Về thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn hoàng khánh duy (Trang 114 - 130)

6. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Về thời gian nghệ thuật

Theo quan điểm của các tác giả Từ điển thuật ngữ văn học, “thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [28, tr.193]. Thời gian nghệ thuật có thể được vận dung theo các thủ pháp đảo ngược về quá khứ hoặc vượt qua hiện tại để đến tương lai. Là

hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng của thi pháp học, nó thể hiện sự sáng tạo của nhà văn trong hành trình nghệ thuật. Vì vậy, khi nghiên cứu thời gian nghệ thuật sẽ giúp chúng ta khám phá được đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của nhà văn, phác hoạ nên mô hình thế giới hiện tồn mà tác giả xây dựng, bởi thời gian là một trong những phương diện hữu hiệu nhất để tổ chức và vận hành nội dung nghệ thuật.

Thời gian nghệ thuật trong thế giới truyện ngắn Hoàng Khánh Duy thể hiện một cách sinh động quan niệm của nhà văn về cuộc đời, con người và có mối liên hệ chặt chẽ với không gian nghệ thuật. Trong quá trình khảo sát truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy, chúng tôi nhận thấy một số đặc điểm về các kiểu thời gian nghệ thuật được tác giả thể hiện trong tác phẩm của mình là: Thời gian đan xen giữa hiện tại và quá khứ; Thời gian xuôi chảy; Thời gian mộng tưởng.

Trong đời sống thực tại, nếu thời gian khách quan được đo bằng các dụng cụ vật lý và lịch biểu thì thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài chốc lát ấy thành vô tận. Sự đan cài các dạng thức thời gian khác nhau trong chuỗi chi tiết nghệ thuật đã tạo nên nhịp điệu trong tác phẩm. Ở truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy, chúng ta có thể khẳng định, thời gian nghệ thuật gắn liền với cấu trúc nội tại của hình tượng nghệ thuật. Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại.

Trong thế giới truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy, thời gian nghệ thuật được xác định thông qua một hệ quy chiếu có tính tiền đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy những đặc điểm tư duy của tác giả. Gắn với phương thức, phương tiện thể hiện mỗi thể loại văn học có kiểu thế giới nghệ thuật riêng. Do đó, đặc điểm đầu tiên ta dễ nhận thấy là kiểu thời gian trong truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy được tổ chức theo hình thức hồi tưởng, đan

xen giữa hiện tại và quá khứ: Hiện tại - Quá khứ - Hiện tại - Quá khứ.

Thời điểm hiện tại là khung thời gian mà nhân vật nhìn lại quá khứ, chiêm nghiệm cuộc đời. Thời gian này là thực tại mà nhân vật đang kể. Hiện tại này không kéo dài như trong quá khứ. Trong các thiên truyện của anh, chúng ta thường thấy nhà văn bắt đầu bằng kiểu dẫn nhập này. Chúng ta có thể bắt đầu câu chuyện của Ngân và Nhụ trong Bến nhớ bằng một thời điểm rất cụ thể: “Cơn mưa mùa hè lất phất trên mấy rặng tre đầu xóm, chưa kịp thấm vào lòng đất đã vội tan nhanh vào không gian yên ả. Buổi trưa vắng lặng vắt vẻo tiếng chim tu hú kêu ran từ bên kia sông vọng lại. Ngân ngồi trong nhà mơ màng nghe thoang thoảng mùi bình bát chín, mùi mằn mặn của dòng sông băng ngang chia xóm Gia Lạc thành hai nửa...” [15, tr.21]. Hoặc giả, người đọc cũng có thể đồng cảm với Phụng trong Cỏ về những buổi chiều cô độc của chị trong ánh chiều tà: “Những buổi chiều buồn đổ dài xuống bến sông, con nắng nhạt nhoà như sắp tắt, buồn bã rớt lại vài vạt cuối cùng trước khi tan vào màn đêm. Phụng ngồi bên bờ sông, nghĩ vẩn vơ không biết chừng nào mình mới vượt sông qua được bờ bên kia...” [18, tr.06].

Hiện tại đang hiển hiện như nỗi buồn man mác, đầy ám ánh và quá khứ đau thương trong truyện của Hoàng Khánh Duy thường kéo dài, các nhân vật thường kể nhiều về quá khứ tiếc nuối những ngày tháng tươi đẹp đã qua. Vì vậy mà thời gian nhanh hay chậm là phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng nhân vật. Nếu Nhụ ở truyện Bến nhớ hiện tại mở ra một quang cảnh của một buổi trưa dẫn dắt Ngân đi từ quá khứ đến thực tại. Quá khứ trong kí ức của Ngân và Nhụ là “giâc mơ mù khơi. Ngân chán ngán cái cảnh tù đọng, chán cái cảnh căn nhà hễ mưa là dột tứ tung. Ngân không cam lòng nhìn chồng đói con khóc, làm lụng quanh năm cũng chẳng đủ ăn. Nghĩ đến cảnh đó, Ngân lại muốn đi thật xa...” và trong hiện tại: “...Còn bây giờ, Ngân quyết định bỏ rẫy mà đi, chỉ cần nối gót anh Biển lên thành phố làm một thời gian thôi cuộc sống hai người sẽ khấm khá...” [15, tr.25], và Nhụ chua xót trong thực tại khi

nghe mẹ của Ngân khuyên nhủ: “Con Ngân đi rồi, thằng cu cũng lớn. Con coi có đứa nào ưng bụng thì tiến tới, má không trách con đâu. Rồi đời con sẽ khác, không vì con Ngân mà khổ sở...” [15, tr.26]. Hoặc quá khứ trong tâm thức của Phụng là tâm thức được khơi gợi từ một đêm trăng, đó là đêm mà

“gió lồng lộng thổi đến từ trăm ngàn phía, vật vờ mấy ngọn cây dưới bến mơ hồ như bóng ma. Bên sông có tiếng ai gọi má quen quen như âm thanh năm nào vọng về từ trên bến đò đã cũ. Con người ấy (tức cha của Phụng) bao năm vẫn chiếm giữ một vị trí không hề thay đổi trong sâu thẳm tâm hồn má, dẫu đã từng đi qua bão giông, đi qua những lần rắp tâm, tàn bạo, đau đớn đến xé lòng vẫn giữ trọn cho mình một tình yêu xuôi dọc cuộc đời, tình yêu ấy dài như dòng sông loang loáng nước, đến khi tóc má bạc màu...”[18, tr.12].

Đây có lẽ chính là thủ pháp sử dụng thời gian nghệ thuật tài tình của Hoàng Khánh Duy để khắc hoạ diễn biến tâm trạng nhân vật Ngân, Nhụ, Phụng. Hiện tại đang tiếp diễn, quá khứ được kể lại đan xen tạo nên những tầng tầng lớp lớp của câu chuyện. Sống nhờ vào quá khứ - thời gian hiện tại kéo dài chảy trôi cùng số phận của nhân vật là một đặc điểm khá trội bật trong nội dung của các truyện ngắn như Bến nhớ, Hồi âm, Ngăn kín thời gian trong tập Triền sông con nước vơi đây; Giữa mùa hoang lạc, Mái tóc này mẹ để, chỉ vì ba, Tàn một mùa quỳ trong Lưng chừng nỗi nhớ; Bạc, Lầm lạc, Bước

thời gian, Linh hồn thạch thảo trong Hoàng hôn màu đỏ...Thời gian đồng hiện luôn chảy thành một mạch song song giữa những cảm xúc chìm đắm với những giấc mơ, với mộng đẹp với quá khứ đau thương; hiện tại chán ngắt và tương lai cũng chưa thể nói được gì nhiều. Thời gian gian đồng hiện, xen kẽ quá khức - hiện tại - tương lai còn như găm mãi trong tim những nỗi đau còn rỉ máu chưa nguôi.Thời gian đồng hiện trong truyện của Hoàng Khánh Duy đồng thời cũng chính là thời gian của tâm trạng - của dòng chảy miên man cuộn trào không dứt.

khác, thời gian trong thế giới truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy, chúng ta còn bắt gặp là kiểu thời gian xuôi chảy, thời gian vận hành của dòng ý thức. Kiểu thời gian này rất hợp với cách đọc truyện của độc giả thời hiện đại. Chính cuộc sống nhanh, gấp con người chỉ có rất ít khoảng thời gian để suy ngẫm, để đọc tỉ mẩn, để trôi theo những dòng chảy thời gian hiện thực miên man. Vì thế, những câu chuyện tuy rất ngắn, chỉ trong một vài giây tích tắc suy nghĩ tác giả đang nói về vấn đề này lập tức chuyển sang chuyện khác mà vẫn giữ đầy đủ ý nghĩa của nó. Những trang truyện ngắn của anh luôn là những khoảng thời gian rất thực, luôn được nhìn nhận ở điểm nhìn thực tế. Thời gian xuôi chảy trong truyện ngắn của Duy được thể hiện thông qua các sự kiện, sự việc, chi tiết xảy ra lần lượt của hành trình sống của các nhân vật thông qua những mảng hồi ức của nhân vật. Chiều cuối năm là một tác phẩm tiêu biểu, vẫn là cốt truyện giản dị, đời thường nhưng dưới cái nhìn tinh tế của nhà văn trong trong cách thể hiện qua dòng suy nghĩ của nhân vật Nữ . Ở

Chiều cuối năm nỗi đau trong quá khứ dường như cũng đang tan chảy trong dòng hiện tại. “Năm nào cũng vậy, chiều cuối năm, Nữ thường băng qua dãy đồng làng ra bến xe đứng lóng ngóng đợi chồng... Chiều nay, Nữ lại cắp nón lá liêu xiêu chạy ngang qua bờ đê đi ra phía bến xe đứng đợi. Nữ đợi từ khi mặt trời còn chùng chình trên đầu ngọn cây gạo đỏ ửng như đốm lửa phía đồng cho đến khi khuất bóng, mặt đất và bầu trời chập choạng trong màn đêm xám xịt...” [17, tr.101]. Nữ chờ đợi trong vô vọng, mọi chuyện diễn tiến trong những hồi ức của Nữ, người kể chuyện lần lượt nêu bật các sự kiện nối chuỗi theo dòng mạch của thời gian từ lúc câu chuyện khởi phát cho đến lúc nhân vật cảm nhận được “những mùa hoa gạo đi qua”, “Và Nữ chờ ... chờ mãi... sương rơi như nước mắt”, “Biết đâu còn chuyến xe nào trong đêm muộn đưa người thương về chốn cũ”. Một năm chờ đợi đã qua nối một năm chờ đợi tiếp tới, thời gian nối thời gian tất cả chảy xuôi và mở và kết đều trong vô vọng. Cái tài của nhà văn là xây dựng được kiểu kết cấu thời gian

theo lối dòng chảy, tất cả như một mạch dài, tất cả cứ xô đẩy nhau trong dòng chảy ấy khiến cho câu chuyện được kể thêm nhiều kịch tính.

Trong truyện ngắn Chuyến đò sông Trẹm, tác giả kể một câu chuyện của Xoàn theo một mạch chảy đều đều của con sông Trẹm gắn liền với sự trôi chảy tuần hoàn của thời gian một ngày trọn vẹn: “Mỗi buổi sáng, Xoàn xách cặp đợi đò qua sông Trẹm đến trường. Trưa trưa, chiếc đò nhỏ cập bến bên kia sông đưa Xoàn về rồi mới gác mái chèo nằm thở phì phò lắng sóng... Những đêm mùa trăng, Xoàn thường ngồi trên bến đò cho đến khi khuya lơ khuya lắc... Đêm sông Trẹm mơ màng và tĩnh vắng...Hoàng hôn xớm Trẹm vắng tanh...và Chiều nay, con chim lắc nước nhảy cà khựng bên bờ sông...” [21, tr.123-134]. Thời gian thì cứ trôi theo mạch tuần hoàn của nó, sông Trẹm vẫn chảy theo chiều Đông sang Tây và bồi đắp phù sa cho đôi bờ, nhưng cuộc đời của Xoàn và Mộng thì cứ trôi nổi ngụp lặn trong dòng mạch ấy. Tác giả cố tình sử dụng dòng mạch thời gian xuôi dòng ấy để phác hoạ cho người đọc thấy được sự tiến triển trong sy nghĩ, trăn trở của nhân vật Xoàn, từ chỗ vô tư, toan tính và quay trở lại với những kỉ niệm đẹp của cuộc đời. Đó mới là nơi dung chứa và chỉ có yêu thương mới có thể bao dung cho con người được.

Đặc biệt, trong truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy, đồng hành với thời gian đan xen giữa hiện tại và quá khứ là kiểu thời gian mộng tưởng. Nét nổi bật của thời gian mộng tưởng là thời gian của những giấc mơ. Mơ là mô típ nghệ thuật nhằm nêu lên những vấn đề triết lý về cuộc sống con người. Mơ là thời gian đặc biệt, là biểu tượng của vô thức, của đời sống tâm linh. Mơ là thời gian không xác định, là sự chắp nối, xâu chuỗi liên tục hay đứt đoạn của những ám ảnh vô thức. Nhiều truyện ngắn của Duy sử dụng thời gian giấc mơ nhằm lí giải chiều sâu nội tâm của nhân vật. Thời gian giấc mơ thường ngắn ngủi, chớp nhoáng nhưng loé sáng, soi rọi, lí giải nội tâm của nhân vật một cách hiệu quả. Nội dung giấc mơ ứng với từng loại nhân vật.

ảnh cô trong Chiếc áo màu rêu là những ám thị về một tình huống, một cú sốc tinh thần sắp sửa xảy ra: “Đêm nay cô gái lại trở về. Cô mặc chiếc áo màu rêu ngồi khóc thút thít trên chiếc ghế đá trước cửa bệnh viện... Lần này cũng vậy, cô gái mặc chiếc áo màu rêu đứng nhìn Lan Nhi qua cửa kính sáng loáng. Cô cứ nhìn mãi mà chẳng nói gì, thi thoảng nở nụ cười đầy bí ẩn. Đôi mắt sâu, đen nhưng ráo hoảnh như người vừa mới khóc... Người con gái mặc chiếc áo màu rêu, mái tóc quyện chặt vào màn đêm trở về...” [17, tr.115-117]. Khi sự thật được phơi bày, hình ảnh cô gái mặc chiếc áo màu rêu ấy đã khiến cho Lan Nhi hình dung rất rõ về sai lầm của Mẫn và cô chấp nhận “khi chiếc xe chở Mẫn lao đi vùn vụt trong màn sương mù ban mai... Lan Nhi nhìn theo chiếc xe bấy giờ đã khuất hẳn trên con đường đông người qua lại, tự nghĩ: “Rồi con sẽ lớn lên, sẽ thành người có ích, dẫu không có cha con bên cạnh”

[17, tr.128].

Giấc mơ về người cha thân yêu của K. trong Mộng hoa cải chính là động lực để nhân vật có thể tiếp tục cuộc hành trình của mình: “K. vẫn thường mơ thấy cha. Trong giấc mơ, K. thấy mình bé xíu, tóc cột đuôi gà, K. mặc bộ đồ bông vải mềm và đôi chân không mang dép.... Cơn gió mang hình hài của cha. Bờ lưng, khuôn mặt, mái tóc pha sương và nụ cười hiền dịu của cha. K. mừng rỡ: - Cha, cha về với con phải không? Con nhớ cha lắm!...” [15, tr.113]. Điệp khúc “K. vẫn thường mơ thấy cha” xuất hiện liên hồi trong thiên truyện, khiến cho người đọc bất giác cảm thấy ấm áp về tình phụ tử, về tình thương mà K. luôn dành cho người cha của mình. Giấc mơ ấy mang đến cho K. sự bình an, “K. nhìn ra cánh đồng. Gió lộng. K. biết rằng khi bóng đêm buông xuống, cha sẽ về. Cha về trong tiềm thức, trong giấc mơ K. Cha sẽ mỉm cười, tay cha xoa đầu K., vuốt tóc K. Cảm giác bên cha là cảm giác bình yên, che chở...” [15, tr.122].

Thời gian trong truyện ngắn của Hoàng Khánh Duy được tổ chức theo mạch đan xen giữa hiện tại và quá khứ, vận hành xuôi chảy và trội bật qua

những mộng tưởng đã giúp cho tác giả có điều kiện đi sâu khám phá, tái hiện đời sống và thế giới nội tâm của con người, nhằm thể hiện được mối quan hệ sâu sắc giữa con người và đời sống thực tại. Thông qua các biểu hiện đa dạng của thời gian nghệ thuật, chúng ta có thể nhận thấy nhà văn trẻ của chúng ta có khả năng vô hạn trong việc nới lỏng hay mở rộng cốt truyện. Cốt truyện hoàn toàn có thể mở rộng đến tối đa, thậm chí truyện ngắn có thể được làm cho dài ra với ngồn ngộn các sự kiện như trong tiểu thuyết.

Tiểu kết Chương 3.

Ngôn ngữ đậm chất phương Nam và giọng điệu nghệ thuật khoáng đạt của vùng đất mở là thế mạnh của các thiên truyện ngắn mà Hoàng Khánh Duy đã giới thiệu đến bạn đọc. Nó giúp anh khắc hoạ, khảo tả về cảnh vật, con người của vùng miệt thứ Tây Nam bộ một cách hiệu quả nhất.

Với hệ thống từ ngữ thuộc phương ngữ Nam bộ được sử dụng với tần suất khá dày đặc và giọng điệu gần gũi với con người miền Nam trong các tập truyện, Hoàng Khánh Duy đã góp phần giới thiệu những mảng màu khác nhau của văn hoá Nam bộ đến với bạn đọc cả nước.

Không gian, thời gian nghệ thuật trong truyện ngắn Hoàng Khánh Duy là yếu tố để thể hiện điểm nhìn của tác giả về cuộc đời thông qua hình tượng nhân vật, là hình thức cắt nghĩa con người, đem đến cho người đọc những khám phá mới.

KẾT LUẬN

Hoàng Khánh Duy là một trong số những nhà văn trẻ thuộc thế hệ sinh sau những năm 1990 của thế kỉ 20 còn tiếp nối và lưu giữ được hồn cốt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm truyện ngắn hoàng khánh duy (Trang 114 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)