử dụng những đại từ nhân xưng, những động từ kiên quyết và cả khẩu khí qua những câu văn mệnh lệnh, cầu khiến dõng dạc.

Như vậy, việc cá tính hóa trong ngôn ngữ đối thoại sẽ góp phần làm nổi bật tính cách của nhân vật, đồng thời cho thấy rõ dấu ấn của sự sáng tạo và phong cách của từng nhà văn.

* Cá tính hóa trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Bên cạnh cá tính hóa ngôn ngữ đối thoại thì cá tính hóa trong ngôn ngữ độc thoại nội tâm cũng có vai trò rất quan trọng trong việc khai phá thế giới tâm hồn và tính cách nhân vật. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người

trong dòng chảy trực tiếp của nó”. Truyện kinh dị Việt Nam trước năm 1945

cũng sử dụng khá phổ biến phương thức cá tính hóa ngôn ngữ độc thoại nội tâm. Khi độc thoại nội tâm, các nhân vật thực hiện sự “tự giao tiếp” với chính

mình hay một sự giao tiếp tưởng tượng với một đối tượng khác. Nhân vật càng có cá tính độc đáo thì thường có một đời sống tinh thần phức tạp, nhiều bí ẩn. Và những bí ẩn đó thường bộc lộ ra ngoài qua hình thức độc thoại nội tâm. Đọc

Trại Bồ Tùng Linh của Thế Lữ chắc người đọc vẫn mãi ám ảnh bởi những day dứt của nhân vật Tuấn khi nghĩ về người tình xinh đẹp Hoàng Lan Hương: “- Lan Hương ơi, em nỡ bỏ anh thực sao? Bao nhiêu cực khổ tạm nguôi chẳng được bao lâu, vết cũ lại mở ra, càng thêm đau xót lắm. Mắt anh nhòa trông ánh đèn. Anh đổ cho tại rượu. Anh đồ chừng thương nhớ chua cay lại sắp kéo dài hiu quạnh không biết đến bờ bến nào. Nỗi sầu đủng đỉnh nhắc lại những lời thơ não nùng. Thi nhân xưa đã chịu vò xé biết mấy mươi từng mà thấu được tình cảnh anh chàng đến thế?/ - Lan Hương ơi, em là người sống hay vật hư huyền, thì tâm hồn em cũng phải anh linh để mà cảm thông với anh chứ. Mà hoa, cây là giống đa tình cảm sao mà tệ ác được thế, sao mà để khổ cho nhau

đến bực nào?”. Chỉ những dòng độc thoại ngắn ngủi ấy thôi, Thế Lữ đã làm

nổi bật những khát khao bỏng cháy, những nhớ thương dâng trào của một trái tim yêu. Hàng loạt các tính từ là từ láy, từ ghép được vận dụng, những câu văn nhiều thanh huyền nhẹ như nỗi nhớ thương, những câu văn dài ngắn trầm bỗng hài hòa thể hiện rõ một nội tâm giàu xúc cảm. Qua đó, người ta thấy rõ một con người đa sầu, đa cảm và khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhân vật Tuấn, đồng thời, thấy được ngòi bút tài hoa và tinh tế của nhà văn khi đi sâu vào ngõ ngách trong tâm hồn nhân vật.

Trong tác phẩm Vàng và máu của Thế Lữ, đoạn độc thoại nội tâm vừa cho thấy đầu óc suy luận tài giỏi của quan Nga Châu Lộc vừa làm tăng thêm tính huyền bí, đáng sợ của hang Văn Dú: “- Hừ! Bọn quan tàu quỷ quyệt lắm! Cũng là một thứ lời di lại, mà một đằng là những câu dặn dò để tìm ra của, còn một đằng thì lừa cho người ta mắc phải những cái nạn gớm ghê… Nhưng ta, ta không mắc lừa đâu. Ta không nông nổi, u mê như bọn con cháu nhà họ

Hoàng, tưởng đây chỉ là những câu có quyền phép mầu nhiệm. Không. Ta biết. Rồi ta sẽ tìm cho ra nghĩa kín, ta sẽ khám phá cho kì được mới nghe. Ông lại hơi mỉm cười vì nghĩ đến cái kế độc mấy trăm năm nay sẽ bị ông hủy

đi mất, mà cái kho của kia tất sẽ về tay ông”. Bao câu hỏi vang lên dồn dập là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện kinh dị việt nam trước năm 1945 (Trang 97)