Kiến nghị đối với Quỹ Đầu tư phát triển Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi hoạt động cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển bình định (Trang 106 - 111)

Ban Giám đốc cũng như toàn thể cán bộ cần nhận thức rõ ràng tầm quan trọng của hệ thống KSNB mang lại hiệu quả cho Quỹ.

Ban Giám đốc cần xác định chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển của địa phương.

Tăng cường công tác tư vấn rộng rãi cho khách hàng về quy trình và thủ tục hồ sơ vay vốn của Quỹ, tìm kiếm khách hàng có năng lực tài chính, đúng đối tượng để cho vay và hợp tác đầu tư.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận về KSNB các khoản thu, chi hoạt động cho vay dự án đầu tư trong các tổ chức tài chính được trình bày ở Chương 1 và thực trạng KSNB các khoản thu, chi hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển Bình Định được trình bày ở Chương 2. Trong nội dung chương 3 đã đưa ra một số giải pháp nhằm

hoàn thiện KSNB ác khoản thu, chi hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển Bình Định, tác giả đã làm rõ được các nội dung cơ bản sau:

- Tác giả đã trình bày quan điểm hoàn thiện KSNB các khoản thu, chi hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển Bình Định.

- Trình bày các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB các khoản thu, chi hoạt động cho vay dự án đầu tưtại Quỹ Đầu tư phát triển nói chung và Quỹ Đầu tư phát triển Bình Định nói riêng trên các phương diện: giám sát và văn hóa kiểm soát; ghi nhận và đánh giá rủi ro; hoạt động kiểm soát và phân chia nhiệm vụ; thông tin và truyền thông; giám sát hoạt động và điều chỉnh sai sót.. .

- Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất các điều kiện để hỗ trợ thực hiện các giải pháp đối với Quỹ Đầu tư phát triển Bình Định. Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của Quỹ Đầu tư phát triển Bình Định mà cần có sự quan tâm của cơ quan quản lý và UBND tỉnh để tạo ra sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện tốt hơn việc tăng cường KSNB hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển Bình Định.

KẾT LUẬN CHUNG

Hiện nay, để kịp thời đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của hoạt động tín dụng trong nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa; trách nhiệm quản lý về tài chính của người quản lý ngày càng thêm nặng nề, nhất là đối với các tổ chức

Kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi là một giải pháp giúp cho đơn vị phát hiện và cải tiến những điểm yếu, hạn chế trong công tác quản lý. Nó giúp cho đơn vị ngăn chặn gian lận, giảm thiểu rủi ro, sai sót, giám sát việc tuân thủ các chính sách và quy định, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động. Vì thế việc hoàn thiện cho mình hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu là việc làm cần thiết.

Với mục tiêu hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi hoạt động cho vay dự án đầu tư tại Quỹ Đầu tư phát triển Bình Định, tác giả đã cố gắng nghiên cứu từ hệ thống lý luận về kiểm soát nội bộ đã được phổ biến và ứng dụng thành công trên thế giới là khuôn khổ báo cáo COSO 2013 và Báo cáo Basel để tiến hành khảo sát thực tế, đánh giá thực trạng kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi tại Quỹ. Kết quả đánh giá đảm bảo tính khách quan, trung thực đã chỉ ra được các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của nó để làm tiền đề cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của kiểm soát nội bộ. Các giải pháp được tác giả đưa ra cụ thể, rõ ràng, có cơ sở về mặt lý luận và thực tiễn, được sắp xếp theo năm yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ. Nội dung các giải pháp được xây dựng trên khuôn khổ các quy định của pháp luật, phù hợp với khả năng của đơn vị, đảm bảo tính khả thi cho Quỹ có thể triển khai tổ chức thực hiện trong thời gian đến.

Kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi là vấn đề phức tạp, nhạy cảm, động chạm trực tiếp đến phương pháp làm việc, quyền lợi kinh tế của toàn bộ CBVC và người lao động, đồng thời nó cũng tác động đến tư duy, phong cách lãnh đạo, phương pháp quản lý của người quản lý nên đòi hỏi cần có sự đầu tư nghiên cứu một cách công phu và toàn diện. Do giới hạn về kiến thức và thời gian nghiên cứu, nội dung liên quan đến mục tiêu nghiên cứu được lựa chọn trong khoảng thời gian tương đối ngắn nên luận văn chưa có sự đào sâu nghiên cứu và không tránh khỏi những sai sót, hạn chế. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và đồng nghiệp để hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]Bộ môn Kiểm toán – Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2009),

Giáo trìnhKiểm soát nội bộ, Nhà xuấn bản Lao động – Xã hội, TP. Hồ Chí Minh.

[2]Chính phủ (2007), Nghị định 138/2007/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 08 năm 2007.

[3]Chính phủ (2013), Nghị định 37/2013/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 138/2007/NĐ-CP, Chính phủ ban hành ngày 22 tháng 04 năm 2007.

[4]Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[5]Nguyễn Thị Phương Hoa (2015), Giáo trình Kiểm soát quản lý, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[6]Đường Nguyễn Hưng (2016), Giáo trình kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Đà Nẵng.

[7]Lương Thị Minh Hiền (2015), Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hải Châu, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[8]Phan Trung Kiên (2014), Giáo trình Kiểm toán, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[9]Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2018, Thông tư 13/2018/TT-NHNN Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành ngày 18 tháng 05 năm 2018.

[10] Nguyễn Minh Kiều (2009), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

[11] Nguyễn Thị Phương Linh (2010), Tăng cường kiểm soát tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[12] Phạm Thị Trà My (2011), Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội – Chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[13] Quốc hội, 2015, Luật số: 88/2015/QH13, Luật kế toán 2015.

[14] Quỹ Đầu tư phát triển Bình Định (2016), Quyết định 10/QĐ-HĐQLvề việc ban hành Quy chế thẩm định dự án cho vay của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Bình Định, Quỹ Đầu tư phát triển Bình Định ban hành ngày 08 tháng 09 năm 2016.

[15] Quỹ Đầu tư phát triển Bình Định (2017), Quyết định 14/QĐ-HĐQLQ về việc ban hành Quy chế cho vay của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh Bình Định, Quỹ Đầu tư phát triển Bình Định ban hành ngày 29 tháng 09 năm 2017.

[16] Trần Thị Giang Tân, Bộ môn Kiểm toán – Khoa Kế toán (2016), Giáo trình Kiểm soát nội bộ, Nhà xuất bản Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ chí Minh. [17] Nguyễn Văn Tiến (2006), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất

bản Thống kê, Hà Nội.

[18] Nguyễn Văn Tiến (2009), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

[19] Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định (2015), Quyết định 56/2015/QĐ-UBND về việc ban hành Danh mục các lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển tỉnh Bình Định, giai đoạn 2016 – 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ các khoản thu, chi hoạt động cho vay dự án đầu tư tại quỹ đầu tư phát triển bình định (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)