Thiên nhiên thơ mộng, u huyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện kinh dị việt nam trước năm 1945 (Trang 53 - 57)

6. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Thiên nhiên thơ mộng, u huyền

Trong truyện kinh dị trước năm 1945, bức tranh thiên nhiên mang vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ. Đó là thế giới của muôn vàn loài hoa khoe sắc đua hương, là những không gian tràn ngập tiếng chim, là tiếng reo của suối ngàn gió núi, là thế giới âm thầm bền bỉ và mãnh liệt tạo nên sự sống muôn đời. Thế giới thiên nhiên được đặt trong phạm vi thời gian và không gian xác định, chân thực và thơ mộng. Các nhà văn đã khám phá sự kì diệu của thiên nhiên, và thông qua đó để gửi gắm những nỗi niềm, tâm trạng, những cảm xúc thăng hoa. Cảnh đêm trăng trong tác phẩm Một đêm giăng của Thế Lữ vừa cho thấy cái vẻ đẹp mơ màng muôn đời của trăng vừa đem đến cho người đọc những cảm giác u huyền, xa vắng: “Ra đến ngoài thì thấy mặt giăng đã chếch về tây. Đám rừng âm u với dãy núi trập trùng tắm trong một bầu ánh sáng rõ ràng và lạnh lẽo. Tiếng ve sanh sảnh kêu ran như đã kêu từ mấy thế kỉ; bóng giăng

theo đó mà rung rung trên ngọn cỏ, bụi cây”. Dệt nên bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ ấy không chỉ có vẻ đẹp của bầu trời, vầng trăng mà còn có vẻ đẹp của cỏ cây, hoa lá. Chính những bông hoa rừng rực rỡ, lôi cuốn đã góp phần tô điểm cho bức tranh thiên nhiên thêm phần tươi đẹp, thi vị hơn.

Thiên nhiên buổi đêm, nhất là những đêm trăng, trong truyện kinh dị chiếm một vị trí quan trọng, dễ dàng phát huy hết tinh hoa miêu tả của các nhà văn. Khi màn đêm bao phủ cả núi rừng, khi những câu hát tình tự bắt đầu vang lên thì cũng là lúc những bông hoa rừng tỏa hương thơm để góp phần làm tăng thêm hương vị lãng mạn, ngọt ngào của tình yêu. Vẻ đẹp núi rừng trong một đêm trăng được Tchya Đái Đức Tuấn ghi lại cũng mang một vẻ ảo mộng, đem đến cho người đọc những cung bậc cảm xúc thật khó tả: “Có ở giữa rừng cao núi cả trong một đêm có trăng sao sáng sủa, mới cảm thấy vẻ mênh mông bát ngát của vũ trụ, vẻ rực rỡ mà huyền bí của non song, cây cỏ, vẻ êm đềm rùng rợn của nỗi cô tịch quạnh hiu. Bóng cây um tùm bao bọc khắp thung lũng; thảm cỏ xanh bằng phẳng lúc ấy tựa hồ một mảnh giấy xám rộng rãi bao la, trên có vẽ một bức tranh thủy mạc thiên nhiên, do một họa sĩ lấy bút điểm từng chấm khổng lồ, rồi lại lấy tay bôi thêm ra nhòe nhoẹt. Không thể nào tả rõ được cái sắc của một đêm trăng tỏ, nhất là cái màu đậm không đậm, nhạt không nhạt, xám không xám, vàng không vàng, của các thứ bóng chen chúc nhau, mỗi thứ đượm một vẻ riêng, cái mờ, cái rạng, cái tối, cái dịu, ngọn bút thiêng liêng đến đâu cũng khó lòng hình dung lại cho đúng

được”. Thiên nhiên mơ màng ấy càng lung linh hơn bởi thanh âm lảnh lót của

người con gái đẹp làm trái tim của chàng trai Mai Kham trong truyện Rừng khuya của Lan Khai dường như thôi đập, cả linh hồn bị hút mạnh về tiếng gọi lạ lùng: “Ta yêu tiếng suối rơi thánh thót năm canh/ Tiếng chim mừng hoa sớm, vượn đón trăng thanh/ Ta yêu sắc hoa bướm trắng tinh,/ Sắc hoa mua tím phớt./ Ta yêu những ruộng lúa mênh mông,/ Những nương ngô bát ngát,/

Những trâu bò dê ngựa thả đầy ngàn”. Cũng là ánh trăng ấy, cũng là hoa lá cỏ cây, muông loài, muôn vật ẩn mình trong đêm tối nhưng dường như mỗi cảnh huống, mỗi khoảnh khắc nó lại đưa con người ta đến những giao cảm khác nhau của sự u huyền. Nhân vật Tuấn trong tác phẩm Trại Bồ Tùng Linh

của Thế Lữ đã có những cảm nhận miên man trong một thiên nhiên như thế:

Một tối về thượng tuần trăng, tôi mải ngồi ngắm cảnh ngoài hiên cho đến

lúc trăng đã lặn đã lâu và trời đã trở lại tối đặc. Hàng liễu trước nhà là hình ảnh đẹp mắt và đáng yêu nhất trong cả buổi tối. Đến lúc trăng khuất hẳn, những nét mảnh dẻ, mềm mại vẫn như còn in trên những vầng đen nặng, vẫn như còn nhuộm rất huyền ảo một ánh sáng mà trí tưởng vẫn thấy còn sót lại riêng trên những hình óng mượt của lá tơ… Những hình ảnh tưởng tượng nhè nhẹ cử động theo hơi gió đưa qua, phơ phất, lả lướt, chập chờn… Những cảm giác rất mong manh cũng phảng phất qua, gợn trong tâm hồn, gợn trên da thịt… Tôi được hưởng một thứ say sưa hiếm có và chống biến nhưng vẫn để

lại cho tình cảm còn rung mãi một điệu rất êm nhẹ và ngọt ngào”. Dường

như ẩn đằng sau cái thơ mộng u huyền của thiên nhiên là vẻ đẹp của một trái tim yêu đa sầu, đa cảm, một đặc điểm tâm hồn quen thuộc cảu các cây bút lãng mạn.

Nếu bức tranh thiên nhiên núi rừng về đêm mang một vẻ đẹp huyễn hoặc, thơ mộng thì cảnh sắc ban ngày lại mang một vẻ đẹp rực rỡ, tươi mới. Trong tác phẩm Rừng khuya, Lan Khai đã ghi lại những khoảnh khắc thật đẹp của núi rừng: “Sớm tinh sương, dưới một vòm trời sao thưa lác đác. Vệt sáng trắng như bạc về phương Đông báo trước một ngày sắp đến tuy đêm vẫn chưa tàn. Không khí thơm tho, ấm áp. Sau đỉnh núi xa tím thẫm, ánh sáng trắng đổi xanh vàng nhạt, vàng già lửa đỏ. Rồi, mặt trời vinh quang chói lọi hiện ra tỏa hào quang xuống những chòm cây xanh mát, lập lờ nổi trên lớp sương mù. Vừng mặt trời hiếm hoi trong buổi thu tàn u ám, vừng mặt trời còn

sót lại của mùa hạ đã qua đem lại, giữa khi cái buồn tiêu diệt đang nặng nề, một ảo tưởng cuối cùng của một ngày rực rỡ. Trên các hốc cây, ven các bờ rậm, hoa bướm, hoa kèn, hoa liếp li nở muộn gượng cười. Các loài chim bìm bịp, chích chòe, họa mi, chèo bẻo vui ca đón ngày tốt đẹp trong khi con diều

hâu rít lưỡi báo tin mưa”. Bức tranh thiên nhiên thật đa sắc màu hiện lên với

dáng vẻ hoang sơ kỳ ảo của miền sơn cước. Nơi ấy, đất trời và vạn vật hòa trong màu sắc tươi sáng, rực rỡ sắc vàng thẫm của buổi bình minh, sắc xanh biếc của da trời, sắc hồng, tím phớt của mây, sắc xanh non mơn mởn của cỏ cây hoa lá… cùng những hình ảnh, âm thanh rộn rã đón chào ngày mới.

Bức tranh thiên nhiên trong truyện Mũi tên dẹp loạn của Lan Khai vẽ nên vẻ đẹp thơ mộng của một cánh rừng nguyên sinh chưa từng in dấu cuộc sống của con người: “Cái cảnh hoang vu cổ lai như chưa từng bị loài người xâm phạm. Vì, trên da mặt xù xì rêu mốc, tuyệt nhiên không có dấu chặt đẽo của búa rìu, và dưới từng cỏ rác mọc lũy khiếm lên nhau, cũng không hề thấy di tích của nhà, đường sá. Những loài thảo mộc tự hồ lấy đấy làm quê hương. Nhất là về mùa tháng năm tháng sáu, lá cây rườm rà che khuất cả mặt trời. Bên dưới thì những dây mây dây mé, thiếu cóc, nhựa vàng chằng chịt từ cành nọ sang cành kia, nối liền gốc cây này với gốc cây khác, kết thành một khối

xanh xanh vĩ đại”. Đó còn là cảnh tuyệt đẹp của bầu trời vào một buổi chiều

mùa thu: “Cái cảnh mới rực rỡ làm sao! Ánh chiều in lên mọi vật, làm cho toàn cảnh sáng trưng lên như một hoàng kim thế giới. Trên mặt đồng lúa chín, nhà cửa rải rác ẩn khuất sau những rặng chuối rườm rà. Rừng thu căng lên chân trời một tấm sa dài màu úa sẫm. Vòm trời cao tít, điểm vệt mây lòng tôm, hạt lựu, lửa đỏ, cánh sen, tàn hương, bạch yến, phớt tím, sạm vàng. Nước ngòi in sắc mây trời, lung linh như một con đường ngữ sắc chạy xa về

cõi mộng mơ...”.

nhìn từ góc độ nào, dù làm nền cho từng bối cảnh của câu chuyện song một điều người đọc dễ nhận thấy là đều toát lên một vẻ đẹp thơ mộng, thần bí, đáng yêu. Thiên nhiên ấy như thôi miên độc giả, trở thành chất xúc tác làm nên chất men say cho câu chuyện được kể. Đồng thời cho người đọc cảm nhận rõ được những rung động sâu lắng và tinh tế của mỗi nhà văn khi đứng trước thế giới đại ngàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện kinh dị việt nam trước năm 1945 (Trang 53 - 57)