Những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 65 - 68)

- Kéo dài thời gian trả nợ cho những hộ gia đình thực sự khó khăn, tránh

2.3.2. Những hạn chế

2.3.2.1. Hạn chế

- Cán bộ tín dụng vừa quản lý địa bàn vừa tiếp nhận hồ sơ, vừa thẩm định hồ sơ nên rủi ro vẫn còn cao. Mặt khác, chi nhánh tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch quá cao, dẫn đến công việc quá tải, khả năng kiểm soát rủi ro giảm và đa số cán bộ không chấp nhận rủi ro để đạt được mục tiêu đề ra.

- Kinh nghiệm, kỹ năng nhận biết, nhạy bén phát hiện dấu hiệu rủi ro của cán bộ cho vay chưa đạt yêu cầu, còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm, thiếu một số kỹ năng thu thập, phân tích, tổng hợp thông tin từ khách hàng để có thể đưa ra những nhận định có ý nghĩa trong việc cảnh báo sớm dấu hiệu rủi ro tín dụng.

- Vì áp lực về chỉ tiêu kế hoạch, tăng trưởng tín dụng, cán bộ tín dụng thẩm định hồ sơ cấp tín dụng còn sơ sài, hạn chế trong việc kiểm tra sử dụng tiền vay. Một số hộ vay vốn về không đầu tư đúng theo đối tượng đã ghi trên đơn hoặc vay dùm vay ké cho người khác.

- Công tác kiểm tra, giám sát sau cấp tín dụng chưa được kiểm tra thường xuyên nên chưa cảnh báo sớm rủi ro tín dụng, thường chỉ kiểm tra khi có vấn đề. Công tác kiểm tra chưa kịp thời hoặc gặp khó khăn trong kiểm tra thực tế khách hàng. Mặc dù việc cho vay được dựa trên cơ sở bình xét của tổ TK&VV thuộc các tổ chức chính trị - xã hội và sự phê duyệt của UBND cấp xã, NHCXSH chỉ thực hiện giải ngân theo các hồ sơ đã được phê duyệt và tiến hành kiểm tra định kỳ nên chưa thể hạn chế được rủi ro trong công tác quản lý vốn vay.

- NHCSXH và cán bộ tín dụng chủ yếu dựa vào sự tín chấp của hộ vay đối với Tổ TK&VV, Hội đoàn thể cấp xã khi cho vay nên làm giảm chất lượng thẩm định, không đánh giá đầy đủ hiệu quả sử dụng vốn vay, dẫn đến gia tăng nợ quá hạn cho ngân hàng.

- Hạn chế về khả năng thu hồi vốn: Hầu hết các hộ vay đều có ý thức trả nợ nhưng nguồn trả nợ tiền vay hiện đang là tổng hợp từ thu nhập của gia đình. Trong khi đó mục tiêu của chương trình xác định là nguồn trả nợ phải chủ yếu từ thu nhập của hộ nghèo sau khi đầu tư kinh doanh và trong quá trình đầu tư hộ nghèo có thể tạo thêm nguồn thu từ các nguồn khác. Do đó, trường hợp hộ nghèo cứ trông chờ vào nguồn thu chính từ vốn vay, dẫn đến việc thu hồi nợ đến hạn gặp rất nhiều khó khăn.

- Hạn chế về năng lực trình độ của cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội nhận uỷ thác còn chưa cao, chưa chuyên nghiệp.

- Hạn chế về công tác kiểm soát: Công tác kiểm tra kiểm soát chưa được chặt chẽ. Công tác họp tổ TK&VV chưa được thực hiện đầy đủ, nhiều cuộc họp còn thiếu nhiều thành viên trong tổ. Các cuộc kiểm tra giám sát mới chỉ đưa ra những điểm sai sót chứ chưa tổng hợp đánh giá được những sai sót đó ở diện rộng hay hẹp, chưa đưa ra những sai sót ở khâu nào, ai là người chịu trách nhiệm và hình thức xử lý trong trường hợp làm sai sót.

- Hệ thống máy móc, phương tiện của ngân hàng còn hạn chế, thường xuyên bị hư hỏng, bị lỗi làm chậm quá trình làm việc của nhân viên, giảm hiệu quả công việc và có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát, ảnh hưởng đến tính bảo mật của thông tin.

2.3.2.2. Nguyên nhân

- Phòng Lao động - thương binh và xã hội huyện Vĩnh Thạnh là đơn vị thực hiện việc rà soát, quản lý danh sách hộ nghèo trong toàn huyện nhưng việc xác nhận đối tượng vay vốn lại là nhiệm vụ của UBND các xã, trong khâu xác nhận này, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Vĩnh Thạnh chỉ căn cứ trên danh sách xác nhận (mẫu số 03/TD) để kiểm tra hồ sơ vay, nếu đúng với danh sách đề nghị được xác nhận thì tiến hành cho vay chứ không kiểm tra đối chiếu lại xem các hộ có tên trong danh sách những hộ nghèo hay không, chỉ kiểm tra

được Giấy chứng nhận hộ nghèo khi hộ vay đến nhận tiền vay.

- Vốn ưu đãi đối với hộ nghèo được trung ương phân bổ về huyện vào đầu năm nhưng muốn cho các đối tượng hộ nghèo vay vốn phải căn cứ vào Danh sách hộ nghèo của UBND huyện phê duyệt, nhưng danh sách đó thường đầu năm chưa hoàn tất nên rất khó khăn trong công tác cho vay vốn hộ nghèo.

- Khách hàng của NHCSXH chủ yếu là người nghèo nên nhận thức còn hạn chế, chưa hiểu hết về các thủ tục, quy trình vay cũng như những quy định về mẫu biểu… Do đó, tăng thêm trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong việc hướng dẫn người dân thực hiện quy trình vay được chính xác.

- Hiện nay Phòng giao dịch NHCSXH huyện Vĩnh Thạnh đã ký Văn bản liên tịch uỷ thác cho vay thông qua bốn tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện (Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên). Ban chấp hành của các hội đoàn thể các cấp thường có từ 2 đến 10 người, những người tham gia vào ban chấp hành thường là những người có trình độ, tuy nhiên theo quy định họ không được trực tiếp đứng ra làm tổ trưởng các tổ TK&VV mà chỉ quản lý, chỉ đạo ở một số khâu nhằm tách biệt rõ ràng giữa công tác quản lý lãnh đạo điều hành và công tác quản lý hộ vay trực tiếp. Chính vì vậy người nắm trực tiếp các hộ gia đình vay vốn là các tổ trưởng tổ TK & VV, những tổ trưởng này là những người được dân tín nhiệm bầu ra để quản lý, đôn đốc các hộ viên và giao dịch với ngân hàng. Không phải tất cả các tổ trưởng đều có trình độ, qua thực tế nhiều tổ trưởng đã tham gia vào công tác vay vốn nhiều năm nhưng quy trình thủ tục để hướng dẫn hộ vay làm vẫn không nắm rõ, nhiều tổ trưởng bình xét cho vay không đúng đối tượng, bộ hồ sơ xin vay gửi ngân hàng phải tẩy xoá, sửa chữa làm đi làm lại rất nhiều lần, mặc dù hàng năm Phòng giao dịch đều phối hợp với các cấp hội đoàn thể nhận uỷ thác tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ và tổ trưởng tổ TK&VV tới tận cấp xã. Điều này ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân, nguồn vốn chưa đáp ứng kịp thời cho nhu cầu

vay vốn của hộ nghèo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay hộ nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)