- Phòng giao dịch không có bộ phận xét duyệt khách hàng riêng, chủ yếu
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI PHÒNG GIAO DỊCH
3.3.1. Đối với Chính phủ và các bộ ngành liên quan
Cơ chế quản lý tài chính của nhà nước đối với hệ thống NHCSXH hiện nay còn mang nặng tính bao cấp, thể hiện cơ chế kế hoạch - xin cho trong quản
lý. Đặc biệt là chế độ cấp bù lãi suất khiến cho NHCSXH rất bị động trong quá trình triển khai thực hiện huy động vốn để cho vay theo kế hoạch. Cơ chế quản lý tài chính hiện nay không khuyến khích tính chủ động trong công việc của cán bộ, phần nào tạo tính ỷ lại trông chờ vào Nhà nước. Vì vậy đề nghị Chính phủ và các bộ ngành xem xét sửa đổi cơ chế quản lý tài chính theo hướng tăng tính tự chủ hơn nữa để NHCSXH chủ động hơn trong việc huy động các nguồn lực tài chính phục vụ cho công tác tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
Có các quy định, chế tài cụ thể để xử phạt các cán bộ trong các trường hợp cho vay không đúng đối tượng, sách nhiễu người vay trong quá trình vay vốn đồng thời có những có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho cán bộ nhân viên NHCSXH về tiền lương, đào tạo kiến thức…
Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và xã hội cần xây dựng tiêu chí xác định đối tượng thuộc diện hộ nghèo một cách cụ thể, rõ ràng. Có các thông tư hướng dẫn thực hiện chi tiết, kiểm tra việc thực hiện rà soát các đối tượng hàng năm của các đơn vị.
Chỉ đạo các ngành và Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội truyên truyền, vận động để mọi người dân biết và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện thuận lợi để NHCSXH trên địa bàn thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi.
UBND cấp xã, nơi quản lý danh sách hộ nghèo cần chỉ đạo cán bộ làm công tác giảm nghèo của xã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, tổ vay vốn làm tốt công tác bình xét đối tượng vay đảm bảo công khai, dân chủ, kiểm tra việc sử dụng vốn vay và đôn đốc người vay trả nợ đúng quy định. Phân giao vốn đến từng thôn để bình xét cho vay và chỉ đạo cán bộ phân công phụ trách thôn, ấp, khối phố, các đơn vị nhận ủy thác, tổ vay vốn, tăng cường công tác
kiểm tra đến hộ vay. Việc thực hiện tốt chỉ tiêu tín dụng ưu đãi được xem là tiêu chí bình xét thôn, khối phố, gia đình văn hóa hằng năm. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức rà soát, bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách làm căn cứ để tổ chức thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; cử lãnh đạo UBND xã tham gia điều hành buổi họp giao ban hằng tháng tại điểm giao dịch xã giữa NHCSXH, Hội đoàn thể và tổ trưởng vay vốn nhằm nắm bắt tình hình chất lượng tín dụng trên địa bàn để kịp thời chỉ đạo giải quyết.