6. Bố cục đề tài
1.4.1. Nhân tố chủ quan
Định hướng và mục tiêu phát triển của ngân hàng thương mại
Định hƣớng và mục tiêu sẽ ảnh hƣởng đến chiến lƣợc phát triển và từ đó tạo ra những kế hoạch hành động cụ thể, từ định hƣớng và mục tiêu ngân hàng thƣơng mại tiến hành xây dựng chiến lƣợc phát triển bao gồm chiến lƣợc ngắn hạn và dài hạn. Để đảm bảo chiến lƣợc hoạt động đúng những định hƣớng ban đầu thì ngân hàng phải xây dựng một chiến lƣợc phát triển dịch vụ trên cơ sở việc xác định vị trí hiện tại của mình trong hệ thống tài chính để thấy đƣợc điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và thách thức từ đó đảm bảo rằng việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng có kế hoạch dài hạn, mà không phải là những hoạt động rời rạc, tuỳ tiện, tạo ra thế chủ động trong hoạt động ngân hàng. Định hƣớng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ phải bám sát vào nhu cầu thị trƣờng từng địa bàn hoạt động cũng nhƣ phải luôn gắn liền với xu thế hội nhập tất yếu để từ đó khai thác tối đa nguồn lực, ƣu thế cạnh tranh của m i ngân hàng nhằm đi đến mục tiêu cuối cùng của ngân hàng.
Cơ sở vật chất, công nghệ ngân hàng
Cơ sở vật chất và công nghệ là một điều kiện quan trọng ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Công nghệ ngân hàng ảnh hƣởng tới quyết định đối với việc mở rộng, nâng cao chất lƣợng và triển khai các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, bởi nó giảm bớt thời gian và chi phí giao dịch, tăng khả năng kiểm soát đối với các dịch vụ ngân hàng bán lẻ, cập nhật, thu thập, xử lý và phân tích thông tin nhanh hơn, cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đa tiện ích qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng sự tin tƣởng của khách hàng đối với ngân hàng. Ngoài ra khả năng quản lý ngân hàng, khả năng quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào trình độ công
nghệ ngân hàng. Do vậy việc ngân hàng đi tắt đón đầu các công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ có cơ hội để phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Tuy nhiên công nghệ hiện đại cũng có mặt trái của nó, đó là việc đòi hỏi chi phí đầu tƣ lớn cũng nhƣ đội ngũ nhân viên có trình độ cao phù hợp để làm chủ công nghệ đó,bên cạnh đó thì nó cũng đòi hỏi khả năng hiểu biết của khách hàng ở một trình độ nhất định để có thể sử dụng đƣợc những phƣơng thức giao dịch hiện đại. Vì thế có thể nói, nếu không biết sử dụng công nghệ sẽ trở thành con dao hai lƣỡi, từ đó nó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới hoạt động của ngân hàng. Việc sử dụng công nghệ nhƣ thế nào, ngân hàng phải căn cứ vào khả năng tài chính, trình độ đội ngũ nhân viên và đối tƣợng khách hàng để lựa chọn công nghệ phù hợp nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.
Nhìn chung cơ sở vật chất cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong kinh doanh ngân hàng. Cơ sở vật chất của ngân hàng chính là một phần hình ảnh ngân hàng. Hình ảnh của ngân hàng tốt sẽ tạo cho khách hàng yên tâm, tin tƣởng khi giao dịch và ngƣợc lại. Có thể nói, cơ sở vật chất cũng là một trong những điều kiện để các ngân hàng cạnh tranh nhau trong việc thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình. Vì thế nó cũng đóng góp không ít vào sự phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ nói riêng và của toàn bộ hoạt động của ngân hàng nói chung.
Quy mô, uy tín của ngân hàng
Uy tín của m i ngân hàng trong hệ thống tài chính là một loại tài sản vô hình quan trọng của ngân hàng đó. Uy tín này không phải tự nhiên mà có, cũng nhƣ không phải trong một thời gian ngắn mà có mà nó đƣợc tạo dựng qua rất nhiều năm hoạt động có hiệu quả,qua công tác quảng cáo khuyếch trƣơng để tạo hình ảnh của ngân hàng trên thị trƣờng.
Quy mô ngân hàng cũng là một nhân tố quan trọng quyết định cơ cấu danh mục dịch vụ của ngân hàng. Cơ cấu vốn của ngân hàng quyết định khả
năng chi trả và cung ứng dịch vụ tài chính cho khách hàng. Nếu nhƣ các ngân hàng truyền thống chỉ chú trọng vào hoạt động tín dụng thì đa số các ngân hàng hiện đại hiện nay đều phát triển theo hƣớng là ngân hàng đa năng, đáp ứng cho khách hàng tất cả các nhu cầu về dịch vụ tài chính, đa dạng hoá hoạt động để thu hút ngày càng nhiều khách hàng.
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Cơ cấu của ngân hàng bao gồm hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, mạng lƣới hoạt động của ngân hàng. Trong m i doanh nghiệp nói chung, vai trò, chức năng, quyền hạn của ban lãnh đạo từng cấp đƣợc xác định theo từng mức độ khác nhau. Hệ thống tổ chức nếu đƣợc thực hiện theo cơ cấu phù hợp, giữa các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ thì việc định hƣớng, triển khai và đánh giá thực trạng hoạt động của ngân hàng sẽ có hiệu quả hơn.
Đặc biệt, đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hệ thống ngân hàng cần xây dựng một cơ cấu phù hợp để xác định rõ các kênh hoạt động, phân định rõ giữa bộ máy quản lý và bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng, triển khai mọi hoạt động nhằm hƣớng tới phục vụ khách hàng một cách hiệu quả hơn.
Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố vật chất quan trọng nhất trong bất kỳ hoạt động sản xuất nào. Có thể nói con ngƣời luôn giữ một vai trò quan trọng trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, con ngƣời lại càng có vai trò quan trọng vì các sản phẩm ngân hàng là sản phẩm mang tính dịch vụ, phải qua sự phục vụ của nhân viên ngân hàng mới đến đƣợc với ngƣời sử dụng. Cùng một điều kiện cơ sở vật chất nhƣ nhau nhƣng dịch vụ ngân hàng bán lẻ cung cấp bởi những nhân viên ngân hàng khác nhau sẽ có chất lƣợng khác nhau và mức độ thoả mãn dịch vụ ngân hàng bán lẻ của khách hàng là khác nhau.
Có thể nói chất lƣợng nguồn nhân lực thể hiện ở tác phong làm việc, trình độ nghiệp vụ, khả năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ, vi tính, kinh nghiêm công tác, kỹ năng tiếp thu và làm chủ những công nghệ mới. Bộ máy nhân viên một mặt tạo nên hình ảnh của ngân hàng, mặt khác là cầu nối những công nghệ mới với hoạt động ngân hàng. Vì vậy, để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch của mình, ngân hàng cần coi trọng phát triển nguồn nhân lực từ khâu tuyển dụng, đào tạo và nên có chế độ đãi ngộ hợp lý.