Truyện kinh dị trong văn học hiện đại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện kinh dị việt nam trước năm 1945 (Trang 44)

6. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Truyện kinh dị trong văn học hiện đại

Trong dòng chảy của văn học Việt Nam, truyện kinh dị là một khuynh hướng văn học, có quá trình vận động và phát triển riêng biệt, chịu sự chi phối của lịch sử xã hội và thị hiếu của công chúng. Sự phát triển của thể loại này có thể chia thành các giai đoạn sau:

Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 truyện kinh dị góp phần làm phong phú cho nền văn học dân tộc. Đồng thời hoàn thiện quá trình hiện đại hóa văn học. Thời kì này ghi nhận sự đóng góp của các tác giả như: Thế Lữ với các tác phẩm Vàng và máu (1934), Bên đường Thiên Lôi (1936), Ba hồi kinh dị

(1940), Trại Bồ Tùng Linh (1941). Lan Khai có tiểu thuyết Tiếng gọi của rừng thẳm; các truyện: Người lạ; Con Thuồng luồng nhà họ Ma; Đôi vịt con; Con bò dưới Thủy tề; Tiền mất lực; Khảm Khắc; Dưới miệng hùm;

Suối đàn; Người hóa hổ. Tchya Đái Đức Tuấn với các tiểu thuyết: Thần Hổ

(1937); Kho vàng Sầm Sơn (1940); Ai hát giữa rừng khuya (1942). Bùi Hiển với các tác phẩm Chiều sương, Một trận bão cuối năm. Thanh Tịnh với

Am culy xe, Loạn âm, Nguyễn Tuân với Trên đỉnh non Tản, Một truyện không nên đọc lúc giao thừa; Đỗ Huy Nhiệm với Ông rắn; Cung Khanh với

Mặt trời, Người con gái thần rắn. Có thể nói, truyện kinh dị Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX tồn tại và phát triển trong một xã hội có sự giao thoa

giữa hai nền văn hóa Đông– Tây đã để lại những sáng tạo mới mẻ kết hợp cả truyền thống văn hóa phương Đông lẫn những tinh hoa văn hóa phương Tây.

Sau năm 1945, do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, một thời gian dài đất nước rơi vào cảnh chiến tranh, với bom đạn, máu, lửa, chết chóc cùng bao khốc liệt trong cuộc sống hàng ngày, bản thân đã là những sự việc, sự kiện gây nỗi sợ hãi, kinh hoàng. Ở miền Bắc dường như không có sự xuất hiện của truyện kinh dị. Riêng ở miền Nam giai đoạn 1955 – 1975, do chính sách tự do hóa văn nghệ của chính thể Việt Nam cộng hòa nên truyện kinh dị vẫn được sáng tác và lưu hành, nhưng nhìn chung truyện kinh dị không có được những thành tựu đáng kể. Nhà văn được chú ý nhất viết truyện kinh dị giai đoạn này là Người Khăn Trắng.

Sau năm 1986, truyện kinh dị lại tái xuất trong đời sống văn học với một diện mạo mới. Các tác phẩm mang yếu tố kinh dị phản ánh một phần rất thực về sự đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội và thế giới tâm hồn của con người nên mang đầy vẻ ma mãnh, đậm chất rùng rợn, kì quái. Có thể kể đến Nguyễn Huy Thiệp với các tác phẩm Chảy đi sông ơi, Phẩm tiết, Giọt máu. Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh; Võ Thị Hảo với Giàn thiêu, Đêm Vu Lan, Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm; Di Li với hàng loạt các truyện ngắn: Ma học trò, Bức tranhngôi nhà cổ, Hoa mộc trắng, Điệu Valse địa ngục và tiểu thuyết Trại hoa đỏ; Thiên thần sám hối; Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh. Ngoài ra, còn là sự góp mặt của các nhà văn Hồ Anh Thái, Lê Minh Khuê, Ngô Tự Lập, Phong Điệp, Nguyễn Đình Bổn, Phan Đức Nam, Phạm Ngọc Tiến, Sương Nguyệt Minh, Nguyễn Quang Thiều. Các nhà văn đương đại đã đem đến cho mảng truyện kinh dị đủ màu sắc huyễn hoặc, góp phần làm phong phú thêm cho diện mạo văn học Việt Nam đa dạng trong nội dung phản ánh và độc đáo trong hình thức nghệ thuật thể hiện.

là sự kết hợp khá nhuần nhị các yếu tố truyền thống và hiện đại. Một mặt, chúng mang bóng dáng truyền thống, vì phần lớn cốt truyện đều xuất phát từ các truyền thuyết và chuyện kể dân gian. Mặt khác, chúng được thể hiện bằng bút pháp của truyện ngắn hiện đại, phản ánh qua tâm trạng và bối cảnh của con người thời đại. Nội dung những truyện này đều hướng vào thực tại sôi động. Yếu tố kỳ ảo được sử dụng để mang lại những giá trị thẩm mĩ thực sự cho tác phẩm chứ không phải chỉ đơn thuần tạo nên sự hiếu kì, kích thích nhu cầu chuộng lạ của người đọc. Đồng thời, bút pháp đầy biến ảo của truyện kinh dị đã khiến đời sống văn học trở nên phong phú, sinh động hơn và có một sức lôi cuốn lạ thường đối với chủ thể sáng tạo và người tiếp nhận.

1.2.4. Những đóng góp

1.2.4.1. Cái nhìn mới mẻ về hiện thực, về con người

Truyện kinh dị trước năm 1945 với sự gặp gỡ, hòa kết giữa quan niệm sáng tác, nội dung thể hiện đậm chất phương Đông truyền thống và kĩ thuật viết tân kì, hiện đại của phương đã thổi một luồng gió mới, một nguồn sinh khí mới cho nền văn học dân tộc. Hiện hữu trong cuộc sống của con người là những điều mơ hồ, vô hình nhưng có thật trong cảm xúc của con người về thế giới, đó chính là thế giới tâm linh. Truyện kinh dị dành một sự quan tâm đặc biệt về đề tài tâm linh, khai thác hiện thực cao nhất trong đời sống tinh thần của con người vốn luôn bí ẩn, phức tạp. Qua những sáng tác của mình, các nhà văn đã bước đầu khơi mở một vỉa tầng vô tận ở bề sâu, bề xa trong tâm hồn của con người. Không những thế, còn đem đến cho mỗi chúng ta những chiêm nghiệm về cách hành xử phải đạo với cõi vô hình. Truyện ngắn Bóng người trong sương mù của Nhất Linh đưa người đọc đến với vấn đề ảo giác – tâm linh. Khi người đọc không tin vào ma quỷ nhưng tin vào thần giao cách cảm thì câu chuyện của Nhất Linh mãi được tin là câu chuyện xúc động, có thật. Và nó chỉ xảy ra và đến được với những ai sống trọn tình, trọn nghĩa với

nhau ở đời. Và để minh chứng cho thông điệp của mình, tác giả ghi lại hành động bóng người đàn bà (người vợ) – cánh bướm kỳ dị trong đêm hiện ra cứu người lái tàu (người chồng) thoát hiểm. Trong tác phẩm Ngủ với ma của Đỗ Huy Nhiệm thế giới tâm linh được biểu hiện qua sự thông linh giữa cõi âm và cõi dương, giữa địa phủ và trần gian. Sa nhiều lần đến ngủ nhà sơ Célina ở cạnh hồ Tây nhưng thực chất là ngủ ở bãi tha ma bên cạnh bốn cái mả mới bốc. Chi tiết này đem đến cho người đọc cảm giác rùng rợn nhưng vẫn chứng tỏ có một sự thông linh kỳ diệu giữa người sống với linh hồn người đã khuất. Đây chính là một hiện tượng tâm linh còn nhiều hoài nghi nhưng vẫn tồn tại hiển nhiên trong đời sống thường nhật.

1.2.4.2. Sự mở rộng, lạ hóa không gian

Theo bước chân, tâm cảm của nhân vật trung tâm cũng là một đóng góp của truyện kinh dị. Với chủ trương thường trực là thoát li hiện thực, tìm đến miền lí tưởng cho sự giải thoát của cái tôi cá nhân, các nhà văn nỗ lực vượt thoát những môi trường sống tù đọng, tẻ nhạt đã mang lại những mê đắm rất đời cho không gian nghệ thuật. Đó là cảnh sắc miền ngược, là cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số, những đêm tối của làng quê, cảnh chùa chiền nửa tiên nửa tục, sự hoang phế, tịch mịch của ngôi nhà hay khu vườn bị bỏ hoang là không gian lý tưởng cho những chuyện lạ, kỳ bí xảy ra. Trong tác phẩm

Người con gái tỉnh Bắc, Phạm Cao Củng đã chọn không gian gác trọ để oan hồn Ngọc Bách hiện lên: “Em tên là Ngọc Bách, nhà ở cạnh đây… Nhân đêm khuya, trằn trọc không ngủ được, thấy gian gác này trước bị bỏ không, nay có

ánh lửa và bóng người, nên tò mò nhìn vào… anh tha lỗi cho em nhé”. Bên

cạnh không gian của cõi trần thế, truyện kinh dị còn hướng đến không gian thần tiên thoát tục. Trong tác phẩm Đi tiêu dao của Cung Khanh, người đọc cũng được trải nghiệm một không gian thoát tục: “Ở đây cây cỏ tốt không biết nơi đâu mà sánh. Trời chốn này lúc nào cũng bình minh và mát mẻ. Người ở

đây vui vẻ họ chỉ trồng hoa hồng mà ăn. Trọn thế giới chỉ có một con sông, nước trông từ nguồn đến biển. Con sông ấy tưới những thành thị đông đảo, những cánh đồng ánh cỏ màu hoa”

1.2.4.3. Thông điệp thấm đẫm tinh thần nhân văn

Nếu chỉ nhằm thỏa mãn tâm lí chuộng lạ của độc giả, truyện kinh dị chắc chắn sẽ không tồn tại được lâu. Sức sống của thể loại này chủ yếu được quyết định từ một phương diện khác, đó là những chủ đề, tư tưởng giàu sức gợi. Đó là khát vọng về một tình yêu không vương lụy thời gian, sự tương giao, hòa hợp trong đời sống vợ chồng, cái nhìn trân trọng về tình mẫu tử, quan niệm sống vô sự với tự nhiên, quỷ thần, cách giải bài toán về mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại. Các truyện Lan rừng, Câu chuyện mơ trong giấc mộng, Bóng người trong sương mù của Nhất Linh; Tiếng hú ban đêm, Ma xuống thang gác của Thế Lữ… luôn đem đến cho người tiếp nhận những bài học nhân sinh sâu sắc về lẽ đời. Tác phẩm Một đêm giăng

của Thế Lữ là lời tố cáo những kẻ lừa tình. Bằng lối kể chuyện kì ảo ma quái, Thế Lữ đã đưa người đọc bước vào địa hạt của những câu chuyện liêu trai chốn rừng thiêng nước độc. Trong không gian thơ mộng của một đêm trăng, giữa đại ngàn tịch mịch âm u, nhân vật “tôi” đã gặp một người con gái Thổ trẻ đẹp. Cuộc gặp gỡ và dạo chơi đó không phải để bắt đầu cho một câu chuyện tình lãng mạn của lứa đôi mà chỉ là cái cớ để nhân vật tôi (người kể chuyện) khẳng định câu chuyện được kể là do mình đã chứng kiến. Đó là cảnh trả thù rùng rợn của cô gái Mán đối với kẻ lừa tình (ông Ba – đi – ghệt) mà không ai ngờ tới: “Nói xong, nó đứng dạng chân ra, cái mép váy đằng trước căng thẳng bởi hai ống chân hơi thô và trắng. Một tay nó xốc ông Ba đứng dậy, một tay nữa nâng ở ngang lưng. Tôi toan dò bước đến gần thì đã thấy người con gái dướn mình văng cái thây chết xuống. Rồi, không biết vì quá đà hay cố

phạt tất yếu, là hồi chuông cảnh tỉnh đạo đức, lương tri những kẻ trăng hoa chuyên dùng những đồng tiền phù phiếm để chiếm đoạt tiết trinh của người phụ nữ. Đồng thời hành động tự vẫn theo chồng của cô gái như một cách để bộc lộ vẻ đẹp về lòng thủy chung son sắt của người phụ nữ cùng ước mơ được sống trọn vẹn với người mình yêu thương.

1.2.4.4. Đem kiến thức khoa học giải mã những hiện tượng thần bí

Các tác giả của truyện kinh dị Việt Nam trước năm 1945 muốn đem kiến thức khoa học để giải mã những hiện tượng thần bí mà theo họ đó là sản phẩm sinh ra từ sự u muội, mê tín dị đoan của người Việt bình dân. Tiêu biểu là các sáng tác của Thế Lữ với các tác phẩm: Lưỡi tầm sét, Hoa bên suối, Hai lần chết, Ông phán nghiện, Tiếng hú ban đêm, Những tiếng nói thầm, Bên đường Thiên Lôi, Dòng máu đứt quãng, Cái xác đuổi người, Vàng và máu. Nhà văn đều chủ tâm hóa giải các hiện tượng kì dị, bí hiểm bằng tri thức khoa học hoặc bằng những kiến giải logich thông thường. Chẳng hạn, trong truyện Vàng và máu của Thế Lữ có sử dụng huyền thoại thần giữ của để làm nền cho câu chuyện vị quan châu Nga Lộc đi tìm kho báu trong hang Văn Dú. Nhưng cuối cùng, khi câu chuyện kết thúc, người đọc mới hiểu rằng không có thần linh ma quỷ nào ở đây cả. Những kẻ đi tìm vàng không phải chết vì lời nguyền nào hết mà chết vì trúng phải thuốc độc tẩm trên các viên đá trong đường vào hang. Và ai tìm được bí mật đó thì chiếm giữ được kho báu. Yếu tố kỳ ảo, lạ thường ở đây có tác dụng tạo kịch tính, tăng sức hấp dẫn cho cốt truyện.

1.2.4.5. Góp phần hiện đại hóa hình thức văn xuôi đầu thế kỉ XX

Truyện kinh dị có những đóng góp không nhỏ cho nỗ lực cách tân, hiện đại hóa hình thức văn xuôi đầu thế kỉ XX. Trước hết, xét về phương diện chất liệu, truyện kinh dị đã đem đến một mảng văn xuôi giàu chất thơ, theo một cách rất khác. Bởi vậy, Huy Cận từng nhận định: “Với cái nhìn thi ca, lãng mạn, họ làm cho chất liệu của cuộc đời và cảm xúc của tác giả “luyện thành

một thứ hợp kim nhuyễn từng phân tử”. Đây là minh chứng cho tính ưu việt của một lối văn đa nghĩa, giàu có về nội dung và hiện đại về hình thức biểu đạt. Sức mê đắm của câu văn với sự đan quyện giữa các thuộc tính vừa mơ hồ vừa hiện hữu, vừa đứt đoạn vừa liên tục, vừa cụ thể vừa trừu tượng, vừa sáng rõ vừa hàm nghĩa được đẩy tới vô hạn. Không những thế, việc miêu tả đối tượng qua cảm giác là một điểm mạnh của các nhà văn viết truyện kinh dị. Sự ngạc nhiên, lo lắng, sợ hãi và nỗi đợi chờ một cách hồi hộp đến nóng ruột cái khoảnh khắc tấm màn bí mật được vén lên là những yếu tố gây hấp dẫn chủ yếu. Chính cảm giác của nhân vật đã lan sang người đọc một cách tự nhiên theo hiệu ứng dây chuyền, khiến độc giả sống hết mình và dõi theo trang viết của nhà văn trong một tâm trạng thấp thỏm, đầy thích thú. Truyện kinh dị bắt đầu khai phá vào thế giới nội tâm của con người, giúp người đọc nhận diện được những chuyển biến tinh tế trong vẻ đẹp của cái “tôi”. Đồng thời hình thành ở người tiếp nhận một cách đọc “phản tỉnh” đầy mới mẻ, tích cực.

Về mặt cốt truyện, thành công đáng ghi nhận của truyện kinh dị là những dụng công trong cách sáng tạo tình huống kì ảo. Thường gặp nhất là những tình huống kì ảo- tâm linh. Kiểu tình huống này phản ánh mối quan hệ giữa cái ảo và cái thực trong đời sống, giúp con người nhận thức cái này thông qua cái kia và ngược lại. Đó còn là những tình huống tượng trưng, trong đó ý nghĩa của hình tượng cũng như sự bộc lộ chủ đề rất kín đáo, thậm chí có khi bị phủ bởi một lớp sương mờ huyền hoặc. Những tình huống này đã tạo ra nhiều chi tiết đắt giá, vừa nặng ý nghĩa biểu hiện, lại phong phú giá trị được biểu hiện. Chính sự hiện diện của những tình huống đặc biệt ấy đã làm cho cốt truyện có nhiều đột biến, bất ngờ, khó đoán định; vì thế truyện diễn ra khá linh hoạt, ít tuân theo trình tự diễn biến của các sự kiện hoặc lời kể theo trục thời gian tuyến tính vốn chỉ đáp ứng tâm lí tiếp nhận thông thường. Người viết thường sử dụng cốt truyện hai bước với sự tham gia đắc

lực của yếu tố kì ảo. Đó là cốt truyện lồng ghép (truyện lồng truyện)- một đặc điểm của tiểu thuyết nói riêng, văn xuôi hiện đại nói chung. Bước thứ nhất chuẩn bị, tạo đà cho bước thứ hai là cốt truyện chính với sự chi phối của những sự kiện, tình huống kì lạ, khác thường. Trong tác phẩm Ma xuống thang gác của Thế Lữ, chuyện kể của Đình về lai lịch của “con ma đàn ông,

hình vóc gầy gò”. Đó là oan hồn của một tên ăn trộm thắt cổ tại “cái nhà gạch

hai tầng ở gần vùng quê, chung quanh toàn ruộng vườn mênh mông và những

ao chuôm đang lấp dở” chỉ có tính chất mào đầu, tạo môi trường để câu

chuyện chính - hồn ma hiện hình làm cho đám học trò nghịch ngợm, dám cợt nhả quỷ thần một phen hồn bay phách lạc diễn ra một cách tự nhiên, logich.

Có thể khẳng định rằng, sự ra đời, tồn tại và phát triển của truyện kinh dị hiện đại có một vị trí khá đặc biệt trong sự vận động phát triển của nền văn học dân tộc. Với những đặc trưng và sức hấp dẫn riêng cả trong nội dung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện kinh dị việt nam trước năm 1945 (Trang 44)