Giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bình định (Trang 84 - 90)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.6. Giải pháp khác

a) Theo quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 6 Thông tƣ liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nƣớc thì “Thủ trƣởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về các quyết định của mình trong việc quản lý, sử dụng kinh phí quản lý hành chính đƣợc giao”. Do đó cần nâng cao trách nhiệm của Thủ trƣởng cơ quan trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ.

b) Thƣờng xuyên điều chỉnh, bổ sung quy chế chi tiêu nội bộ của Sở để phù hợp, đảm bảo các yêu cầu theo quy định, giúp tăng cƣờng kiểm soát các hoạt động chi thƣờng xuyên tại cơ quan đồng thời thể hiện sự tự chủ tài chính của cơ quan trong việc sử dụng kinh phí. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp còn giúp cơ quan sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả, có tích lũy để tăng thu nhập và phát triển hoạt động của cơ quan.

c) Định mức chi thƣờng xuyên: Rà soát lại hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu nhằm bổ sung, sửa đổi các chế độ tiêu chuẩn đã lạc hậu cho phù hợp với tình hình thực tế trên cơ sở tuân thủ đúng yêu cầu của Luật Ngân sách nhà nƣớc cũng nhƣ các yêu cầu về quản lý chi ngân sách nhà nƣớc nói chung. Một hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ phù hợp sẽ tạo thuận lợi cho đơn vị trong công tác lập dự toán, chấp hành và quyết toán chi ngân sách và là những tiêu chí để kiểm soát, đo lƣờng, so sánh, phân tích chi tiêu ngân sách.

d) Xây dựng các phần mềm phục vụ nâng cao chất lƣợng quản lý tại Sở nhằm tối ƣu hóa công tác hành chính trong chuyên môn và nâng cao chất lƣợng hiệu quả công việc một cách chính xác, nhanh chóng và thuận tiện.

Ngoài ra việc nâng cao độ an toàn cho hệ thống thông tin của Sở, trong đó có phần mềm kế toán trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng. Các hệ thống máy tính và các thiết bị liên quan nhƣ thiết bị đầu vào, đầu ra có thể gặp phải những nguy cơ bị phá hủy do các tai họa nhƣ cháy, mất điện đột ngột hay do sự phá hoại của con ngƣời nhƣ virus máy tính. Tất cá các nguy cơ này đều ảnh hƣởng đến việc xử lý và lƣu trữ, bảo mật dữ liệu thông tin tài chính ngân

sách và dữ liệu kế toán của Sở. Vì vậy cần đƣợc nhận thức một cách nghiêm túc, đầy đủ để đảm bảo an ninh cho các thiết bị máy tính, phần mềm, dữ liệu kế toán; theo đó cần chú trọng đến các giải pháp nhƣ:

 Bảo vệ hệ thống thông tin kế toán khỏi sự thâm nhập bất hợp pháp: Để hạn chế nguy cơ truy cập bất hợp pháp, sửa đổi lấy cắp thông tin thì việc kiểm soát sự truy cập vào hệ thống máy tính là rất cần thiết, sử dụng các biện pháp nhƣ: Sử dụng mật mã cho các tập tin, cài đặt mật khẩu, quy định phân quyền sử dụng chức năng của các phần mềm...

 Thƣờng xuyên bảo dƣỡng thiết bị máy tính nhằm giảm thiểu hƣ hỏng.

 Tăng cƣờng thực hiện an ninh đối với việc lƣu trữ dữ liệu máy tính.

 Xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch phòng chống hiểm họa hoặc kế hoạch ứng cứu sự cố mất thông tin số liệu.

đ) Tăng cƣờng kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nƣớc: Kiểm soát chi chặt chẽ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các cấp, các ngành thuộc tỉnh Bình Định với mục tiêu làm thế nào để các khoản chi của ngân sách nhà nƣớc phải đảm bảo đúng mục đích, theo dự toán đƣợc duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức quy định và mang lại hiệu quả cao, trong đó cơ quan là cơ quan kiểm soát trƣớc và kiểm soát sau (quá trình lập dự toán và quyết toán ngân sách), cơ quan Kho bạc Nhà nƣớc là cơ quan kiểm soát cuối cùng trƣớc khi xuất quỹ (chấp hành ngân sách). Đây là hình thức kiểm soát ngăn ngừa và phát hiện nhằm đảm bảo cho các khoản chi theo đúng nguyên tắc, mục đích ngăn ngừa sai sót và nhầm lẫn.

Trong điều kiện đơn vị dự toán chi tiêu ngân sách nhà nƣớc rất lớn, hoạt động kiểm tra kiểm soát tại đơn vị còn hạn chế thì vai trò kiểm soát chi của Kho bạc Nhà nƣớc càng phải đƣợc nâng cao để góp phần tăng cƣờng quản lý tài chính các đơn theo nguyên tắc “tiết kiệm, hiệu quả”. Theo đó Kho bạc Nhà nƣớc cần có cơ chế phối hợp với các đơn vị dự toán để đảm bảo kiểm soát chi thống nhất, tuân thủ các quy định chung về chế độ, định mức chi tiêu, phƣơng thức cấp phát thanh toán của Nhà nƣớc; kiểm soát chặt chẽ các khoản chi trong dự toán, đặc biệt là chứng từ, hóa đơn thanh toán phải hợp lý, hợp lệ và đúng nội dung.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Từ thực trạng của công tác kiểm soát nội bộ chi thƣờng xuyên tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đƣợc trình bày ở chƣơng 2, trong chƣơng 3 đã đƣa ra những giải pháp nhằm tăng cƣờng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý tài chính, quản lý nguồn ngân sách của Nhà nƣớc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định.

Tuy nhiên, tất cả những biện pháp đề ra đều do con ngƣời thực hiện, do đó, để thực hiện tốt những biện pháp nêu trên, nhân tố con ngƣời đóng vai trò rất quan trọng. Cần có những biện pháp tuyên truyền, giáo dục, để nâng cao nhận thức và tri thức nghề nghiệp, tăng cƣờng công tác giáo dục chính trị, lối sống, đạo đức cho cán bộ, nâng cao năng lực, trách nhiệm cho những ngƣời trực tiếp hay gián tiếp tham gia vào quá trình quản lý tài chính, quản lý ngân sách nhà nƣớc. Bên cạnh đó, cần có chính sách cơ chế phù hợp để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công chức. Có nhƣ vậy thì công tác quản lý tài chính, quản lý nguồn vốn ngân sách của Nhà nƣớc mới đƣợc đảm bảo.

KẾT LUẬN

Hệ thống kiểm soát nội bộ là một bộ phận thực hiện chức năng giám sát các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý. Nó là sản phẩm đƣợc tạo ra từ yêu cầu của nhà quản lý. Kiểm soát nội bộ là những phƣơng pháp và chính sách đƣợc thiết kế để ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động nhằm đạt đƣợc sự tuân thủ các chính sách, quy trình đƣợc thiết lập.

Từ thực trạng về công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đƣợc trình bày và phân tích ở Chƣơng 2 của Luận văn đã nêu ra đƣợc những ƣu điểm và những hạn chế, nguyên nhân hạn chế của công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên tại đơn vị.

Qua nghiên cứu lý luận về công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên, nghiên cứu chiến lƣợc phát triển của ngành đến năm 2025, Luận văn đã phân tích và đƣa ra một số giải pháp tăng cƣờng công tác kiểm soát nội bộ chi thƣờng xuyên tại đơn vị. Với các giải pháp nhằm hoàn thiện môi trƣờng kiểm soát, nâng cao chất lƣợng hệ thống thông tin kế toán và các thủ tục kiểm soát. Các giải pháp đƣợc nêu ra dựa trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản và thực trạng công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên tại đơn vị.

[1] Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Về việc ban hành “Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước”.

[2] Bộ Tài chính (2012), Thông tư liên tịch số 47/2012/TT-BTC-BTP ngày 16/3/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp về quy định việc lập dự toán, quản lý, sửa dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước.

[3] Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 ban hành Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315 – Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” của Bộ Tài chính.

[4] Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 57/2014/TT-BTC ngày 06/5/2014 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

[5] Bộ Tài chính (2014), Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của Bộ Tài chính – Bộ Nội vụ quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

[6] Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính về quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.

[7] Bộ Tài chính (2017), Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp.

[8] Chính phủ (2010), Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.

[9] Chính phủ (2018), Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ

quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

[11] Chính phủ (2020), Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

[12] Nguyễn Duy Khải (2019), Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách sự nghiệp giáo dục qua Kho bạc Nhà nước An Lão. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Quy Nhơn.

[13]Đặng Thị Loan (2013), Giáo trình kế toán tài chính trong doanh nghiệp, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Kinh tế Quốc dân.

[14]Trần Xuân Nam (2018), Kế toán tài chính (1-2), Nhà xuất bản Tài chính.

[15] Võ văn Nhị, Trần Anh Hoa, Phạm Ngọc Toàn, Trần thị Thanh Hải (2018), Kế toán tài chính, Nhà xuất bản Tài chính.

[16] Nguyễn Thị Ý Nhiên (2019), Hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên Ngân sách Nhà nước các đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Thạnh. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Quy Nhơn.

[17] Quốc hội (2019), Bộ Luật Lao động năm 2019, Hà Nội.

[18] Quốc hội (2013), Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013, Hà Nội. [19] Quốc hội ( 2015), Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019, Hà Nội.

[20] Quốc hội (2015), Luật Kiểm toán Nhà nước số 81/2015/QH13 ngày 24/6/2015, Hà Nội.

[21] Quốc hội (2015), Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015,

Hà Nội.

[22] Quốc hội (2015), Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015, Hà Nội. [23] Nguyễn Quang Quynh, Ngô Tri Tuệ, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân chủ biên

(2012), Kiểm toán tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. [24] Sở Nông nghiệp và Phát nông thôn tỉnh Bình Định (2018, 2019, 2020), Báo cáo

dục và Đào tạo huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Luận văn Thạc sĩ. Trƣờng Đại học Quy Nhơn.

[26] Đỗ Huyền Trang, Lê Thị Thanh Mỹ, Trƣờng Đại học Quy Nhơn (2018), Kế toán hành chính sự nghiệp, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bình định (Trang 84 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)