Kiểm soát nội bộ đối với các khoản chi hoạt động cho vay dự án đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi hoạt động cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển bình định (Trang 25 - 30)

đầu tư

Căn cứ kiểm soát nội bộ đối với các khoản chi là chứng từ kế toán và quy chế chi tiêu nội bộ, từ đó so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn, định mức quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước và các văn bản nội bộ do tổ chức tín dụng quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ).

- Kiểm soát nội bộ khoản chi thanh toán cho cá nhân: Kiểm soát nội bộ chi tiền lương, tiền công

Kiểm soát nội bộ chi tiền lương, tiền công thông qua chính sách tiền lương, phương án chi trả lương của tổ chức tín dụng đối với người lao động. Nếu tổ chức tín dụng có sự tăng, giảm lao động trong kỳ phải lập bảng tăng, giảm lao động kèm theo quyết định tăng, giảm lao động có sự phê duyệt của lãnh đạo tổ chức tín dụng.

Kiểm soát nội bộ các khoản thanh toán cho cá nhân khác theo hợp đồng lao động thời vụ, việc kiểm soát nội bộ căn cứ vào quy chế tiền lương do tổ chức tín dụng ban hành; nội dung thanh toán theo hợp đồng kinh tế hoặc hợp đồng lao động.

Kiểm soát nội bộ việc phân công, phân nhiệm giữa các chức năng theo dõi nhân sự về thời gian và khối lượng công việc, kiểm soát nội bộ việc tính toán và ghi chép.

Kiểm soát nội bộ thông tin kế toán tiền lương và các khoản phụ cấp thông qua việc đối chiếu bảng chấm công, đối chiếu số liệu trên hồ sơ lưu; kiểm tra việc tính toán trên bảng lương. Đồng thời, KSNB các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), được thực hiện thông qua việc đối chiếu số liệu

Kiểm soát nội bộ thông tin kế toán đối với các khoản tiền công từ hoạt động cho vay dự án đầu tư, đầu tư trực tiếp dựa vào các quy định trong đề án sản xuất kinh doanh dịch vụ để chi trả cho nhân viên .

Kiểm soát nội bộ việc ghi sổ kế toán là căn cứ vào sổ tổng hợp từ bảng chi tiết tính lương, kế toán ghi Số cái TK 334 – Phải trả công nhân viên và mở sổ theo dõi chi tiết cho từng đối tượng.

Kiểm soát nội bộ chi tiền thưởng cuối năm

Kiểm soát nội bộ chi tiền thưởng cuối năm căn cứ vào chỉ tiêu đã được phê duyệt từ đầu năm, đối chiếu với kết quả chênh lệch thu chi hằng năm và mức trích theo quy định của pháp luật, kiểm soát nội bộ việc xây dựng phương án chi tiền thường cuối năm do tổ chức tín dụng tự xây dựng theo nguyên tắc người nào có hiệu quả công tác cao, có nhiều đóng góp thì sẽ được thưởng theo chỉ tiêu. Kiểm soát nội bộ Hệ số xếp loại thi đua hàng quý, đối chiếu với biên bản xét cho từng cá nhân, kiểm soát nội bộ việc tính toán, việc hạch toán và việc công khai theo quy định.

Mỗi bảng tính chi tiết chi tiền thưởng được xem như một sổ chi tiết theo dõi chi tiền thưởng và được kế toán ghi Sổ cái TK 334 - Phải trả công nhân viên.

- Kiểm soát nội bộ mua sắm, thanh lý tài sản, trang thiết bị, phương tiện vận tải

Thực hiện KSNB việc mua sắm tài sản cố định (TSCĐ), bao gồm mục đích sử dụng, chất lượng tài sản, định mức, tiêu chuẩn được mua.

Kiểm soát nội bộ việc mua sắm TSCĐ thông qua các chứng từ: biên bản giao nhận; biên bản sửa chữa hoàn thành; biên bản đánh giá lại; thẻ TSCĐ. Chứng từ tăng, giảm TSCĐ là quyết định liên quan đến sự tăng, giảm TSCĐ. Chứng từ về khấu hao TSCĐ gồm thẻ TSCĐ; bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ.

Kiểm tra việc ghi chép trong hồ sơ gốc của TSCĐ, bao gồm việc ghi chép thẻ TSCĐ, sổ đăng ký, xác định nguyên giá, nguồn hình thành tài sản, nguyên nhân tăng giảm, tình trạng TSCĐ, thủ tục giao nhận, kiểm nhận, thanh toán… Đối chiếu giữa số ghi trên sổ kế toán với thực tế hiện có của TSCĐ.

Kiểm soát nội bộ việc luân chuyển thông tin về TSCĐ, về số liệu ghi chép giữa các thẻ theo dõi TSCĐ, tình hình huy động và hiệu quả sử dụng TSCĐ, tình hình TSCĐ không sử dụng, TSCĐ thuê tài chính…

Kiểm tra việc tính hao mòn TSCĐ, kiểm tra phần tính khấu hao, phân bổ khấu hao TSCĐ cho hoạt động sản xuất và cung ứng dịch vụ.

Kiểm tra việc sửa chữa thường xuyên TSCĐ, việc thực hiện các quy định của nhà nước, tính hợp pháp của các chi phí làm tăng nguyên giá của TSCĐ.

Kiểm tra tình hình TSCĐ đã thanh lý, chờ thanh lý. Xem xét nguyên nhân thanh lý; việc tổ chức thanh lý tài sản; chi phí, thu nhập từ việc thanh lý tài sản.

- Kiểm soát nội bộ việc quản lý và sử dụng vật liệu, dụng cụ

Kiểm soát nội bộ việc quản lý và sử dụng vật liệu, dụng cụ thông qua việc mua vật liệu, dụng cụ, đối chiếu thông tin về chất lượng, quy cách, chi phí thu mua, vận chuyển, bốc xếp vật liệu, dụng cụ.

Kiểm soát nội bộ nội dung này thông qua việc kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của việc nhập kho và xuất kho đưa vào sử dụng đối với vật liệu, dụng cụ.

Kiểm soát nội bộ thông qua việc kiểm tra các chứng từ kế toán và việc ghi chép kế toán đối với vật liệu, dụng cụ khi nhập hoặc xuất kho của thủ kho, người làm kế toán và bộ phận sử dụng. Kiểm tra tính hợp lý của việc xây dựng các định mức sử dụng vật liệu, dự trữ vật liệu và hao hụt vật liệu. Kiểm soát nội bộ việc mua sắm công cụ, dụng cụ thông qua phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hóa, hóa đơn bán hàng và các chứng từ có liên quan.

- Kiểm soát nội bộ các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn

Việc kiểm soát nội bộ căn cứ vào kế hoạch chi hoạt động hằng năm đã được lãnh đạo tổ chức tín dụng phê duyệt, kiểm soát nội bộ chứng từ liên quan đến các nội dung chi mua, vận chuyển, đối chiếu với các điều kiện chi theo tiêu chuẩn, định mức chi. Kiểm soát nội bộ tính hợp pháp của chứng từ nhập vật tư hàng hóa, tính hợp lý của việc nhập, xuất đưa vào sử dụng, kiểm soát nội bộ tồn kho thông qua kiểm kê định kỳ và đột xuất; kiểm soát nội bộ việc đối chiếu thường xuyên giữa bộ phận chuyên môn, bộ phận sử dụng và bộ phận kế toán.

Đối với các khoản chi dịch vụ công cộng, thông tin liên lạc, công tác phí, văn phòng phẩm, nhiên liệu… được quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của tổ chức tín dụng cho từng nội dung công việc để kiểm soát nội bộ sao cho không được vượt mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Kiểm soát nội bộ thanh toán các khoản chi khác

Đối với các khoản chi đủ điều kiện thanh toán trực tiếp, kế toán kiểm tra hồ sơ, chứng từ, điều kiện chi theo chế độ quy định và thực hiện thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp bằng tiền mặt hoặc thông qua tài khoản trung gian của tổ chức tín dụng tại ngân hàng; kiểm soát nội bộ việc ghi sổ tổng hợp và sổ chi tiết TK 6428 – Chi phí bằng tiền khác và làm căn cứ ghi vào sổ cái TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, tác giả đã trình bày tổng quan các cơ sở lý luận về KSNB các khoản thu, chi hoạt động cho vay dự án đầu tư trong các tổ chức tín dụng hiện nay, gồm có 3 nội dung chính:

Một là, tác giả đã nêu ra định nghĩa về KSNB đang được sử dụng rộng rãi hiện nay, ý nghĩa và lợi ích mang lại của KSNB, 5 yếu tố cơ bản cấu thành nên KSNB và 13 nguyên tắc theo Báo cáo của Basel.

Hai là, tác giả đã nêu lên được mục tiêu của KSNB ở các tổ chức tín dụng và khái quát sơ lược nội dung KSNB các khoản thu, chi trong các tổ chức tín dụng hiện nay.

Việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về KSNB và KSNB các khoản thu, chi trong các tổ chức tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc vận dụng giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, giúp các nhà lãnh đạo xây dựng những chính sách, thủ tục kiểm soát và đặc biệt là phải thường xuyên đánh giá, điều chỉnh hệ thống KSNB phù hợp với những đặc điểm đặc thù của từng đơn vị.

Việc nghiên cứu trên của tác giả cũng nhằm mục đích làm cơ sở vận dụng cho việc tìm hiểu, đánh giá và phân tích thực trạng kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển Bình Định sẽ trình bày ở Chương 2 của Luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CÁC KHOẢN THU, CHI HOẠT ĐỘNG CHO VAY DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI QUỸ ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi hoạt động cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển bình định (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)