Quy trình cho vay dự án đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi hoạt động cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển bình định (Trang 52 - 62)

Quy trình cho dự án đầu tư gồm các bước sau: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

- Hồ sơ vay vốn:

Khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng gửi cho Quỹ các điều kiện vay vốn và các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn được quy định theo điều kiện vay vốn. Việc Quỹ cho khách hàng vay phải được lập thành Hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng gồm các nội dung sau:

 Tên, địa chỉ của Quỹ; tên, địa chỉ, số chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu của Người đại diện theo pháp luật của khách hàng hoặc mã số doanh nghiệp của khách hàng;

 Số tiền cho vay;

 Mục tiêu sử dụng vốn vay;

 Đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ;

 Phương thức cho vay;

 Thời hạn cho vay;

 Lãi suất cho vay trong hạn; lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn; lãi suất áp dụng đối với lãi chậm trả;

 Giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay;

 Việc trả nợ gốc; lãi tiền vay và thứ tự thu hồi nợ gốc, lãi tiền vay; trả nợ trước hạn;

 Cơ cấu tại thời điểm trả nợ; chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn theo Hợp đồng tín dụng và không được Quỹ chấp nhận cơ cấu tại thời hạn trả nợ; hình thức và nội dung thông báo chuyển nợ quá hạn theo quy định của Quy chế này;

 Trách nhiệm của khách hàng trong việc phối hợp với Quỹ và cung cấp các tài liệu liên quan đến khoản vay để Quỹ thực hiện thẩm định và quyết định cho vay, kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay và trả nợ của khách hàng;

vay, thu hồi nợ trước hạn; hình thức và nội dung thông báo chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn;

 Xử lý nợ vay; phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại; quyền và trách nhiệm của các bên;

 Hiệu lực của Hợp đồng tín dụng.

- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn:

Phòng Tín dụng - Ủy thác phân công cán bộ tiếp nhận hồ sơ lập Biên bản giao nhận hồ sơ với đại diện đơn vị nộp hồ sơ. Trong thời gian một ngày làm việc, các bộ tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn:

 Trường hợp hồ sơ vay vốn không thuộc đối tượng vay vốn tại Quỹ, cán bộ báo cáo Trưởng phòng từ chối nhận hồ sơ, trả lại cho đơn vị xin vay vốn;

 Trường hợp hồ sơ vay vốn thuộc đối tượng vay vốn tại Quỹ nhưng chưa hợp lệ hoặc chưa đáp ứng đầy đủ theo Danh mục hồ sơ vay vốn thì cán bộ báo cáo Trưởng phòng và yêu cầu bổ sung hồ sơ gửi cho đơn vị xin vay vốn;

 Trường hợp hồ sơ vay vốn thuộc đối tượng vay vốn tại Quỹ và hợp lệ, đầy đủ theo Danh mục hồ sơ vay vốn thì báo cáo Trưởng phòng và lập phiếu chuyển cho Phòng Thẩm định trình lãnh đạo Quỹ xin ý kiến tiếp nhận thẩm định cho vay đối với dự án.

- Tiếp nhận hồ sơ thẩm định của Phòng Thẩm định – Đầu tư:

Sau khi có chủ trương của Lãnh đạo Quỹ tiếp nhận thẩm định cho vay vốn đối với dự án từ Phòng Tín dụng - Ủy thác chuyển sang, Trưởng phòng Thẩm định – Đầu tư phân công cán bộ thẩm định chi tiết từng dự án. Cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định cụ thể, tìm hiểu, thu thập các thông tin thực tế và Chủ đầu tư, dự án đầu tư, về tài sản bảo đảm nợ vay và các thông tin khác làm cơ sở cho việc thẩm định của mình.

Bước 2: Thẩm định dự án

Thành phần của Hội đồng thẩm định được thành lập theo quyết định của Giám đốc Quỹ, gồm các thành viên: Chủ tịch Hội đồng thẩm định là Giám đốc hoặc Phó Giám đốc được ủy quyền; Ủy viên thường trực Hội đồng thẩm định là Trưởng hoặc Phó Phòng Thẩm định; Ủy viên Hội đồng thẩm định là Trưởng hoặc Phó Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Tín dụng - Ủy thác; Thư ký Hội đồng thẩm định là các cán

bộ phân công thẩm định. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết Giám đốc Quỹ quyết định mời chuyên gia (trong hoặc ngoài Quỹ) giữ vai trò tư vấn phản biện. Riêng đối với những dự án thuộc thẩm quyền cho vay của UBND tỉnh sẽ mời ít nhất một thành viên Hội đồng quản lý Quỹ tham gia Hội đồng thẩm định.

Hoạt động của Hội đồng thẩm định thông qua các phiên họp thẩm định, các thành viên Hội đồng thẩm định có trách nhiệm phát biểu ý kiến công khai các quan điểm về nhũng vấn đề được thẩm định, ý kiến về việc đồng ý cho vay hay không cho vay. Trong trường hợp vắng mặt do bận công tác, thành viên Hội đồng thẩm định phải có ý kiến bằng văn bản thay thế. Những ý kiến của từng thành viên Hội đồng thẩm định được thể trong văn bản họp của buổi họp Hội đồng thẩm định; ý kiến của các thành viên Hội đồng thẩm định là cơ sở để cấp thẩm quyền xem xét, quyết định về việc cho vay hay không cho vay. Thông qua Hội đồng thẩm định và hoàn chỉnh báo cáo thẩm định; sau đó tái thẩm định và quyết định cho vay; lưu hồ sơ và chuyển báo cáo thẩm định cho Phòng Tín dụng - Ủy thác.

Thẩm định trước khi ra quyết định cho vay vốn gồm những nội dung sau: - Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự án, hồ sơ chủ đầu tư:

Kiểm tra, đánh giá tính đầy đủ của các văn bản, tài liệu trong hồ sơ vay vốn; Kiểm tra tính hợp lệ của các văn bản, tài liệu (tính nhất quán về nội dung, số liệu; tính hợp lệ về trình tự ban hành văn bản, thẩm quyền ký duyệt);

Nhận xét, đánh giá trình tự thực hiện, thẩm quyền ban hành các loại văn bản, tài liệu liên quan đến dự án theo quy định.

- Thẩm định về chủ đầu tư dự án:

+ Thẩm định tính pháp lý và năng lực dân sự của chủ đầu tư (quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề, điều lệ, người đại diện hoặc người được ủy quyền…).

+ Thẩm định năng lực, kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và điều hành dự án của chủ đầu tư:

 Nhận xét, đánh giá kinh nghiệm, thời gian và kết quả hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh đầu tư dự án hoạt động của doanh nghiệp đầu tư dự án, của

 Nhận xét, đánh giá về mô hình tổ chức, bộ máy điều hành của chủ đầu tư. + Về năng lực tài chính của chủ đầu tư:

 Đối với các đơn vị đang hoạt động sản xuất kinh doanh: phân tích, đánh giá năng lực tài chính của đơn vị theo các nhóm chỉ tiêu (khả năng thanh toán; hệ số nợ, phân tích hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời; các yếu tố tiềm ẩn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp…; phân tích, đánh giá vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp và khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu (vốn tự có) tham gia đầu tư dự án.

 Đối với đơn vị mới thành lập, chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh: nhận xét, đánh giá khả năng góp vốn điều lệ của các cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn, tính khả thi của việc góp vốn, sử dụng vốn tự có để giải ngân theo tiến độ đầu tư vào dự án của chủ đầu tư.

+ Về uy tín của chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng với Quỹ và các tổ chức cho vay khác: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nghĩa vụ ghi trong hợp đồng mà chủ đầu tư đã ký với Quỹ và các tổ chức cho vay. Trong đó, đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với từng hợp đồng tín dụng đã ký.

+ Phân tích tài chính của đơn vị vay vốn:

 Cán bộ thẩm định qua kiểm tra thực tế và sổ sách, đánh giá tính chính xác, trung thực các số liệu báo cáo tài chính. Vì vậy, việc thẩm định tình hình tài chính của đơn vị vay vốn đòi hỏi cán bộ thẩm định không chỉ căn cứ vào các số liệu báo cáo mà cần phải dùng đến các hệ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính;

 Đánh giá tình hình tài chính của chủ đầu tư, chuyên viên thẩm định tính toán các chỉ tiêu (các hệ số phản ánh khả năng sinh lời; khả năng thanh toán; hiệu quả hoạt động; cơ cấu nguồn vốn, tài sản).

- Thẩm định phương án tài chính của dự án:

Kiểm tra tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư: với tổng mức đầu tư được kiểm tra lại sự hợp lý của các chi phí của tổng mức đầu tư dự án, các chi phí được lập có theo đúng các quy định hiện hành của nhà nước. Cán bộ thẩm định rà soát, tính toán lại các chi phí; loại bỏ các chi phí không phù hợp, bổ sung các chi phí

còn thiếu và cơ cấu lại Tổng mức đầu tư của dự án. Nguồn vốn đầu tư được dựa trên các văn bản xác định nguồn vốn, cơ cấu tỷ lệ của từng nguồn vốn theo Tổng mức đầu tư.

Thẩm định khả năng tự tài trợ: được xác định từ những văn bản cần thiết như Kế hoạch góp vốn, cam kết đảm bảo vốn tự có tham gia vào dự án của Chủ đầu tư; đánh giá tính khả thi của dự án.

Phân tích doanh thu của dự án; phân tích chi phí hoạt động; phân tích kế hoạch vay, trả nợ vay; phân tích các chỉ tiêu tài chính của dự án (WACC, NPV, IRR, B/C, DPP, ADSCR,…); phân tích độ nhạy và phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

- Thẩm định phương án trả nợ vốn vay của dự án:

Thẩm định khả năng tài trợ của dự án:

 Nguồn trả nợ của dự án: Xác định các nguồn vốn có thể dùng để trả nợ nguồn thu từ dự án, từ nguồn thu nhập khác của chủ đầu tư, từ hỗ trợ Nhà nước…;

 Cân bằng thu – chi tài chính của dự án. Thẩm định kế hoạch trả nợ:

 Nhận xét về khả thi của kế hoạch trả nợ;

 Khả năng trả nợ phù hợp với điều kiện, thời gian vay của từng nguồn vốn;

 Khả năng sử dụng các nguồn vốn hợp pháp để hỗ trợ vốn vay của dự án. Thẩm định sự phù hợp của các điều kiện vay vốn tín dụng đầu tư:

 Thời gian vay, thời gian ân hạn;

 Thời gian trả nợ vốn vay;

 Kỳ hạn trả nợ và mức vốn trả nợ. - Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay:

Kiểm tra thực tế tài sản được thế chấp để đảm bảo nợ vay; xác định tình hình tài sản, vị trí tài sản và giá trị của tài sản tại thời điểm ký kết thế chấp. Việc định giá tài sản phải căn cứ theo quy định hiện hành của pháp luật.

Thẩm định các Quyết định hay văn bản đồng ý thế chấp hoặc cầm cố hoặc bảo lãnh bằng các tài sản cụ thể; văn bản cam kết đảm bảo của chủ sở hữu về tài sản bảo

Thẩm định các Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng hợp pháp của tài sản đảm bảo tiền vay;

Các văn bản ủy quyền hợp pháp nếu là tài sản do người khác đứng chủ quyền; văn bản bảo lãnh hợp pháp nếu người khác chịu trách nhiệm bảo lãnh nợ vay bằng tài sản.

Bước 3: Ra quyết định cho vay

Trường hợp được lãnh đạo Quỹ đồng ý chấp thuận cho vay, cán bộ thẩm định soạn thảo quyết định cho vay trình Giám đốc quỹ phê duyệt, cán bộ thẩm định tập hợp hồ sơ lập biên bản chuyển giao hồ sơ cho Phòng Tín dụng - Ủy thác thực hiện các bước tiếp theo.

Trường hợp lãnh đạo Quỹ không chấp thuận cho vay, cán bộ Phòng Thẩm định - Đầu tư soạn thảo công văn trả lời Chủ đầu tư không đồng ý cho vay.

Bước 4: Giải ngân vốn vay

Khi khách hàng nộp hồ sơ giải ngân kèm bảng kê rút vốn vay, Quỹ kiểm tra các chứng từ, căn cứ giải ngân, cụ thể:

 Tính đầy đủ về mặt hình thức của hồ sơ giải ngân, tính hợp pháp, hợp lệ của tài liệu đề nghị thanh toán bộ hồ sơ giải ngân như: Chữ ký, thẩm quyền của người ký văn bản, con dấu, bản sao, bản chính, đầy đủ nội dung và mẫu biểu theo quy định…

 Tính phù hợp về mặt nội dung của các loại hồ sơ: Các tài liệu không được tẩy xóa, phải phù hợp về mặt thời gian, còn hiệu lực thi hành, đủ thông tin cần thiết: kiểm tra tính thống nhất của các thông tin giữa các tài liêu trong bộ hồ sơ…

 Cán bộ tín dụng tiến hành đối chiếu bản gốc đối với các tài liệu yêu cầu bản sao (trừ tài liệu đã có chứng thực sao từ bản chính của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực).

 Kiểm tra nội dung bảng kê rút vốn: Số tiền rút vốn trên bảng kê rút vốn có phù hợp với số tiền còn được giải ngân theo hợp đồng tín dụng hay không; Mục đích sử dụng vốn vay đúng với mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng; Địa chỉ chuyển tiền đến đúng với địa chỉ nêu trong các chứng từ kèm hồ sơ giải ngân; Tính hợp pháp của người đại diện ký bảng kê rút vốn; Cam kết khác (nếu có).

 Kiểm tra thời hạn cho rút vốn, số tiền rút vốn từng lần và tổng số tiền được rút phù hợp với hợp đồng tín dụng đã ký. Các lần rút vốn sau này cần có kiểm tra tình hình sử dụng vốn lần trước để đảm bảo vốn vay phù hợp với tiến độ thực hiện đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Ngoài ra còn kiểm tra vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án đã được phê duyệt.

Sau khi kiểm tra đầy đủ chứng từ giải ngân và kiểm tra thực tế (nếu cần thiết), nếu đủ điều kiện cấp vốn, trong vòng 4 đến 7 ngày Phòng Tín dụng – Ủy thác đề xuất mức giải ngân trình Giám đốc Quỹ duyệt. Sau khi có ý kiến chấp nhận của Giám đốc Quỹ, Phòng Tín dụng - Ủy thác chuyển bộ hồ sơ giải ngân kèm bảng kê rút vốn, đề nghị giải ngân vốn vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, bộ ủy nhiệm chi (theo mẫu của Quỹ) do khách hàng lập sang Phòng Tài chính – Kế hoạch làm căn cứ lập bảng kê chứng từ giải ngân để thực hiện giải ngân.

Trong quá trình giải ngân, nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã thỏa thuận, Phòng Tín dụng - Ủy thác ngưng giải ngân mới và báo cáo ngay với lãnh đạo để xin ý kiến xử lý.

Bước 5: Kiểm tra sử dụng tiền vay

- Quỹ có quyền thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, trả nợ của khách hàng, cụ thể:

Kiểm tra trong quá trình giải ngân: Trong quá trình giải ngân, các bộ tín dụng cùng Trưởng Phòng Tín dụng đi kiểm tra thực tế tiến độ thực hiện dự án để đảm bảo vốn vay sử dụng đúng mục đích; nếu phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn tín dụng, Phòng Tín dụng - Ủy thác báo cáo Giám đốc kịp thời để ngừng cấp vốn vay tiếp và yêu cầu khách hàng trả nợ trước hạn; Kiểm tra thông tin hồ sơ chứng từ.

Kiểm tra sau giải ngân: Kiểm tra sử dụng vốn vay được tiến hành định kỳ 6 tháng/lần sau khi dự án đã giải ngân hoàn tất và đi vào sử dụng. Kiểm tra tình hình hoạt động của dự án khi đi vào sử dụng thông qua kiểm tra thực tế và hồ sơ chứng từ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi hoạt động cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển bình định (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)