6. Bố cục đề tài
2.3. Sử dụng ma trận SWOT đánh giá thực trạng đẩy mạnh dịch vụ NHBL tạ
NHBL tại BIDV Phú Tài
Cấu trúc phân tích SWOT đƣợc hình thành từ một nghiên cứu của Stanford Research Institute từ năm 1960 đến 1970. Albert S. Humprey (1926- 2005) đƣợc coi là cha đẻ của cấu trúc này. Cấu trúc phân tích SWOT là một
mô hình phân tích nổi tiếng của giới kinh doanh, doanh nghiệp viết tắt bởi bốn chữ cái đầu - 4 yếu tố then chốt - trong đó:
+ Strengths: Điểm mạnh - là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc có lợi giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mục tiêu
+ Weeknesses: Điểm yếu - là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt đƣợc mục tiêu.
+ Opportunities: Cơ hội - là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp (th ị trƣờng kinh doanh, xã hội, chính phủ...) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp lợi đạt đƣợc mục tiêu.
+ Threats: Đe dọa - là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp ( thị trƣờng kinh doanh, xã hội, chính phủ.) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt đƣợc mục tiêu.
SWOT đƣợc sử dụng trong lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lƣợc, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị và phát triển sản phẩm…Giải pháp chung cho một cấu trúc SWOT hoàn thiện đƣợc đƣa ra là: theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh (SO); vƣợt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội (WO); xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trƣờng bên ngoài gây ra (ST); thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trƣờng bên ngoài (WT).
Tại nghiên cứu này, tác giả sử dụng ma trận SWOT nhằm đánh giá nội lực bên trong hiện có cũng nhƣ môi trƣờng bên ngoài tác động đến dịch vụ NHBL tại BIDV Phú Tài, từ đó làm cở sở đƣa ra các giải pháp đẩy mạnh dịch vụ NHBL tại BIDV Phú Tài.
2.3.1. Điểm mạnh
Về quy mô và mạng lƣới cung ứng dịch vụ NHBL
Với mạng lƣới cung cấp dịch vụ rộng khắp BIDV Phú Tài đã đạt đƣợc những thành tích đáng ghi nhận. Để làm đƣợc điều này phải kể đến n lực về
phát triển hệ thống phân phối của BIDV Phú Tài, chi nhánh đã không ngừng phát triển song song cả hai kênh phân phối, kênh phân phối truyền và kênh phân phối hiện đại.
- Kênh phân phối truyền thống là phƣơng tiện trực tiếp đƣa các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng chủ yếu dựa trên lao động trực tiếp của đội ngũ cán bộ công nhân viên ngân hàng. Kênh phân phối truyền thống của BIDV Phú Tài là các phòng giao dịch đƣợc trải dài đến các huyện trong tỉnh.
- Kênh phân phối hiện đại chính là kênh bán hàng điện tử thông qua Internet, điện thoại di động Mobile, mạng lƣới ATM và POS.
Bảng 2.14. Mạng lƣới hoạt động của một số TCTD trên địa bàn tỉnh Bình Định
STT Ngân hàng trên địa bàn tỉnh
Bình Định Chi nhánh Phòng giao dịch 1 Agribank 13 10 2 BIDV 3 15 3 VietinBank 2 15 4 Vietcombank 2 9 5 Sacombank 1 6 6 ACB 1 3 7 MB 1 2 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Dựa vào bảng 2.14, có thể thấy đây là một thị trƣờng tiềm năng, thu hút sự đầu tƣ của các ngân hàng tên tuổi. Mặc dù có rất nhiều ngân hàng cùng hoạt động nhƣng BIDV vẫn đứng thứ hai về hệ thống mạng lƣới chi nhánh, phòng giao dịch chỉ sau Agribank trên địa bàn, đây vẫn là mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của BIDV Phú Tài nếu biết khai thác tốt.
Về phương thức phát triển
BIDV đang là một trong những ngân hàng thƣơng mại có thƣơng hiệu và uy tín trên thị trƣờng kinh doanh ngân hàng. Hiện nay các phƣơng thức phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV nói chung và BIDV Phú Tài
đang có sự đa dạng hóa sản phẩm cao kết hợp với hệ thống phân phối rộng rãi nên cũng đạt hiệu quả cao về phân phối sản phẩm, dịch vụ. Đến nay, BIDV đang triển khai trên 100 sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân, theo các nhóm chính: tiền gửi, tín dụng, thẻ, chuyển tiền, thanh toán hóa đơn, bảo hiểm, nâng cấp dịch vụ ngân hàng điện tử, bổ sung nhiều tính năng, giao diện thân thiện, dễ sử dụng cho dịch vụ BIDV SmartBanking, BIDV Online và các sản phẩm dịch vụ thẻ.
Về nguồn khách hàng
Thị phần khách hàng sử dụng dịch vụ NHBL tại BIDV Phú Tài tƣơng đối lớn so với các ngân hàng khách trên địa bàn, tập trung ở các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Phú Tài với lƣợng nhân viên và công nhân dồi dào, khách hàng là cán bộ công chức tại các tổ chức trên địa bàn các huyện có phòng giao dịch của BIDV Phú Tài trú đóng, ngoài ra còn một lƣợng lớn khách hàng dân cƣ đang sử dụng các dịch vụ NHBL tại các địa bàn này, mang đến cho BIDV Phú Tài lƣợng khách hàng đa dạng, nhiều thành phần.
Về hiệu quả kinh doanh
Các sản phẩm dịch vụ truyền thống nhƣ tín dụng bán lẻ, huy động vốn dân cƣ mang lại lợi nhuận tăng trƣởng hàng năm, các dịch vụ ngân hàng hiện đại cũng góp phần tăng nguồn thu cho Chi nhánh. Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong lợi nhuận của Chi nhánh tuy nhiên thu nhập từ dịch vụ bán lẻ có tốc độ tăng trƣởng rất nhanh qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động bán lẻ đã có sự khởi sắc, tỷ lệ đóng góp của hoạt động bán lẻ trong tổng lợi nhuận của chi nhánh ngày càng đƣợc nâng cao.
2.3.2. Điểm yếu
Thứ nhất, BIDV nói chung và BIDV Phú Tài nói riêng xuất phát là ngân hàng bán buôn, mọi yếu tố từ cơ sở vật chất, phƣơng thức quản lý đều mang nặng hoạt động bán buôn. Có thể nói BIDV Phú Tài là một trong những
chi nhánh có nhiều lợi thế về ngân hàng bán buôn khi có tới 3.393 khách hàng doanh nghiệp. Điều này đã tạo ra nhiều tiềm năng phát triển do BIDV có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều tập đoàn và tổng công ty lớn. Tuy nhiên khách hàng bán buôn của chi nhánh có lƣợng mua bán ngoại tệ nhiều, tiền gửi không kỳ hạn lớn, nhu cầu vay của khối khách hàng này là khá lớn nên việc tăng trƣởng tín dụng bán buôn và huy động vốn bán buôn sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Phú Tài. Điều này dẫn đến tỷ trọng huy động vốn bán lẻ trên tổng vốn huy động, tỷ trọng dƣ nợ tín dụng bán lẻ trên tổng dƣ nợ của chi nhánh còn rất thấp so với mức chung của toàn hệ thống.
Thứ ba, lãi suất của các gói tiền gửi và tín dụng chƣa hấp dẫn, chƣa có hình thức lãi linh động dựa trên số tiền gửi nhƣ một số ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên cùng địa bàn, các gói dịch vụ tài chính (tiền gửi kèm dịch vụ bảo hiểm, thanh toán QRpay, trả lƣơng tự động, thanh toán hoá đơn, chuyển khoản online…) có phí mở tài khoản/ phí thƣờng niên/ phí dịch vụ còn cao so với nhiều ngân hàng TMCP khác trong cùng khu vực.
Theo cập nhật đến hết 31/12/2020 của tác giả, dƣới đây là top các ngân hàng đang có biểu lãi suất hấp dẫn nhất trên địa bàn tỉnh Bình Định
Bảng 2.15. Các ngân hàng có biểu lãi suất hấp dẫn nhất Bình Định (cập nhật 12/2020)
Kỳ hạn 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng 36 tháng VPBank (*) 3,55 - 3,75% 3,55 - 3,75% 3,60 - 3,95% 5,5 - 5,8% 5,8 - 6,30% 5,9 - 6,40% 5,9 - 6,40% ACB (*) 3,60 - 3,70% 3,80 - 3,90% 3,90% 5,10 - 5,50 % 5,70 - 6,00% 6,50% 6,50% Sacombank 3,90% 4,00% 4,00% 5,70% 6,50% 6,70% 6,70% Agribank 3,50% 3,50% 3,80% 4,40% 6,00% 6,00% -- Vietcombank 3,30% 3,30% 3,60% 4,20% 6,00% 6,10% 5,80%
Kỳ hạn 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng 24 tháng 36 tháng VietinBank 3,50% 3,50% 3,80% 4,40% 6,00% 6,00% 6,00% BIDV 3,50% 3,50% 3,80% 4,40% 6,00% 6,00% 6,00%
(*) : Lãi suất cụ thể tuỳ thuộc vào số tiền gửi
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Qua bảng 2.15, có thể nhận thấy lãi suất huy động của BIDV không phải là mức hấp dẫn nhất trên địa bàn vào giai đoạn này và thiếu sự linh hoạt theo số lƣợng tiền gửi nhƣng BIDV lại là một thƣơng hiệu đƣợc đánh giá là có độ an toàn và uy tín cao trong khu vực.
Thứ hai, dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại cho khách hàng còn mang tính truyền thống, chƣa có sản phẩm mang tính đặc trƣng riêng đại diện cho thƣơng hiệu, danh mục các sản phẩm thẻ và tiện ích vẫn còn hạn chế so với các đối thủ cạnh tranh khác nhƣ Vietcombank, Techcombank…. Tuy thời gian gần đây đã triển khai nhiều kênh thanh toán mới sử dụng công nghệ hiện đại nhƣ Internet Banking, Smartbanking…. nhƣng các tiện ích này chƣa đƣợc tích hợp nhiều dịch vụ thanh toán và giao diện còn gây khó khăn cho ngƣời sử dụng.
Thứ tư, chính sách chăm sóc khách hàng của BIDV Phú Tài còn yếu, thiếu chuyên nghiệp và chƣa đồng bộ trong toàn chi nhánh. Chƣa có bộ phận Marketing và chăm sóc khách hàng chuyên trách, là đầu mối chung trong mở rộng, phát triển hoạt động bán lẻ của Chi nhánh. Công tác Marketing trong hoạt động bán lẻ mặc dù đã đƣợc triển khai, nhƣng thực sự chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Trong công tác quản lý khách hàng Chi nhánh vẫn còn hạn chế, chƣa phân nhóm đối tƣợng khách hàng để có chƣơng trình, chính sách chăm sóc cụ thể, làm hạn chế khả năng huy động vốn đối với nhóm khách hàng có thu nhập cao hay còn gọi là khách hàng V.I.P
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế trong nƣớc phát triển, qua đó nền kinh tế của tỉnh Bình Định đang có nhiều chuyển biến tích cực, chất lƣợng cuộc sống ngƣời dân đƣợc nâng lên, các ngành dịch vụ và du lịch ngày càng đƣợc đẩy mạnh phát triển. Xu hƣớng sử dụng các dịch vụ tài chính cá nhân đang tăng lên mạnh mẽ.
Theo xu hƣớng hiện nay, dịch vụ NHBL đã và đang phát triển trên toàn thế giới. Dịch vụ NHBL góp phần rút ngắn giao dịch ngân hàng và khách hàng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, cơ cấu kinh tế vùng và các thành phần kinh tế theo hƣớng tiến bộ và hiện đại. Góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, giúp phân bổ vốn từ nguồn có vốn sang ngƣời cần vốn. Theo xu thế đó để các ngân hàng Việt Nam bắt kịp và cạnh tranh đƣợc với các ngân hàng trên thế giới thì việc đẩy mạnh dịch vụ NHBL là một tất yếu khách quan.
Thị trƣờng dịch vụ NHBL tại BIDV Phú Tài còn nhiều tiềm năng nếu biết khai thác đƣợc lợi thế của Chi nhánh trên địa bàn. Các khu, cụm công nghiệp tại các huyện với hàng trăm doanh nghiệp vừa và nhỏ là nguồn khách hàng dồi dào nếu BIDV Phú Tài biết khai thác và tiếp thị tốt, ngoài ra đi sâu vào địa bàn nơi một lƣợng lớn dân cƣ còn chƣa đƣợc tiếp cận nhiều với dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ mang đến cho BIDV Phú Tài cơ hội gia tăng khách hàng mới.
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ đổi mới, nâng cấp, tiến tới hiện đại hóa. Ngành ngân hàng cũng không đứng ngoài sự đổi mới đó. Dịch vụ NHBL đã áp dụng những công nghệ hiện đại vào quảng bá, truyền thông hay ứng dụng vào từng mảng dịch vụ để tạo ra những sản phẩm ngân hàng bán lẻ hiện đại, có hàm lƣợng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắc khe của khách hàng và xã hội.
Thứ nhất, theo thống kê hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định có 30 Chi nhánh cấp I của Ngân hàng thƣơng mại, 27 Quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong khi thị trƣờng không mở rộng dẫn đến thị phần về bán lẻ bị chia sẻ. Việc giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới gặp rất nhiều khó khăn vì khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn đến với ngân hàng.
Thứ hai, các phòng giao dịch của BIDV Phú Tài chủ yếu đặt tại tuyến huyện, nơi chƣa có các trung tâm mua sắm lớn để thiết lập quan hệ và đặt dịch vụ, mặc khác ngƣời dân chƣa có thói quen sử dụng dịch vụ mua sắm không dùng tiền mặt, điều này đã góp phần làm giảm hiệu quả của hoạt động thẻ, hoạt động huy động vốn bán lẻ. Dân cƣ chỉ tập trung ở trung tâm thành phố và trung tâm huyện, tính về phát triển lâu dài thì đặc điểm về dân cƣ này mang lại sự hạn chế vì không phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở khắp địa bàn.
Thứ ba, hiện tại các sản phẩm dịch vụ do BIDV đƣa ra đƣợc áp dụng chung cho toàn quốc, chƣa có chính sách sản phẩm cho những Chi nhánh mang tính đặc thù. Mặt khác, do bị hạn chế bởi quy định về phân vùng trú đóng giữa BIDV Bình Định, BIDV Quy Nhơn và BIDV Phú Tài nên đã hạn chế rất nhiều việc BIDV Phú Tài phát triển theo hƣớng mở rộng địa bàn, khu vực về phía thành phố Quy Nhơn, nơi có trình độ dân trí, mức sống cao và thu nhập ổn định.
Thứ tư, hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến việc cung cấp, sử dụng các dịch vụ ứng dụng Internet nhƣ: Internet banking, home banking, BIDV Online, Smartbanking... còn thiếu và chậm đổi mới so với việc phát triển của các dịch vụ bán lẻ của một ngân hàng hiện đại.
2.3.5. Ma trận SWOT
hoạt động dịch vụ NHBL của BIDV Phú Tài, ta có thể tóm lƣợc lại qua ma trận SWOT nhƣ sau:
Bảng 2.16. Mô hình phân tích ma trận SWOT Ma trận SWOT Điểm mạnh (S) 1. Hệ thống phân phối dịch vụ NHBL trải dài. 2. Thƣơng hiệu uy tín, 3. Nguồn khách hàng lớn. 4. Sản phẩm ngân hàng bán lẻ truyền thống đa dạng. Điểm yếu (W) 1. Mô hình quản lý còn nặng hoạt động bán buôn 2. Lãi suất và phí dịch vụ chƣa cạnh tranh 3. Dịch vụ còn đơn điệu, chƣa có sản phẩm đặc thù của BIDV 4. Chƣa có bộ phận marketing và chăm sóc khách hàng chuyên trách.
Cơ hội (O)
1.Kinh tế của tỉnh đang có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống đƣợc nâng cao, các ngành dịch vụ và du lịch đang phát triển. 2.Dịch vụ NHBL đang là xu thế của ngành ngân hàng 3.Thị trƣờng dịch vụ NHBL còn nhiều tiềm năng. 4.Dịch vụ NHBL từng
bƣớc thay đổi theo hƣớng hiện đại, sử dụng công nghệ đang
Phối hợp S-O
1. Mở rộng, phát
triển mạng lƣới (S1- O3), (S2-O3)
2. Gia tăng tiện ích
cho dịch vụ NHBL hiện có (S4-O4)
Phối hợp W-O
1. Nâng cao năng lực
quản trị điều hành về dịch vụ NHBL (W2-O2)
2. Đa dạng hóa sản
phẩm theo hƣớng sử dụng công nghệ (W2-O4)
3. Quản lý chi phí hiệu
quả (W3-O4) Nguy cơ (T) 1.Cạnh tranh về dịch vụ NHBL giữa các ngân hàng trên địa bàn. 2.Địa bàn hoạt động
không tập trung dân cƣ.
3. Chƣa có chính sách
cho Chi nhánh đặc thù từ BIDV.
4. Hệ thống văn bản về
dịch vụ NHBL chậm đổi mới so với việc phát triển dịch vụ. Phối hợp S-T 1. Phân đoạn khách hàng cụ thể (S3-T1) 2. Khai thác nhóm khách hàng có thu nhập cao (S2-T2) Phối hợp W-T
1. Marketing, phân đoạn
thị trƣờng (W3-T2)
2. Nâng cao trình độ
chuyên môn, thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên (W4-T1)
Qua kết quả phân tích ma trận SWOT tại bảng 2.16, ta có thể định hƣớng một số chiến lƣợc đẩy mạnh dịch vụ NHBL tại BIDV Phú Tài nhƣ sau:
-Thứ nhất, dựa trên ƣu thế của BIDV Phú Tài để tận dụng các cơ hội của thị trƣờng (S-O): Với những lợi thế là một ngân hàng uy tín, thƣơng hiệu, có