6. Cấu trúc của luận văn
3.1.1 Ngôn ngữ đậm chất Nam bộ
Theo quan điểm của Nguyễn Tuân, ngôn ngữ có vai trò quan trọng đối với việc kiến tạo nên bức tranh nghệ thuật trong tác phẩm văn học, ông đã khẳng định: Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn từ. Nhà văn không chỉ học tập ngôn từ của nhân dân mà còn là người phát triển ra ngôn ngữ sáng tạo. Không nên ăn bám vào người khác, giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay. Cũng cùng một vốn ngôn ngữ ấy nhưng có sử dụng sáng tạo thì văn sẽ bề thế hơn và kích thước hơn, có vốn mà không biết sử dụng thì
chỉ như nhà giàu giữ của, dùng chữ như đánh cờ tướng. Chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của nó. Văn phải linh hoạt, văn không linh hoạt gọi là văn cứng đơ thấp khớp... [Dẫn lại 02, tr.192].
Trong quá trình sáng tác,việc nhà văn đã sử dụng tài tình lớp ngôn ngữ mang đậm nét địa phương sẽ giúp cho mỗi trang văn của họ những “bức hoạ đồng quê”, tạo nên phong cách địa phương, phong cách mang tính khu biệt cho nhà văn khi sáng tạo trên chính quê hương của mình.
Cũng như một số nhà văn trẻ khác, Hoàng Khánh Duy là tác giả truyện ngắn phía Nam có ý thức cao trong việc sử dụng hệ thống ngôn ngữ đậm chất phương ngữ mang tính vùng miền trong sáng tác của mình. Đây chính là điều làm nên sự thành công và điểm khu biệt dễ nhận thấy trong truyện ngắn của anh. Ngôn ngữ Nam bộ trong truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy không màu mè, trau chuốt mà mang vẻ đẹp bình dị, chân mộc như cuộc sống thường nhật.
Có thể nói, sự phong phú của phương ngữ Nam bộ trong truyện ngắn Hoàng Khánh Duy là sự tinh tế thu nhận từ nhiều góc nhìn, quan sát và cọ xát trong đời sống giao tiếp hàng ngày. Với lợi thế vốn là sinh viên ngành Ngữ văn, về phương diện ngôn ngữ anh đã có cách cảm nhận có chiều sâu và một trái tim biết lắng nghe và thấu hiểu, dạt dào tình yêu đối với quê hương miền Tây thân yêu. Hơn bất kì một nhà văn nào khác, Hoàng Khánh Duy luôn hiểu rằng: Để miêu tả con người Nam bộ, tính cách Nam bộ một cách chính xác nhất thì không gì thích hợp hơn là lấy chính ngôn ngữ của vùng miền đó làm ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Tiếp bước Trần Bảo Định, Nguyễn Ngọc Tư, Trần Thu Hằng, Nguyễn Thu Phương, Trần Đức Tiến, Khôi Vũ,Hoàng Khánh Duy cũng mang tất cả vẻ đẹp của sông nước, con người miền Tây Nam bộ vào văn chương. Nhưng ta nhận thấy Hoàng Khánh Duy còn rặt “Nam bộ” hơn cả họ nhờ vào chất giọng Nam bộ đặc sệt trong ngôn ngữ các thiên truyện ngắn của anh. Quả vậy, cuộc sống của các nhân vật gắn liền với mỗi dòng sông. Từ sinh hoạt hàng ngày đến lời tâm tình cũng gửi
theo những dòng nước, những câu chuyện tình yêu cũng nảy mầm theo những chuyến đò xuôi ngược. Các danh từ chỉ địa danh Nam bộ, những vùng đất xa xôi nhưng luôn ấm áp tình người như: Sông Cái Tàu, Sông Tiền, sông Hậu, Tha La, Xóm Bần, Vàm Đinh, Củi Đước, Rạch Rắn, Bãi Mướp, Rạch Cải, Giồng Riềng, Vàm Cái Tàu, sông Trẹm...Mỗi địa danh gắn bó với con người, những câu chuyện tình nghĩa xúc động. Bên cạnh đó, ta thấy rằng từ ngữ địa phương được Hoàng Khánh Duy sử dụng một cách linh hoạt, tạo cho truyện sự gần gũi chân tình. Đọc truyện ngắn của anh, chúng ta có cảm tưởng mình đang ở trên mảnh đất Nam bộ bận rộn theo những chuyến đò xuôi ngược nơi con nước dòng sông.
Đầu tiên, trong hầu hết các thiên truyện của nhà văn trẻ xứ miệt vườn này, lớp từ ngữ mang đậm dấu ấn khẩu ngữ Nam bộ của Duy không “độc sáng”, nó là từ vựng dân dã, lấy trực tiếp từ cuộc sống thường nhật xung quanh. Đó là những từ ngữ thường xuyên xuất hiện trong sinh hoạt hàng ngày của cư dân vùng văn hoá Nam bộ: Tui, tấp vào,mắm, bần, điên điển, càm ràm, na, nách, cự, đụt, biểu, nắm nuối, ngó, cặm, ngoi quẫy, quá giang, quơ, lượm, mần ăn, khoái, dừng, xà quần, rầu, xúc, quở, lai rai, tụ, lội, tiếp, lòn, xài, đổ quạu, coi kiếng, làm lơ, ực, chựng (lại), chưng hửng, lò mò, rang, lia lia, mằn mằn, rầy, so cựa, xẹt, ngán, tạt, ụp, chắc mằm, giạt, lánh, day day, nghiêng nghiêng ngó ngó, hối, hụ, hợ, giả đò, te te, cuốn, rượt, táp, níu, tề, róc, giả đò, thường, vắt vẻo, thắt thẻo, èo uột, khô khốc... Trong Giữa mùa hoang lạc, anh đã viết về cánh đồng chiều của miền sông nước rất đỗi nên thơ và nhẹ nhàng:
Chiều vắt vẻo trên rẻo cao, thắt thẻo tiếng tu tú ngoài bãi ngô vọng về buồn man mác... Bãi ngô rải dài trên cánh đồng làng, tít tắp. Mấy dãy ngô non đầu mùa lá xanh mơn mởn. Ngô già bắp to bám trên thân mẹ chờ đến hái, thân cây cũng èo uột kiệt sức vì vắt trọn nhựa sống cho con. Đám ngô chết vàng úa, thân ngô khô khốc gió đánh xạc xào cũng
mòn mỏi tả tơi... [16, tr.19 – 20].
Hoặc trong Hoàng hôn màu đỏ, anh miêu tả cảm xúc của Tuệ khi nhớ về Trí qua những kí ức rất đỗi thân thương. Việc sử dụng khá nhiều từ ngữ thuộc phương ngữ Nam bộ, người đọc cũng dễ đồng cảm với nhân vật - một con người Nam bộ rất đỗi yêu thương và chân tình:
Không biết tại sao mà mỗi lần thấy đám ngô khô ngùn ngụt khói, Tuệ bật khóc. Tuệ đứng khóc sướt mướt như một đứa trẻ, dẫu năm tháng đã qua Tuệ tưởng đã khóc cạn sầu. Chắc Tuệ xót xa, chắc tuệ nhung nhớ. Cùng trên triền sông này, ngày nắng Tuệ thường bồng con lóng ngóng
đợi chồng về, chiều chiều Trí bồng con ra lấy chân vờn nước, tắm táp, leo ngược lưng trâu khi khói cơm thơm phức bay ra từ mái tranh nghèo lại vội vã bồng con về nhà quây quần bên mâm cơm đạm bạc. Thuở ấy an vui, tuy nghèo mà sâu nặng nghĩa tình, mái tranh xiêu cơm sáng chiều cá kho rau luộc mà niềm vui đong đầy theo năm tháng... [17, tr.98]
Trong Mưa chiều châu thổ, bằng những từ ngữ rặt Nam bộ, anh miêu tả dáng dấp của một người cha rất đỗi dân dã, chỉ biết làm lụng quanh năm để nuôi sống gia đình cộng với biết bao lo toan suy nghĩ:
Ba ngồi chồm hổm trên vạc, người ba còn ướt sũng và đôi môi tái mét. Ba bưng chén cơm lên tay, lấy đũa và vội vào trong miệng. Vừa và cơm, mắt ba nhìn ra xa xăm. Trời vẫn chưa ngớt mưa, cánh đồng và dòng sông, bãi bờ và lau sậy... tất cả chìm biển nước trắng xoá... [21, tr.27]
Thứ đến là hệ thống danh xưng, tên gọi, tên giao tiếp rất đặc trưng Nam bộ. Mỗi nhân vật có một tên gọi riêng nhưng khi gọi lên lại thường đi kèm với thứ tự sinh ra trong gia đình, gợi cảm giác ấm áp, thân thuộc hoặc gắn liền với những hoa trái, đặc sản quê hương. Đó là những tên gọi thường nhật mà chúng ta vẫn thường bắt gặp trong các bộ phim điện ảnh về Nam bộ đầu thế kỉ XX:cô Hai (Đêm chờ đò), Út Hận (Mùa trái cây sông Hậu), Út Xuân (Người
đàn bà trên cánh đồng Mộc Hoá), Út Nhỏ (Cỏ sang mùa), Út Hết, cu Mầm(Đêm Tha La), Bông (Người trên ghe cát), Bụp, Nhụ, Muông (Làng bè), Xoàn (Chuyến đò sông Trẹm)... Hoặc cách gọi thân mật: cưng, nhỏ, bây, tụi bây, ba, má, thím hai, chị sáu... xuất hiện hầu hết trong các thiên truyện viết về gia đình, tình làng nghĩa xóm…
Các từ biến âm hoặc biến âm rút gọn của phương ngữ Nam bộ cũng được tác giả sử dụng nhiều nhưng không gây khó khăn với người đọc ở vùng miền khác vì chúng quá quen thuộc: bi nhiêu, hông, hy sanh, gởi, lá thơ, tui, mầy, ổng,... Những tình thái từ mang màu sắc Nam bộ: ủa, ha, hen, nghen, vậy ha, dà, quá trời, khỉ khô,..xuất hiện với cường độ dày đặc trong các thiên truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy. Điều này tạo nên vẻ sống động trong lối dùng từ ngữ của anh khi miêu tả về đời sống và con người, văn hoá miền Tây Nam bộ. Trong Cỏ sang mùa, người đọc sẽ cảm nhận được tính tình vui nhộn của gia đình út Nhỏ qua những câu nói rất đậm chất Nam bộ:
Anh hay gọi cô là út Nhỏ. Cô phụng phịu bảo mình lớn rồi mà anh cứ gọi là nhỏ hoài, lỡ người ta nghe được cười chết. Gọi mãi, anh quen. Người làng cũng gọi cô ngọt sớt: “Út Nhỏ ơi, út Nhỏ à!”, nghe cũng hay hay. Dần dần, không ai nhớ đến cái tên Khánh Băng má đặt cho cô hồi nhỏ... Cô bụm miệng cười: - Má lạ quá! Anh ha?... Út Nhỏ ở nhà, đi chi cho cực? Lỡ mủ cóc bắn vào người thì khổ!. [18, tr.102]
Trong Chuyến đò sông Trẹm, tác giả có những đoạn văn rất đẹp viết về nhân vật Xoàn và Mộng, những nhân vật khá sinh động, “dễ thương” trong thế giới nghệ thuật của anh. Để kiến tạo nên chất sinh động ấy, phần lớn là nhờ vào hệ thống từ ngữ mang phong cách Nam bộ. Hệ thống từ ngữ ấy được vận dụng một cách uyển chuyển:
Những ngày sau đó, mỗi lần qua đò Xoàn đều dặn Mộng: “Chèo kĩ á nghen. Đò chìm nữa tui giận tui không nhìn mặt anh luôn!” Mộng cười: “tui biết rồi. Mà... lỡ đò có chìm thì tui cứu Xoàn chứ có bỏ Xoàn
đâu mà sợ!”. Khoảng khắc ấy Mộng thấy đôi gò má Xoàn đỏ ửng trong nắng sớm rọi xuống mặt nước... Bỗng nghe tiếng Xoàn vọng lại từ phía sau:
- Anh Mộng, làm gì ngồi đây một mình buồn thiu vậy? Bộ nhớ ai hả? Mộng vừa đáp vừa ngoái mặt nhìn lại:-Tui có nhớ ai đâu! Ủa, trưa trờ trưa trật mà Xoàn đi đâu vậy, xuống đò tui chở qua sông... [21, tr.124 – 125]
Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi về hệ thống từ ngữ Nam Bộ đã được Hoàng Khánh Duy dùng cho thấy, nhà văn đã sử dụng từ ngữ, phương ngữ Nam bộ ở rất nhiều mảng của đời sống văn hoá xã hội Nam bộ. Đó là những động từ chỉ hành động của nhân vật thì nó thường ngắn, mạnh, gọn, kiểu như: tạt, ụp, dộng, táp, tề, róc... như tính cách vốn mạnh mẽ và dứt khoát của người Nam bộ.Đó là những từ chỉ trạng thái, tính chất:bằn bặt, buồn hiu, cà chớn, giả, bộ, lãng xẹt, sương sương, tạnh hột, xỉn....Nhận xét về việc sử dụng phương ngữ Nam bộ được dùng trong tác phẩm, có ý kiến cho rằng: “Ngôn từ trong tất cả các truyện ngắn của anh, từ ngôn ngữ dẫn truyện đến ngôn ngữ nhân vật, nhất là ngôn ngữ nhân vật, đều khá thuần chất Nam bộ” [44, tr.1]. Số lượng từ ngữ Nam bộ được dùng trong tác phẩm của anh khá dày đặc và sử dụng khá thích hợp. Đó là ngôn ngữ “của tỉnh lẻ, của ruộng vườn, và nhất là của sông, của mưa” [38, tr.1]. Đặc điểm này tạo nên không khí Nam bộ đặc trưng trong tác phẩm của Hoàng Khánh Duy, đã trở thành một nét phong cách được nhiều người yêu thích. Khi khảo sát qua 03 tập truyện hấp dẫn của anh, chúng tôi có kết quả như sau:
Tên tác phẩm Số lượng từ ngữ Nam bộ/ từ ngữ toàn dân Tỉ lệ % 1. Triền sông con nước vơi đầy
1.1. Lạc nhau giữa dòng 109/2141 5.1
1.2. Bến nhớ 121/2231 5.4
Tên tác phẩm Số lượng từ ngữ Nam bộ/ từ ngữ toàn dân Tỉ lệ %
1.4. Cánh đồng xanh mây trời 129/1902 6.8
1.5. Sau những cuộc đời 202/2301 8.8
1.6. Biệt xứ 199/2103 9.5
1.7. Chuyến trở về không tên 207/2319 8.9
1.8. Sông đời lặng lẽ 219/2357 9.3
1.9. Ngọn khói sông quê 261/2431 10.7
1.10. Hồi âm 145/2017 7.2
1.11. Dưới giàn thiên lý 232/2405 9.6
1.12. Ngược nước 192/2205 8.7
1.13. Mùa nhãn 196/2103 9.3
1.14. Đoạn cuối hoa hồng 194/2208 8.8
1.15. Ngăn kín thời gian 190/2019 9.4
2. Hoàng hôn màu đỏ
2.1. Linh hồn thạch thảo 261/2497 10.5
2.2. Người đàn bà không hoá đá 234/2367 9.9
2.3. Chừng nào sông cạn đá mòn? 277/2498 11.1
2.4. Nằm yên trên cỏ 188/2198 8.6
2.5. Lầm lạc 201/2239 9.0
2.6. Bước thời gian 187/2391 7.8
2.7. Hoàng hôn màu đỏ 274/2396 11.4
2.8. Chiều cuối năm 209/2293 9.1
2.9. Chiếc áo màu rêu 171/2205 7.8
2.10. Mùa dưa chín trên đồng 219/2431 9.0
2.11. Một người Bến Hạ 228/2432 9.4
2.12. Bạc 169/2189 7.7
2.13. Bóng mát đời cha 189/2195 8.6
2.14. Mùa sa kê rụng lá 168/2017 8.3
3. Đời sông như đời người trên sông
3.1. Cánh đồng mùa nước nổi 213/2234 9.5
Tên tác phẩm Số lượng từ ngữ Nam bộ/ từ ngữ toàn dân Tỉ lệ % 3.3. Đêm Tha La 266/2298 11.6 3.4. Người đàn bà trên cánh đồng Mộc Hoá 281/2322 12.1 3.5. Làng bè 199/2329 8.5
3.6. Mùa trái cây Sông Hậu 167/2144 7.8
3.7. Người trên ghe cát 182/2091 8.7
3.8. Cỏ sang mùa 224/2321 9.7
3.9. Mộng hoa cải 188/2218 8.5
3.10.Chuyến đò sông Trẹm 229/2395 9.6
3.11. Dòng sông Bao Dung 198/2087 9.5
3.12. Bờ lau 192/2048 9.4
Các thiên truyện ngắn trong các tập truyện của Hoàng Khánh Duy đôi khi chỉ nhằm mục đích miêu tả, kể về một sự việc gì đó rất nhỏ bé, đời thường, không có xung đột gay cấn, căng thẳng nhưng với những suy tư, chiêm nghiệm của tác giả, vấn đề trong tác phẩm lại trở nên sâu sắc, ám ảnh người đọc bởi ý nghĩa nhân sinh hàm chứa trong đó. Nhưng thông qua hệ thống từ ngữ đậm chất miệt vườn của sông nước miền Tây Nam bộ, tác giả đã phần nào khảo tả được dòng suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật. Theo dõi trong bảng thống kê mô tả trên, chúng ta có thể nhận thấy, với tỷ lệ trên dưới 10% từ ngữ được dùng có nguồn gốc từ trong phương ngữ Nam bộ dường như đã giúp nhà văn thể hiện được những dòng mạch trữ tình ngoại đề, sự thụ cảm thiên nhiên trong các thiên truyện. Đây có lẽ là một đặc điểm trong cách miêu tả của nhà văn.
Khảo sát các tập truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy để khái quát và nâng lên thành luận điểm ngôn ngữ đậm chất Nam bộ là công việc khá thú vị. Bởi lẽ thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn của anh luôn gắn liền ở một vùng đất có vị trí địa lý đặc trưng - vùng sông nước. Nhìn vào bảng thống kê trên,
phương ngữ Nam bộ chiếm một tỉ lệ tương đối lớn, khá quan trọng trong các sáng tác của anh. Người đọc cũng nhận thấy một điều là ở những tác phẩm có đề tài về đời sống nông thôn, về người nông dân Nam bộ thì tỉ lệ từ địa phương cao hơn những tác phẩm viết về đề tài cuộc sống đô thị, về những người không phải là nông dân.
Có thể nói rằng, việc sử dụng phương ngữ Nam bộ đã tạo cho Hoàng Khánh Duy một giọng văn riêng, khó lẫn, bổ sung thêm một chất giọng mới lạ cho văn đàn Nam bộ vốn trung dung, ít cá tính vùng miền. Nó mang đến cái mới lạ cho văn chương và thói quen thưởng thức của người đọc. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, nếu chỉ sử dụng một cách nói ấy thì cũng sẽ gặp một số hạn chế trong sự tiếp nhận từ phía người đọc.Có thể nói, lớp từ khẩu ngữ được sử trong truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy đã làm cho văn phong trong tác phẩm của anh trở nên mộc mạc, giản dị, chân thực và gần với cuộc sống và tâm tư, tình cảm, tư duy của người dân vùng sông nước. Và, cũng qua lớp từ khẩu ngữ, nhân vật đã bộc lộ tính cách, còn nhà văn thể hiện thái độ, tình cảm của của mình về những vấn đề đặt ra trong tác phẩm.