Công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên tại cơ quan chuyên môn thực hiện chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bình định (Trang 26 - 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên tại cơ quan chuyên môn thực hiện chức

chức năng quản lý nhà nƣớc

Công tác kiểm tra kiểm soát chi thƣờng xuyên luôn là một khâu quan trọng và cần thiết trong công tác quản lý chi tiêu thƣờng xuyên ở các cơ quan chuyên môn thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc. Việc tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát chi thƣờng xuyên sẽ giúp cho việc quản lý chi thƣờng xuyên đƣợc hiệu quả hơn.

Tại Điều 2 Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nƣớc kèm theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính đã quy định: “Cơ quan hành chính Nhà nƣớc, đơn vị sự nghiệp và các tổ chức khác có sử dụng toàn bộ hoặc một phần kinh phí NSNN đều phải thực hiện công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị mình”. [1]

Tại Điều 6 Luật Kiểm toán Nhà nƣớc quy định: “Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nƣớc: Căn cứ vào các quy định của pháp luật, xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp và có hiệu quả”.[20]

Chi và quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên là một quá trình liên quan đến tất cả các cấp, các ngành và nhiều cơ quan đơn vị. Đồng thời nó cũng chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó có một số yếu tố chủ yếu sau:

Một là, yếu tố thể chế, pháp lý. Trong nhóm yếu tố này, Luật Ngân sách nhà nƣớc đƣợc coi là yếu tố rất quan trọng, là một trong những căn cứ chủ yếu để kiểm soát chi thƣờng xuyên.

để xây dựng dự toán và là cơ sở không thể thiếu để kiểm soát các khoản chi thƣờng xuyên. Để công tác kiểm soát chi có chất lƣợng cao thì hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi phải đảm bảo tính chất sau: Tính đầy đủ, nghĩa là nó phải bao quát hết tất cả các nội dung chi phát sinh trong thực tế thuộc tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; tính chính xác, nghĩa là phải phù hợp với tình hình thực tế; tính thống nhất, nghĩa là phải thống nhất giữa các ngành, các địa phƣơng và các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nƣớc.

Ba là, dự toán chi thƣờng xuyên. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để thực hiện quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên. Chất lƣợng dự toán chi ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên. Vì vậy để nâng cao chất lƣợng quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên thì dự toán chi thƣờng xuyên phải đảm bảo tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và chi tiết để làm căn cứ kiểm tra, kiểm soát quá trình chi tiêu của đơn vị.

Bốn là, tổ chức bộ máy và thủ tục quy trình kiểm soát chi. Bộ máy kiểm soát chi phải đƣợc tổ chức gọn nhẹ, tránh trùng lắp chức năng, phù hợp quy mô và khối lƣợng các khoản chi phải qua kiểm soát. Thủ tục quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên phải rõ ràng, đơn giản nhƣng đảm bảo tính chặt chẽ trong trong quản lý chi tiêu, không tạo khe hở cho kẻ xấu lợi dụng gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nƣớc.

Năm là, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện quy trình kiểm soát chi. Trình độ và năng lực cán bộ kiểm soát chi thƣờng xuyên là nhân tố quyết định chất lƣợng quy trình kiểm soát chi. Vì vậy, cán bộ kiểm soát chi phải có trình độ chuyên sâu về quản lý tài chính, am hiểu về các lĩnh vực chuyên ngành mình quản lý, có khả năng phân tích, xử lý thông tin đƣợc cung cấp và giám sát đối chiếu với các quy định hiện hành của Nhà nƣớc, có phẩm chất đạo đức tốt để có thể vừa làm tốt công tác kiểm soát chi vừa đảm bảo tính trung thực, khách quan, không lợi dụng quyền hạn, trách nhiệm đƣợc giao để vụ lợi hay có thái độ hách dịch, sách nhiễu trong quá trình kiểm soát chi thƣờng xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bình định (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)