Cốt truyện và kết cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện kinh dị việt nam trước năm 1945 (Trang 93)

6. Cấu trúc luận văn

3.2. Cốt truyện và kết cấu

3.2.1. Cốt truyện giàu kịch tính

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, qua trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học

thuộc các loại tự sự và kịch” [10; tr.99]. Cốt truyện giữ một vai trò rất quan

trọng trong tác phẩm, có tính chất định hướng sự sáng tạo của nhà văn. Một tác phẩm khó có thể có giá trị nếu không có một cốt truyện hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, người nghe. Cốt truyện bao gồm các yếu tố cơ bản: sự kiện, tình huống và các chi tiết diễn ra trong tác phẩm. Cốt truyện chi phối đến tính cách và hành động của nhân vật.

Tiểu thuyết Thần Hổ của Tchya Đái Đức Tuấn được tạo bởi ba phần, gồm: Thần Hổ, Ma trành và Báo phục. Mỗi phần lại được chia thành các chương, các phần nhỏ hơn nữa. Phần Thần Hổ được chia làn bốn phần và nội dung chủ đạo nói về nguyên nhân Đèo Lầm Khẳng trở thành mối tử thù của Thần Hổ xám; Ma trành cũng gồm bốn phần, kể lại sự gặp gỡ và câu chuyện tình lãng mạn giữa Đèo Lầm Khẳng và ma nữ xinh đẹp- Peng Slao, Peng Slao giúp Đèo Lầm Khẳng cách trốn chạy khỏi nanh vuốt Thần Hổ; Báo phục cũng gồm bốn phần, kể lại việc báo thù của Đèo Lầm Khẳng và cái chết của chàng. Cốt truyện tương đối đơn giản nhưng có một sức lôi cuốn mãnh liệt bởi sự xuất hiện của những yếu tố kì ảo như thần hổ, ma trành Peng Slao, hay cuộc

ân ái cuồng si giữa Đèo Lầm Khẳng và ma nữ Peng Slao. Các tình tiết của câu chuyện đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, dẫn người đọc luôn trong trạng thái thấp thỏm vừa sợ hãi lại vừa thích thú. Khi đi lánh nạn, Đèo Lầm Khẳng cùng đoàn kỵ mã hộ tống chàng không hiểu vì lẽ gì mà đi mãi cũng chẳng tới nơi: “Quái! Từ Thạch Thành đến Bỉm Sơn, chỉ có độ hơn năm mươi cây số, đáng lẽ ta đã ra khỏi biên giới miền đồng rừng từ lâu, sao giờ đây vẫn còn lẩn quất ở chốn sơn lâm này mãi? Chàng bèn hỏi mười người lính theo hầu; họ cũng đều ngơ ngác, không hiểu thế nào lại ra như vậy cả. Lầm khẳng phút

chốc, thấy tâm hồn rối loạn, chàng bồi hồi lo sợ cho sinh mệnh của chàng”.

Rồi, cả đoàn lại mừng vui khi phát hiện ra một ngôi nhà sàn, mong trú ngụ qua đêm giữa chốn thâm sơn cùng cốc. Niềm vui vừa chợt lóe đã tắt lịm, khi họ phát hiện ra đó là một căn nhà mồ. Cả đoàn ai nấy đều thấy mạch máu tựa hồ ngưng lại, ai cũng thấy buốt lạnh sống lưng, ghê rợn một cách tự nhiên khi chứng kiến: “một căn nhà chỉ chứa mỗi một cỗ quan tài, một căn nhà không đựng một chút sinh khí nào cả! Nguy hiểm quá! Kẻ nằm trong quan tài kia là một thứ ma hiện ra người được, nói nheo nhéo được, đi đứng được, có đủ quyền thế và oai lực gìn giữ của cải của nó, dù của cải kia là miếng cơm, là bát nước, là con vịt, là con bò… Nghĩ đến đây, đoàn kỵ mã mười một người

bỗng thấy- thần hồn nát thần tính- kinh khủng tới cực điểm”. Nhưng thật bất

ngờ, chính ma trành Peng Slao lại giúp đàn kỵ mã không bị hổ ăn thịt. Không những thế, sự gặp gỡ đầy rùng rợn đó còn làm nên cuộc ân ái nồng say giữa Đèo Lầm Khẳng và hồn ma Peng Slao. Có thể nói, người đọc như bị thôi miên theo diễn tiến của cốt truyện.

Trong tác phẩm Dấu ngựa trên sương của Lan Khai, người đọc nhớ mãi câu chuyện về chàng trai Tum Điàng– một chàng trai Mèo hiền lành, chất phác, yêu lao động. Tum Điàng mừng vui xiết bao khi được cha nói sẽ cho anh đi thay xuống Bắc Quang mua muối mặc dù đường đi là vô cùng khó

khăn, hiểm trở, thậm chí đe dọa cả tính mệnh. Không ngại khó khăn, nguy hiểm trên đường đi, Tum Điàng hân hoan và lòng bao vui sướng với cộng mới được cha giao phó. Nhưng chẳng ngờ, trong chuyến đi buôn cuối cùng trước khi nhường lại cho Tum Điàng đi thì cha chàng đã bị Tô Chố hại chết vì không chịu gả con gái Tsi Na cho hắn. Khi cha Tum Điàng chết, Tô Chố giả vờ thương xót và đã bỏ tiền ra lo tìm xác về, lo ma chay với mục đích là dùng số nợ ấy để ép cưới Tsi Na. Nhận rõ tâm địa xấu xa của Tô Chố, Tum Điàng không muốn gả em gái cho hắn và chàng đã chăm chỉ ngày đêm lao động vất vả để lấy tiền trả nợ. Nhưng Tô Chố đã ép Tum Điàng phải gả ngay em gái cho hắn nếu không hắn sẽ báo quan. Không chịu được những lời hăm dọa của Tô Chố, Tum Điàng đã đấm vào giữa mặt tên quái vật, khiến hắn máu chảy đầm đìa. Bị đánh trọng thương, Tô Chố báo quan và dọa bỏ tù Tum Điàng. Cùng đường, chàng đành phải dằn lòng gả Tsi Na cho hắn. Thế nhưng, khi biết được chính Tô Chố là người đã hại chết cha mình, chàng đã đâm chết Tô Chố rồi ra đi sống cuộc đời phiêu lưu. Câu chuyện giàu kịch tính về cuộc đời Tum Điàng vừa cho ta thấy vẻ đẹp cùng những phẩm chất đáng trân quí của người miền núi vừa cho thấy cuộc sống nghèo khổ, bị bóc lột, bị tước đi quyền và khát vọng hạnh phúc.

Cốt truyện trong tiểu thuyết Vàng và máu của Thế Lữ cũng đầy hấp dẫn, li kì. Câu chuyện kể về hành trình đi tìm vàng của một quan châu trong núi Văn Dú. Núi Văn Dú có một cái hang rất lớn. Đó là nguồn gốc của những chuyện khủng khiếp, kinh hoàng được lan truyền và trở thành nỗi khiếp sợ của người Thổ từ đời này sang đời khác. Bởi vậy, từ Văn Dú trở ra chừng hai ba dặm chỉ toàn thấy rừng xác, đất hoang, không ai dám khai phá, cày cấy. Chỉ mào đầu chừng ấy thôi, Thế Lữ đã tạo được sự hiếu kì của độc giả về núi Văn Dú đầy. Bức màn bí mật ở núi Văn Dú dần được hé lộ theo bước chân của hai người thổ. Đến hang thần, hai người thấy một người chết treo trên

cành cây, người trai trẻ ở ngoài chờ đợi ông già vào hang thần. Sau khi từ hang ra, ông già chết mà không kịp trăng trối gì cả. Hai mắt ông ta trợn ngược nhìn về phía cửa hang, mồm thì há và cứng đờ. Một dòng máu từ mũi chảy ra, đen và loãng, lẫn vào bọt dãi ở hai bên mép, đầu ngoặt ra đằng sau. Đến đây, bí mật về hang thần ở núi Văn Dú càng trở nên bí hiểm với bao câu hỏi được đặt ra. Mục đích hai người Thổ đến núi Văn Dú để làm gì? Kẻ chết treo trên cành cây là ai? Vì sao chết? Ông già đã làm gì và đã thấy gì trong hang mà phải chết một cách tức tưởi như vậy? Mẩu giấy nhỏ trong tay ông già có ý nghĩa gì?: “Miệng có hai răng;/ Ba chân bốn tay;/Mày vào trăm chân;/Mày lên ba tay;/ Tên mày là đá;/ Đá sinh trứng đá;/ Trứng đá giữ của;/ Mày có

sức mang;/ Mày giàu mày chết”. Khi mảnh giấy ấy rơi vào tay Quan Châu

Nga Lộc, một người học rộng có tài suy đoán thì bí mật về hang thần dần được giải mã: “Hang Văn Dú trông như cái mồm có hai răng. Ba thước nói là chân, bốn thước nói là tay. Mày đo từ cửa hang vào một trăm chân, rồi mày đo trở lên một tay, thì sẽ thấy chữ tên của mày là thạch. Đào từ chữ Thạch xuống sẽ thấy một cái hang nữa mang những hòn đá hình nhẵn như trứng. Đá này giữ kho của đó. Nhưng không được lấy sức mà mang vì mày tìm thấy

vàng nhưng mày chết”. Sau khi giải mã được tờ giấy, Quan châu Nga Lộc đã

cùng sáu bề tôi tin cậy đi vào hang thần trong núi Văn Dú. Ở ngay cửa hang, họ nhìn thấy xác của năm người Tầu. Quan châu Nga Lộc phán đoán ngay: người chết treo là hậu duệ của viên quan Tầu. Còn năm người chết trong hang là những tên được thuê đi tìm kho báu. Có lẽ, bọn chúng đã giết chủ để chiếm kho báu nhưng khi mở lối đi vào thì hang đã bị chết, do những viên đá được luyện với thuốc độc cực mạnh rơi vào người. Quan Châu Nga Lộc đã bình tĩnh sáng suốt chỉ huy được bọn thuộc hạ tránh được nguy hiểm, mở lối vào hang, lấy được toàn bộ kho châu báu.

tác phẩm. Truyện kinh dị Việt Nam trước năm 1945 không quá phức tạp về các sự kiện, chi tiết nhưng lại rất hấp dẫn người đọc bởi sự tham gia của các yếu tố kì ảo. Kịch tính của cốt truyện được tạo ra bằng cách nhà văn tổ chức cho cốt truyện lồng cốt truyện và cách “neo” cốt truyện. Bên cạnh đó, các nhà văn luôn tạo ra những cảnh huống có vấn đề và từ từ dẫn dắt độc giả giải mã những nghi vấn do mình đặt ra. Cứ như thế, người đọc đi từ hồi hộp này sang hồi hộp khác cho đến khi kết thúc câu chuyện.

3.2.2. Kết cấu đa dạng

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Kết cấu là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể

của tác phẩm” [10; tr.156, 157]. Kết cấu đóng vai trò quan trọng trong việc

thể hiện tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đồng thời, tạo ra hệ thống các tính cách, nhân vật, sự kiện, các biến cố. Làm cho các yếu tố đó gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại trong nội tại của tác phẩm, tạo nên tính chỉnh thể của tác phẩm.

Cách kết cấu của nhà văn Tchya Đái Đức Tuấn trong tiểu thuyết Ai hát giữa rừng khuya tạo nên sức lôi cuốn lạ kì cho tác phẩm. Khúc dạo đầu của tác phẩm đã tạo ra sự hiếu kì cho người đọc bằng hình ảnh kinh dị trên núi Gôi: “Đó chỉ là hai cái bóng, nhưng quái dị làm sao! Hai cái bóng giống hệt như hai người, có tay chân, biết cử động, song chỉ vị không có đầu! Hai cái ma cụt trốc! Đứng mé xa trông lại, tuy hình ảnh mình được thấy không lấy gì làm đích xác, nhưng cũng rõ rệt vô cùng. Mới trông thì chỉ thấy lờ mờ hai vệt xám, hiện rõ trên màu hung đỏ của nương khoai; để ý nhìn lâu tý nữa, thì rõ ràng là hai thân thể đàn ông, đương đấm đá nhau hùng dũng lắm. Hai cái

Tchya đã làm giấy lên trong lòng người đọc bao câu hỏi và hứng thú dõi theo câu chuyện để có câu trả lời. Chưa dừng lại ở đó, cách sắp xếp các sự kiện, chi tiết trong tác phẩm của Tchya cũng khá độc đáo. Kết thúc chương một Ma

không đầu là sự mở đầu cho chương hai Hạt Đồng Giao: “biết đâu trong một

pho sách ở Viện bảo tàng, hoặc trong kí ức của một ông già đã sống thời loạn lạc, lại không có một vết tích, một dấu hiệu, chỉ cho tôi biết đường lần mò để đi sâu vào câu chuyện huyền bí của hai nhà võ sĩ không đầu, hiện lên mỗi lần mưa tạnh, nắng lên? Ấy, cũng bởi tin rằng có người biết được sự tôi cần biết, nên tôi bỏ hẳn nhà một dạo, đi ngao du khắp đây đó, mong rằng sự tình cờ sẽ cho tôi được thỏa lòng. Không ngờ khi đến Đồng Giao, tôi đã không biết được tí gì về câu chuyện của tôi, lại nghe thêm một chuyện li kì hơn, khiến

cho tính tò mò của tôi càng sôi nổi thêm lên nữa ”. Và cách xâu chuỗi các sự

việc của nhà văn cũng thật mạch lạc và lôgich. Từ chương một đến chương chín Tchya Đái Đức Tuấn đề cập đến hai chuyện quái dị là hai bóng ma không đầu ở núi Gôi và tiếng tiếng đàn ca ai oán ở hạt Đồng Giao. Hai sự việc đó được giải đáp trong chương mười Vén màn bí mật. Hóa ra, chuyện ở núi Gôi và hạt Đồng Giao lại có mối liên hệ mật thiết với nhau. Hai bóng ma không đầu là oan hồn chưa được siêu thoát của hai anh em tráng sĩ Lê Mạnh Khôi và Lê Trọng Việt. Còn tiếng hát ả đào vang lên trong đêm đầy ma mị là của ba anh em Văn Quản, Huyền Cơ và Oanh cơ. Không chỉ vậy, Oanh Cơ còn là người được Trọng Việt cứu khỏi nanh vuốt của thần hổ và là người vợ yêu quí của chàng.

Trong tác phẩm Hai lần chết của Thế Lữ, cách kết cấu của truyện là một trong những yếu tố quan trọng đem lại sự li kì cho câu chuyện kể. Tác phẩm kể về hai lần chết của nhân vật Tâm. Tâm và Mão là đôi bạn thân thiết. Trong thâm tâm của Tâm thì Mão là người bạn chí cốt, là người mà Tâm đã đặt trọn niềm tin, tình cảm và xem như anh em ruột thịt. Nhưng thật không

ngờ, lợi dụng lúc Tâm đang ngất đi vì căn bệnh thần kinh hành hạ, Mão đã ra tay tống tiễn Tâm vào quan tài. Mão muốn Tâm phải chết để tờ di chúc kia sớm được trở thành hiện thực và toàn bộ gia sản của Tâm thuộc về Mão một cách hợp pháp. Nếu câu chuyện chỉ dừng ở đó thì chưa có gì đáng nói và nội dung ý nghĩa của câu chuyện trở nên đơn điệu. Bởi vậy, Thế Lữ đã để nhân vật Tâm sống lại và trừng phạt Mão. Chứng kiến cảnh đó, các bạn của Tâm vô cùng sợ hãi và cứ ngỡ hồn ma trở về. Trong khoảnh khắc kinh dị đó, Tâm đã lột trần bản chất xấu xa trong con người của Mão: “…tôi cũng đã thoáng thấy được cái kế hiểm độc của bạn với cái tình thế nguy hiểm lúc bấy giờ. Tôi căm giận không biết ngần nào, đấm nát tay lên nắp săng. Nhưng cái nắp bật hé lên lại bị ấn xuống. Chân tôi không bị buộc trói như thói thường trong khâm liệm, nhưng không thể cử động được dễ. Bên ngoài tôi nghe thây bước chân vội vàng chạy xa dần. Tôi đoán chắc hắn đi tìm cái gì để đè lên mặt săng cho nặng thêm. Nhân cơ hội tôi thét lên một tiếng rất dữ, đạp một cái hết sức mạnh, nắp săng bật ra một chỗ, tôi ngồi dậy thì hắn đã tiến đến, cái ống tiêm thuốc độc cầm ở một tay. Tôi vùng đứng lên, vừa sợ vừa giận. Hắn bước tới, tôi liền níu lấy tóc, nghiến răng ấn đầu hắn xuống rồi nhảy xổ lại đè lên mình hắn: cái ống tiêm rơi xuống, vỡ tan ra. Hắn bị tôi cưỡi lên ngực, hai cánh tay bị dập dưới đầu gối tôi, và cổ bị hai bàn tay tôi thắt vào đến hai mươi phút. Tôi càng nhìn cái mặt thú vật của nó, cái bộ mặt mà mới hôm trước đây, tôi còn yêu quý, thì cơn giận cứ bốc lên mãi, tôi bóp ghì lấy cổ nó

mà vẫn không rõ là mình làm gì. Lúc nó đã tắt thở rồi, tôi mới buông tay ra”.

Kết cấu của câu chuyện đem đến cho người đọc nhiều bất ngờ và mang thật nhiều ý nghĩa. Mão đã phải trả giá bằng cái chết cho những suy nghĩ ti tiện và hành động bất nhân độc ác của mình. Tâm đã trừng trị được người bạn thú tính của mình nhưng anh cảm thấy bị dằn vặt với cái chết mình gây ra cho Mão. Vì thế, Tâm đã tự giam mình và chết trong gian nhà phố Hàng Bột. Sự

lựa chọn của Tâm chuyển tải nhiều thông điệp: đó là cái chết của một con người chân chính; một con người không thỏa hiệp với cái xấu xa, cái bỉ ổi của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện kinh dị việt nam trước năm 1945 (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)