Giọng điệu tâm tình, hoài niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn hoàng khánh duy (Trang 103 - 109)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Giọng điệu tâm tình, hoài niệm

Giọng điệu trữ tình đằm thắm buồn thương, day dứt và tâm tình, hoài niệm được thể hiện khá đậm nét trong truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy. Với đặc điểm của giọng điệu này cho phép nhà văn thổ lộ tình cảm của mình, trải lòng mình ra đối với con người và cuộc sống. Tính cách đặc trưng của người Nam bộ là cởi mở, mến khách, nhân hậu, giàu tình, nặng nghĩa. Vì vậy, chất giọng Nam bộ in đậm trên từng trang viết, không cứng nhắc đến cường điệu mà toát lên chất trữ tình sâu lắng.Giọng điệu trữ tình trong truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy được thể hiện một các rõ nét qua chất giọng trầm buồn, day dứt gắn liền với tâm tình và hoài niệm.Giọng điệu trữ tình buồn thương gắn liền với những tâm tình, hoài niệm đã góp phần kiến tạo nên những đặc sắc của những thiên truyện viết về bi kịch con người trong sáng tác của nhà văn. Với anh, giọng điệu này được xem như là một hình thức biểu hiện thái độ, tình cảm của con người vùng sông nước. Nó khơi sâu vào cảm xúc, tâm trạng của nhân vật và được thể hiện dưới nhiều sắc thái cụ thể.

Tìm hiểu truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy, chúng tôi nhận thấy một bộ phận các thiên truyện của anh thường ẩn chứa cái nhìn cảm thông, thấu hiểu, nhân ái đối với những con người nhỏ bé, những số phận bất hạnh qua lối trần thuật trữ tình tác động sâu xa đến tâm hồn và đánh thức dậy trong lòng người đọc niềm rung cảm sâu sắc. Có lẽ giọng điệu trữ tình, đằm thắm mang màu sắc thiên tính nữ của văn hoá Nam phương xuất phát từ tâm hồn nhạy

cảm, trái tim giàu tình yêu thương của chính nhà văn trước những cuộc đời, số phận. Có lẽ vì thế, mỗi khi đọc những trang văn của anh, người đọc luôn có một cảm giác nhẹ nhàng, dịu lắng nhưng không kém phần sâu sắc.Bằng giọng điệu ngọt ngào, sâu lắng, các truyện ngắn của nhà văn trẻ xứ Cần Thơ đã gieo vào lòng người đọc sự cảm thông, sẻ chia với những con người ‘‘chân đất’’, suốt một đời lam lũ, khổ cực, thậm chí mất cả mạng sống cho cuộc mưu sinh mà cuộc sống vẫn ngập chìm trong khốn khổ, bần hàn nhưng vẫn luôn dịu dàng, đằm thắm, không ồn ào, lên gân mà đi sâu phân tích tâm lý con người một cách nhẹ nhàng mà sắc sảo, tinh tế. Viết về những con người bình dị, chân chất trong cuộc sống, truyện ngắn của anh đã đem đến cho độc giả một cảm giác thư thái, an bình. Mỗi câu văn như một lời thủ thỉ, tâm tình đầy quyến rũ và tạo cảm giác mỗi truyện như một bài thơ trữ tình được viết bằng văn xuôi.

Trong Lời nguyền trước bình minh, xúc cảm của người đọc dường như bị chùng xuống bởi một giọng kể rất đỗi chậm chạp và buồn bã. Bởi những tâm tình, hoài niệm của Nương gần như tràn về và tạo nên một đợt sóng cao trào trong giọng văn kể tả của Hoàng Khánh Duy:

Nửa đêm, Nương nằm vắt tay lên trán trằn trọc mãi vẫn không ngủ được. Đã mấy mùa trăng lên rồi tàn Nương không về làng. Ngày xưa, cứ mỗi đêm trăng sáng, mẹ Nương lại bưng mẹt thuốc rừng ra phơi ngoài sân. Những cuộc họp hội trong làng cũng diễn ra khi con trăng lửng lơ trên đồi kia... Nhớ nhất là những đêm trăng thao thức, ba không ngủ được. Ba xách điếu thuốc lào ra sân ngồi rít rồi phả khói trắng êm ả tan vào không gian tịch mịch... Ở phố không trăng. Căn phòng trọ nhỏ nằm sâu trong con hẻm nhỏ xung quanh tường rêu san sát... hoặc dửng dưng, hoặc vô tình, người ta vội vã lao mình vào nhịp điệu hối hả mà quên mất sự tồn tại của nó. [15, tr. 46 - 47]

thống kê, chúng tôi nhận thấy, hầu hết trong các thiên truyện đều phảng phất một giọng điệu buồn thương. Dường như khi miêu tả về những số phận bi kịch của nhân vật, tác giả luôn đặt nhân vật của mình trong mạch đan xen giữa hoài niệm và hiện tại, giữa quá khứ xa xăm và tương lai phiêu bạt chông chênh. Trên nền tương phản, giọng điệu trầm buồn, trôi theo mạch truyện làm cho câu chuyện trở nên nhẹ nhàng, sâu sắc và buồn thương hơn trong những cật vấn của nhân vật “Tôi”. Trong đoạn mở đầu của truyện Cánh đồng mùa nước nổi, tác giả đã cho người đọc cùng cảm nhận một khúc nhạc dạo đầu mà như nhà văn đã nhận định trong lời đề từ của truyện: “Cánh đồng, bờ đê, những con sông uốn khúc chảy dài và từng mùa nước nổi thêu dệt trong tôi kí ức vui buồn về những ngày lênh đênh phiêu bạt” [21, tr.5], anh miêu tả như sau:

Tôi trở lại cánh đồng đúng ngày mùa nước nổi. Đường về nằm trong những mường tượng cuối cùng còn sót lại trong lòng tôi. Tôi không nhớ mình đã đi qua bao nhiêu cây số đường dài, qua bao nhiêu con đò, bao nhiêu nhịp cầu tre và băng qua mấy con đê dài hun hút. Ngày xưa tôi đã từng hứa hẹn với đất trời: Nhất định sau này mình sẽ trở lại cánh đồng, trở về với những dấu yêu xưa cũ. Thời gian trôi qua, nắng mưa và những “chuyến đời” rộn rã không làm tôi quên đi lời hứa năm nào. Và tôi quyết định quay về một chuyến, không biết tôi có đi đúng con đường năm xưa tôi đã đi qua hay không, cũng không biết tôi có nhận ra bóng dáng cánh đồng và xóm nghèo ẩn mình dưới rặng dừa xanh biếc nữa hay không? Nhưng chí ít tôi cũng nhìn thấy lòng mình bình an. Cánh đồng, bờ đê, những dòng sông uốn khúc chảy dài và từng mùa nước nổi thêu dệt trong tôi kí ức vui buồn về những ngày lênh đênh phiêu bạt. Kí ức ấy, dẫu có đi đến hết cuộc đời tôi cũng chẳng bao giờ quên được. [21, tr.5-6].

Trong Đêm Tha La, tác giả miêu tả số phận của Út Hết và nhấn mạnh rõ “họ biết vượt qua đau thương, biết vững vàng trước muôn ngàn thử thách. Họ

như cây đước, cây tràm vươn thẳng lên bầu trời mà không ngại bĩ cực, gian lao...” [21, tr.31]. Để đi sâu vào cuộc đời của Út Hết, Hoàng Khánh Duy bắt đầu thiên truyện bằng một giọng điệu buồn, nhẹ và sâu lắng như tiếng hò của những con người xa xứ khi bắt gặp một hoài niệm xa xăm trên “hành trình người” của mình, anh kiến tạo nên một chất giọng đều đều, buồn buồn, chầm chậm, mang hơi hướm của những câu chuyện tình trong các vở cải lương ở miệt sông nước:

Chiều tà, phía Tây rải những tia nắng cuối ngày lên cánh đồng tĩnh vắng. Một dòng sông nhỏ, dài và mềm mại như dải lụa nằm vắt ngang tấm áo màu cỏ úa của đồng bằng miền Tây. Mặt trời đổ bóng tà, đôi chim trời bình yên vỗ cánh chao nghiêng giữa mênh mông đồng nước. Đằng xa, xóm nhỏ đang nấu cơm chiều, khói rơm thơm bay nghi ngút lên nền trời biêng biếc. Trên dòng sông, nước chuyển dần từ màu xanh lam sang màu đỏ gạch, màu của phù sa, của dải đất đồng bằng ngọt ngào trù phú mấy ngàn năm bao dung che chở cho những phận đời thầm lặng, ngược xuôi... Đêm Tha La mênh mông, dòng sông chảy qua cánh đồng rồi trôi vào vô tận... nước sông Tha La chảy rào rạt cuốn theo mấy cụm lục bình, côn trùng hoà nhau trong giai điệu đồng quê ngọt ngào mà buồn vương tê tái... [21, tr.31, 41]

Trong tập truyện Lưng chừng nỗi nhớ, một số truyện ngắn đã được Hoàng Khánh Duy đặt nhân vật vào thế giới tình cảm, thể hiện một tâm hồn đồng cảm với niềm vui, với những tình cảm cao đẹp của con người (Gửi hồn nơi phố, Người đi mãi sao chẳng về cùng em, Hai chuyến tàu xuôi ngược).Tác giả đã thể hiện giọng điệu của tác phẩm qua những từ ngữ bộc lộ nội tâm nhân vật như da diết, rưng rức, chơ vơ, cô độc, lặng lẽ, chong chong, tuyệt vọng…(Giữa mùa hoang lạc, Điều em chưa nói, Kí ức người con gái). Ở một số truyện, giọng điệu được thể hiện qua thái độ, cử chỉ của nhân vật (Tiễn khói, Tàn một mùa quỳ).

Trong Tiếng còi tàu, nỗi nhớ quê hương đan xen với những xúc cảm với sự chia lìa người thân trong những nghịch cảnh trớ trêu khiến cho con người ta luôn dằn vặt. Nó là một nghịch cảnh, là một điệu khúc sầu vương trên khoé mắt của người mẹ và là nỗi dằn vặt luôn cật vấn trong lòng của người con mỗi khi tiếng còi vang lên trong chiều đã được Hoàng Khánh Duy thể hiện bằng một âm điệu buồn da diết:

Nhiều lần tôi có cảm giác miền Trung với miền Nam, cách nhau có một khoảng giữa hai đầu tàu mà sao như xa xôi vời vợi. Tôi muốn về đó một chuyến, muốn ôm gói lên tàu ngủ một giấc sớm mai là đến miền quê yêu dấu, nhưng tôi chưa đủ lớn để làm được điều đó. Tôi sợ mình lạc giữa một sân ga nào đó trên đường đi như đứa em gái năm xưa bị lạc mất trong lúc cả gia đình dọn nhà vào Nam tìm đất hứa... Mỗi lúc có chuyến tàu nào về ngang, dừng lại ga ít phút, mẹ tôi cũng lần theo các toa nhìn vào bên trong. Chắc mẹ tìm em! Tôi thường thấy mẹ lén quệt nước mắt trong những chiều buồn hay những khi tôi vô tình xoa đầu bé gái con của chị Hoa hàng nước [16, tr.77- 78]

Sự hoà lẫn nhiều chất giọng như âm điệu chủ đạo vẫn là buồn thương, day dứt, luôn gắn liền với những tâm tình hoài niệm đã thể hiện một niềm đau, một sự chua xót của nhân vật, bi kịch của gia đình. Một nửa mong muốn trở về quê hương thăm lại cố thổ, nhưng một nửa lại không dám sợ phải đối diện với một thực tại đau thương. Nhân vật tôi và người mẹ của anh dằn vặt đau đớn không phải vì nỗi đau, sự mất mát người thân. Bằng một giọng điệu tự nhiên, chân thật, tác giả đã đi sâu vào nội tâm của nhân vật để khám phá nhân cách của con người được thể hiện qua những dằn vặt và ước mơ cao đẹp.

Như đã phân tích, qua một số đoạn văn đã liệt kê trong các thiên truyện, chúng tôi nhận thấy, để diễn tả sắc thái nỗi đau, nhà văn đã thể hiện nhiều giọng điệu khác nhau, đan xen vào nhau. Điều này đã thể hiện thái độ thẩm mĩ và năng lực nghệ thuật của các nhà văn về cách cảm, cách nghĩ, cách

nhìn sâu vào nội tâm và đời sống của con người.Trong nhiều truyện ngắn, giọng văn trữ tình, đằm thắm đã giúp tác giả phân tích tâm lý con người một cách nhẹ nhàng mà sắc sảo. Bằng giọng kể trữ tình nhiều cảm xúc, nhiều cảnh vật, con người hiện lên mang đậm không gian văn hoá Nam bộ. Đọc đoạn văn sau đây trong truyện ngắn Bóng mát đời cha, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó:

Và Thuận lại say. Rượu chiều nay không phải là thứ rượu trộm được từ nhà Tư Bình hay hàng rượu út Dẫu trong xóm mà là xị rượu Thuận mua được từ chính đồng tiền do mình đổ mồ hôi, sôi nước mắt làm ra. Nhạt tuếch. Hương rượu không cay, không nồng, không đủ sức kéo Thuận vào giấc ngủ triền miên để Thuận không còn gọi “Cha ơi...” trong đêm dài đằng đẵng. Bỗng dưng Thuận thấy mắt mình ươn ướt, dòng nước trong se trào ra khoé mắt rồi lăn dài trên hai gò má chi chít sẹo... Say rượu, Thuận tự hỏi lòng: “Sao người đối xử với người không bằng một loài cầm thú?”...Trong kí ức Thuận, cha là người hiền hậu, bao dung.

[17, tr.178 - 179].

Qua đoạn trích, quan sát nhân vật Thuận, chúng ta nhận thấy giọng điệu người kể chuyện đã thể hiện điểm nhìn ở nhiều góc độ để nhìn nhận, đánh giá con người của anh trước một nghịch cảnh mà đời Thuận phải trải qua khi còn thơ ấu, anh thèm khát một bóng mát, tình thương của cha trên hành trình sống của chính bản thân mình. Có thể nói, giọng điệu nghệ thuật đậm chất trữ tình, đằm thắm trong sáng tác của Hoàng Khánh Duy dường như có sự nối tiếp truyền thống từ truyện ngắn Thạch Lam, Thanh Tịnh tạo nên vẻ đẹp riêng về sự kế thừa và tiếp biến trong giọng điệu nghệ thuật cho truyện ngắn của anh. Mỗi truyện ngắn có thiên hướng đi sâu vào vẻ đẹp của cuộc sống, khám thế giới tâm hồn phong phú, tinh tế của con người vùng văn hoá miệt vườn miền Tây Nam bộ..

Tóm lại, giọng điệu mộc mạc, chân thành và giọng điệu tâm tình, hoài niệm là những đặc điểm nổi bật về giọng điệu trong truyện ngắn của Hoàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn hoàng khánh duy (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)