6. Cấu trúc của luận văn
1.2.2. Hoàng Khánh Duy, nhà văn của những cảm nghiệm về văn hoá
nhân sinh Nam bộ
nhưng Hoàng Khánh Duy đã có được một số lượng sáng tác được in ấn, xuất bản rất đáng ghi nhận. Năm tập truyện ngắn gồm Triền sông con nước vơi đầy,
Hoàng hôn màu đỏ, Cỏ dại, Lưng chừng nỗi nhớ, Đời sông như đời người trên sông. Ngoài ra, người đọc còn có thể thưởng thức một một cuốn tạp văn
Cho ta đôi cánh trắng, một cuốn tản văn Biết khi nào mới gặp lại nhau. Gần như các tác phẩm của Hoàng Khánh Duy dù tản văn, tạp văn và đặc biệt là truyện ngắn cũng đều nhận được sự đón đợi nồng nhiệt của các bạn trẻ và bước đầu thu hút sự quan tâm của giới chuyên môn. Người đọc cảm nhận ở tác phẩm của anh một sự trăn trở không phải được đúc rút từ những trải nghiệm cụ thể mà là những băn khoăn xuất phát từ sự quan sát, cảm nghiệm về những mảnh đời, con người, tình huống, nhân vật, sự kiện, tình tiết rất đắt, rất nhân văn. Trúc Linh Lan - Chủ tịch Hội nhà văn Cần Thơ, một nhà văn đã từng đỡ đầu và theo dõi bước đường của Hoàng Khánh Duy, khi đánh giá tập truyện Triền sông con nước vơi đầy đã nêu những cảm nhận của mình:
Truyện ngắn Hoàng Khánh Duy đa phần gắn với miệt vườn sông nước miền Tây, với bóng dáng của những bà má quê, với những người phụ nữ Nam bộ hiền lành chân chất, chịu thương chịu khó nhưng số phận còn nhiều thua thiệt… Bằng ngòi viết chân thật và trái tim trong sáng, Duy đã chia sẻ với bạn đọc cảm nhận về những điều chân, thiện, mỹ trong cuộc sống [15, tr.3]
Là thế, Hoàng Khánh Duy vẫn luôn say sưa chiêm nghiệm trên cánh đồng chữ nghĩa như một người nông dân cần mẫn và sâu sắc.Anh là cây bút trẻ hiếm hoi biết hướng ngòi bút của mình đến những vấn đề mà giới trẻ như anh ít quan tâm và suy nghĩ cho thấu triệt. Những cảm nghiệm, suy tư đã chắp thêm cho anh đôi cánh sáng tạo, giúp cho những trang văn của anh tràn ngập thêm những đôi cánh trắng tinh khôi để dễ đi sâu vào lòng người và giúp cho ý tưởng sáng tạo của anh được tung bay khắp bầu trời tự do của nghệ thuật.
Và chúng ta có thể tin chắc rằng, so với những nhà văn 9x của Nam bộ nói riêng và cả nước nói chung, Hoàng Khánh Duy có những cảm nghĩ, suy nghiệm riêng của mình trên nền tảng văn hoá của một chàng trai trẻ giàu bản lĩnh, đa thanh sắc của vùng sông nước miền Tây Nam bộ.
Hành trình sáng tạo của nhà văn trẻ này không xô bồ hoặc được “ga lăng” hay PR bởi những cây bút thành danh khác. Nó lặng lẽ, êm ái, sâu lắng như con nước sông Hậu vẫn miên man ngày đêm mang theo trong mình những trầm tích văn chương, cảm nghiệm riêng tư đối với những vùng, miền, cửa sông, lạch sông mà nó đã đi qua, ghé tới. Do đó, thế giới truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy đa phần mang âm hưởng sông nước, đồng bằng Tây Nam bộ, sâu lắng, bàng bạc, cảm động, gây nhiều ấn tượng cho bạn đọc…
Theo lời tự bạch cá nhân, Hoàng Khánh Duy chỉ mới chập chững bước những bước đầu tiên để chạm ngõ văn chương. Anh quan niệm những người viết trẻ như anh cần sự mới mẻ trong việc khám phá số phận, bi kịch, khai thác đề tài bằng cách nhìn, cách cảm nhận khác, không giống những lối mòn sẵn có. Anh khẳng định: Đó là điều mà người viết trẻ cần. Và, em đang cố gắng theo đuổi nó một cách nghiêm túc nhất. Để có được điều đó, với tuổi đời còn quá trẻ, chưa thật sự trải nghiệm, nhà văn phải xử lý các tình huống, nội dung nghệ thuật đó như thế nào. Anh quan niệm chỉ có sự cảm nghiệm, suy tư cá nhân, tiếp thừa những kiến giải, tư tưởng của các bậc tiền bối đi trước. Người đọc dễ dàng nhận thấy thế giới nghệ thuật trong truyện của Hoàng Khánh Duy những nét phảng phất của Trần Quang Nghiệp, Sơn Vương, Nguyễn Quang Thân, Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tư... Đọc văn của Duy, chúng ta dễ dàng cảm nhận sự trau chuốt trong ngôn từ, giọng văn; đặt mình vào số phận của nhân vật để mà thương, mà ghét, mà cay đắng... mà anh đã học tập được từ các nhà văn tiền bối, các vở cải lương của Hà Triều - Hoa Phượng ở nét đằm thắm, dung dị, nồng nàn hơi thở cuộc sống và nặng tình, nặng nghĩa. Điểm đặc sắc cần khẳng nhận, với những tập truyện ngắn đã trình làng, tác
giả đã phát huy một cách cao độ khả năng cảm nhận độc đáo, thể hiện được những đặc điểm riêng có trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của mình với những bước đi đầu đời nhưng rất vững chắc và có khả năng vươn xa trên cánh đồng chữ nghĩa. Nét riêng trong sáng tác của anh là những phác họa đồng quê Nam bộ và anh giống như người làm vườn chăm chỉ, chuyên tâm nhặt nhạnh những mảnh vụn ký ức chưa xa.
Hoàng Khánh Duy trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề nhưng anh chinh phục được độc giả bởi phong cách đậm chất Nam bộ vừa quen mà rất lạ. Cái mới trong truyện chính là cái cũ, cái quen thuộc, cái lạ ở tài khui mở những sinh hoạt, những phong tục và những con người sống thân thuộc trong không gian nơi mình sinh ra và lớn lên. Văn phong man mác buồn nhưng cũng không kém phần lãng mạn, dạt dào cảm xúc. Đó là phong cách mà Hoàng Khánh Duy xây dựng riêng cho mình. Trong tất cả các tác phẩm của anh đã viết, hình ảnh con người với thiên nhiên miền Tây được xem là đề tài để nhà văn trẻ này khám phá tinh tế một vài khía cạnh như: miền Tây mùa nước nổi, vẻ đẹp cần lao của con người, bi kịch con người rời bỏ làng quê đi tìm chốn mưu sinh… Ngoài ra, anh còn viết về đề tài chiến tranh, viết truyện thiếu nhi… để mở rộng và làm mới chính mình.
Ngòi bút và ý tưởng sáng tác của Hoàng Khánh Duy như được thăng hoa và xúc cảm từ những cảm xúc đầy tính chiêm nghiệm, cho nên chỉ một năm sau khi Triền sông con nước vơi đầy vừa công bố thì tập truyện ngắn Hoàng hôn màu đỏ đã kịp trình làng. Với Hoàng hôn màu đỏ, vẫn là một giọng văn miền Tây quen thuộc, Hoàng Khánh Duy đã có một bước mới hơn, đi sâu vào ngóc ngách cuộc sống từng số phận con người. Xoay quanh đề tài tình yêu của con người ở vùng sông nước, những con người từng khổ đau đến cùng tận, Hoàng hôn màu đỏ mang đến cái nhìn mới mẻ và độc đáo đầy những cảm quan hiện sinh thông qua những câu chuyện ma mị, những ám ảnh với thông điệp dù bên trong mỗi người, mỗi số phận có tồn tại những góc khuất,
những bí ẩn không giải đáp được, sự ích kỉ nhỏ nhen trong tình yêu, tham vọng… dẫn đến lương tâm bị tha hóa, dẫn đến cái ác,nhưng rồi họ vẫn tìm thấy niềm tin, hy vọng, trong đêm tối vẫn hướng về phía ánh sáng, ước mơ, dẫu chỉ là thấp thoáng đâu đó phía hoàng hôn xa tít chân trời. Điều đó như bao trùm lên tâm trạng nhân vật Tuệ trong buổi chiều man mác: “Chiều dần buông trên bến sông. Phương Tây đỏ rực, cái màu chói lòa như ngọn đuốc trong đêm đen, vừa ảo huyền vừa khơi lại nỗi buồn quá vãng… Tuệ đứng lặng thinh trong chiều. Bóng Tuệ đổ dài thênh thang trên bãi ngô khô bời bời gió. Biết đâu chiều nay có kẻ ngược đường xa dắt díu nhau tìm lại người thương trên mảnh đất năm nào… Hai chiếc bóng chập chờn trên bờ đê lộng gió. Bóng to lum khum, bóng nhỏ bước chân sáo, đầu gật gù như cây nấm giữa đồng chiều yên tĩnh. Hoàng hôn đỏ ửng lưng trời [15, tr.88].
Cỏ dại là tập truyện ngắn thứ ba, sau Triền sông con nước vơi đầy và
Hoàng hôn màu đỏ, viết về cuộc đời và con người gánh thời gian đi qua chông chênh bi kịch, cuối cùng cũng tìm cho mình được hướng đi. Hoàng Khánh Duy đã lặng lẽ quan sát, truy vấn và đi tìm, không phải chiếc lá diêu bông mộng mơ, mà tìm cỏ dại. Ở tập truyện này, anh đã lang thang trên những nẻo đường thành phố, lạc bước trên những triền đồi lãng du… và rồi đã chạm tay vào cỏ. Một cánh chuồn chuồn ớt mỏng manh, một cánh bướm vàng rập rờn trên thảo nguyên bao la rồi cũng bay về với gió. Chỉ có cỏ là ở lại với đời, nâng niu đôi bàn chân của những năm tháng thanh xuân khổ đau, hạnh phúc. Những chiếc lá nhỏ nhắn mảnh mai vẫn sống, vẫn mạnh mẽ với cuộc đời dẫu bị con người giẫm đạp. Nhà văn đã định danh mỗi chiếc lá nhỏ ấy là trái tim của cỏ… Hãy nhắm mắt lại và nghe âm thanh của cỏ, của bình an và thanh yên trong tâm hồn mình…
Với 18 truyện ngắn trong tập truyện Lưng chừng nỗi nhớ, đủ cho ta giật mình: có khi nào giữa những lo toan bộn bề, chúng ta quên mất rằng mình đã từng thương nhau? Phố những chiều se sắt, ừ, mình xa nhau. Nhưng xa nhau
cũng là một cách yêu. Nồng nàn. Da diết. Mỗi cuộc gặp gỡ đều có thể là lần sau cuối, trân trọng những khoảnh khắc bên nhau là cách chúng ta giữ lại những điều đẹp đẽ, yên bình nhất trong cuộc đời… Tập truyện ngắn thứ năm
Đời sông như đời người trên sông ra đời được khởi nguồn từ lời bài thơ “Tình yêu - Dòng sông” của nhà thơ Vũ Quần Phương, một lần nữa Hoàng Khánh Duy lại viết về dòng sông và những phận đời mưu sinh thầm lặng. Nghĩ về cuộc đời nhỏ bé của mỗi người, nhà văn nhận ra đời cũng dài như sông, cũng quanh co khúc khuỷu, có đoạn xuôi chảy, cũng có đoạn sóng xô…
Có thể nói, lực lượng sáng tác truyện ngắn đương đại Nam bộ đã xuất hiện không ít cây bút trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Thế nhưng số tác phẩm mà những cây bút trẻ đưa lại đã làm cho vườn văn học đương đại ngày càng phong phú đa dạng, một luồng không khí mới lạ, mát lành. Mỗi cây bút trẻ có một phong cách riêng, sức sáng tạo riêng cả trên hai phương diện nội dung lẫn hình thức. Hoàng Khánh Duy cũng là một trong số những nhà văn trẻ của văn học đương đại được đánh giá cao. Với số lượng tác phẩm của mình, anh đã nhanh chóng khẳng định tài năng và phong cách riêng, lối đi riêng thông qua những cảm quan chiêm nghiệm khá độc đáo và sâu sắc của một nhà văn trẻ đầy nhiệt huyết và tài năng đang vào mùa ửng chín.Với một thời gian ngắn, nhà văn Hoàng Khánh Duy đã kịp cho ra đời hàng loạt các tập truyện ngắn đã thể hiện năng lượng sáng tạo dồi dào và là một cây bút có nhiều triển vọng.
Tiểu kết Chương 1
Diện mạo truyện ngắn đương đại Nam bộ được phác hoạ qua những những gương mặt tác giả trẻ nối tiếp với sự thành công của những cây bút đã trưởng thành trong các giai đoạn trước. Trong đội ngũ tác giả đông đảo, hùng hậu của truyện ngắn Việt Nam đương đại, Hoàng Khánh Duy đã xuất hiện như một hiện tượng văn học trẻ miền Nam, ghi đậm dấu ấn của cá tính sáng tạo độc đáo. Sự xuất hiện của Hoàng Khánh Duy đã khẳng định được vị trí của thế hệ các nhà
văn trẻ trên văn đàn Việt Nam nói chung và văn học Nam bộ nói riêng.
Truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy tuy mới được khởi phát từ những ý tưởng và sự chiêm nghiệm còn có nhiều bỡ ngỡ nhưng anh đã kịp đánh dấu mình trong hành trình phát triển của lịch sử truyện ngắn Nam bộ. Một dấu ấn tuy chưa thực sự sâu sắc những cũng đủ để cho bạn đọc lưu luyến và chờ đợi những sáng tác đặc sắc hơn trong chặng đường tiếp nối.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN HOÀNG KHÁNH DUY NHÌN TỪ HỆ THỐNG CHỦ ĐỀ VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT