Hoàng Khánh Duy, cây bút trẻ đầy tài năng và nhiệt huyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn hoàng khánh duy (Trang 35 - 39)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Hoàng Khánh Duy, cây bút trẻ đầy tài năng và nhiệt huyết

Lực lượng sáng tác truyện ngắn Nam bộ trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI là sự kế tục qua các thế hệ, sự bổ sung và trưởng thành đội ngũ. Không chỉ gây ấn tượng về số lượng tác phẩm, các nhà văn trẻ còn khẳng định được tài năng, vị trí, giá trị sản phẩm của mình khi liên tiếp đoạt giải cao trong các cuộc thi hàng năm trên các báo, tạp chí uy tín cũng như của các hội nghề nghiệp. Có thể nhắc đến những cái tên tiêu biểu như Nguyễn Thị Diệp

Mai, Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Thanh, Bích Ngân, Nguyễn Ngọc Tư, Lê Đình Trường, Nguyễn Thị Việt Hà, Lê Minh Nhựt…

Một thực tế đáng khuyến khích, trong số các nhà văn trẻ của vùng sông nước miền Tây Nam bộ, số lượng các nhà văn được sinh ra từ thập niên 90 thế kỉ XX và bắt đầu công bố sáng tác của mình từ năm 2010 trở lại đây đã bắt đầu gia tăng về số lượng và chất lượng tác phẩm. Lực lượng các cây bút truyện ngắn Nam bộ trong thập niên đầu thế kỷ XXI là sự kế tục qua các thế hệ, sự bổ sung về đội ngũ. Đặc biệt, ở vùng đất Cần Thơ, ngoài những cây viết kỳ cựu như nhà văn Khai Phong, Nguyễn Thị Thanh Huệ, Trúc Linh Lan, Nguyễn Ngọc Tuyết, Lê Đình Bích, Lương Minh Hinh, Nguyễn Thị Ngọc Bích, Cao Thanh Mai… còn có nhiều cây bút trẻ đã và đang tỏa sáng như Hồ Kiên Giang, Phát Dương, Hoàng Khánh Duy,… Tác phẩm của họ được đăng đàn nhiều nơi và được các Nhà xuất bản săn đón. Trong đó, Hoàng Khánh Duy được xem như là hiện tượng của văn học trẻ Cần Thơ nói riêng và văn học Nam bộ nói chung.

Nhà văn trẻ Hoàng Khánh Duy tên thật là Phạm Khánh Duy, anh sinh ngày 16 tháng 8 năm 1997 tại huyện U Minh, tỉnh Cà Mau, một huyện nhỏ nằm êm đềm bên bờ sông Cái Tàu ngày hai lượt lớn ròng.Mới 24 tuổi, Khánh Duy có nhiều tác phẩm đăng trên các báo, tạp chí, được giới chuyên môn đánh giá cao. Nét riêng trong sáng tác của anh là những phác họa về quang cảnh đồng quê Nam bộ và anh giống như người làm vườn, chuyên nhặt nhạnh những mảnh vụn ký ức chưa xa. Hoàng Khánh Duy gây ấn tượng với người đọc ngay khi ra mắt tập truyện ngắn đầu tay Triền sông con nước vơi đầy

viết về những con người nặng tình, truân chuyên; với bến nước, con đò, triền sông đong đưa lau lách… Cùng với sự xuất hiện một số cây bút tiêu biểu khác như Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Thị Diệp Mai, Nguyễn Ngọc Tư - Hoàng Khánh Duy góp phần khẳng định được vị trí của người cầm bút trẻ tuổi trong văn học đương đại Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung.

xuất hiện của một thế hệ “nhà văn sinh viên”. Hoàng Khánh Duy là một cây bút tiêu biểu trong số ấy. Xét trong tương quan với các nhà văn cùng thế hệ, anh cũng là nhà văn trưởng thành từ trong môi trường học đường, những trải nghiệm của anh được bắt đầu từ những cái nhìn khá thân thiện của lứa tuổi hoa niên. Điều này đã xác tín một vấn đề quan trọng rằng: Có lẽ bức tranh văn chương Việt Nam đã thay đổi. Nó được nhìn nhận và thể hiện bằng cái nhìn của những người trẻ và rất trẻ. Cuộc sống và những thể nghiệm được các nhà văn sinh viên đã thực hiện một cách khá đổi mới. Họ đã có chuyển dịch nho nhỏ cả về đề tài, chủ đề lẫn ngôn ngữ, phương thức thể hiện.

Nếu Trầm Nguyên Ý Anh khai thác thân phận con người nhỏ bé trong xã hội hậu hiện đại, chị thành công khi khắc họa cái đói, cái nghèo bởi đói nghèo đeo bám thì nhân cách dễ bị tha hóa. Nhưng khi con người vướng vào vòng danh lợi, sự tụt dốc cũng dễ dàng xảy ra. Chị dùng ngòi bút để chia sẻ nỗi nhọc nhằn với người “cùng khổ”, nhưng triệt tiêu đói nghèo cần sự nỗ lực của toàn xã hội. Với triết lý sâu sắc rằng cái đẹp sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu, sau cơn mưa trời lại sáng, Ý Anh cho ra đời những tác phẩm đặc sắc mang đậm tính triết lý này như: Đứa con hoang, Nước mắt đàn ông, Kiếp nhân sinh,

Một chuyến đò,…thì từ thế giới học đường đầy thơ mộng, Hoàng Khánh Duy cũng đam mê viết sách. Duy ấp ủ trong mình một giấc mơ văn chương, chắp cánh cho con chữ bay khắp thế gian. Và Duy đã chạm ngõ với văn chương. Những tác phẩm của Duy (chủ yếu là truyện ngắn và tạp bút) được các tờ báo từ trung ương đến địa phương chọn đăng, một phần là do sự cố gắng và niềm đam mê trong Duy lúc nào cũng tuôn trào mãnh liệt. Hoàng Khánh Duy là một cây bút trẻ đầy nhiệt huyết, có sức sáng tạo dồi dào. Con đường văn chương của Duy bắt đầu từ những bài thơ “con cóc” khi học lớp 10 và đạt học sinh giỏi Văn quốc gia năm 2015, tốp 11 thí sinh cao điểm môn Văn kỳ thi THPT quốc gia 2015. Và khi đã là sinh viên rồi học viên cao học của khoa Khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại học Cần Thơ và cũng với vai trò

của một giáo viên Ngữ văn anh đã tham gia nhiều hoạt động văn chương như: viết truyện ngắn, tạp văn đăng ở nhiều tờ báo, tạp chí khác nhau; tham gia các lớp luyện thi đại học môn Ngữ văn và viết một cuốn sách tham khảo môn Ngữ văn mang tên Chiếm trọn điểm bài nghị luận văn học, một cuốn sách rất bổ ích với các em học sinh trung học phổ thông...

Tháng 12 năm 2017, Hoàng Khánh Duy cho ra mắt tác phẩm đầu tay của mình: Triền sông con nước vơi đầy. Đây là một tập truyện ngắn khá bề thế do NXB Văn hóa văn nghệ TP.HCM ấn hành. Với một tâm niệm rất giản đơn của một tác giả còn khá non trẻ và khi viết quyển sách này, Hoàng Khánh Duy muốn góp thêm một phần nhỏ bé vào dòng sông vẫn không ngừng tuôn chảy giữa dải đất đồng bằng bạt ngàn phù sa. Anh suy tư và vô tình ngẫm nghĩ rằng đâu đó trên dòng sông, những người đàn bà, những người mẹ, người chị… vẫn gắng gượng để chống chọi với bi kịch cuộc đời. Không phải là cái nhìn của người trong cuộc, càng không phải là những trải nghiệm của bản thân, Hoàng Khánh Duy thể hiện trong tập truyện của mình những mảnh đời cơ cực bằng cách khám phá rất riêng, rất sinh viên của mình. Từ đó anh đúc rút được một triết lý nhân sinh nhẹ nhàng: Cuộc sống dẫu còn nhiều khó khăn thiếu thốn, nhưng những thân phận mong manh ấy vẫn không hề bỏ cuộc, vẫn lặng lẽ gánh gồng thời gian đi qua sương gió cuộc đời. Họ như những cánh lục bình trên dòng sông, lênh đênh, trôi nổi. Và rồi sau bao nhiêu nỗ lực, nhân vật của Duy đã nhẹ nhàng chạm tay vào hạnh phúc và an yên phía cuối con đường… Đúng như Hoàng Khánh Duy đã chia sẻ:

Tôi viết quyển sách Triền sông con nước vơi đầy trong khoảng thời

gian tám tháng, với mỗi truyện ngắn, tôi luôn tâm niệm rằng mình sẽ thổi những cảm xúc gì vào đó để dấy lên hiện thực bối cảnh và tâm trạng con người, từ đó trăn trở tìm cách giải quyết hướng đi thân phận nhân vật. Với tuổi đời và trải nghiệm của bản thân, tôi biết mình chưa thể viết nên những điều vĩ đại, tôi hi vọng cách nhìn và cách viết của mình sẽ

góp thêm một nụ cười, một chút bình an cho những tâm hồn còn đang chênh vênh trong muôn mặt đời thường… [15, tr.07]

Là một tác giả có tuổi đời trẻ, còn ngồi trên giảng đường, nhưng tâm hồn chàng trai trẻ vẫn luôn dạt dào đam mê văn chương, khát vọng sáng tạo và chinh phục giấc mơ của mình. Anh cũng tự nhận mình là một người tuy dễ mà khó. Trong văn chương thì tác giả luôn nghiêm túc, không ngừng học hỏi, sáng tạo, đọc nhiều sách, lắng nghe và tiếp nhận ý kiến đóng góp của mọi người. Hoàng Khánh Duy từng thổ lộ:

Tôi thường ngồi một mình đâu đó trong góc quán yên tĩnh giữa phố, để viết, viết và viết… Tôi sợ một ngày nào đó tôi không còn viết được nữa. Tôi muốn mình là con ong góp mật ngọt cho đời, dẫu chỉ là ít ỏi [15, tr.7].

Với đam mê và năng lực của mình, chúng tôi luôn tin rằng Duy sẽ còn có những tiến bộ vượt bật trên con đường sáng tác truyện ngắn. Điều đó đã được thể hiện qua những tập truyện ngắn như Cỏ dại, Lưng chừng nỗi nhớ, Đời sông như đời người trên sông và đặc biệt là tập Hoàng hôn màu đỏ. Cũng như nhiều nhà văn cùng thời khác, Hoàng Khánh Duy đã dồn hết sức lực tài năng của mình lên đầu ngọn bút. Điều may mắn của anh là khám phá ra được niềm đam mê mãnh liệt của mình với nghiệp cầm bút khi còn rất sớm. Với quan niệm vốn sống không phải thể hiện duy nhất ở tuổi đời; đọc sách, báo, dấn thân, lăn xả cũng là cách mà chúng ta bổi đắp vốn sống của mình, Hoàng Khánh Duy đã không ngần ngại lao vào nghiệp cầm bút với tinh thần viết hết tâm, hết sức, yêu con chữ và trách nhiệm với nó. Có thể khẳng định rằng truyện ngắn Hoàng Khánh Duy đã tự tạo ra một dòng riêng bên cạnh muôn dòng chảy của văn xuôi đương đại Nam bộ nói chung và truyện ngắn nói riêng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn hoàng khánh duy (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)