Nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bình định (Trang 67 - 68)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Nhiệm vụ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định

Thực hiện theo Chƣơng trình hành động của Tỉnh ủy số 11-CTr/TU ngày 14/5/2021 về thực hiện Nghị quyết Đại hội XX Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2020 – 2025 [34]. Phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản dựa trên công nghệ cao, chuyển số lƣợng sang chất lƣợng: Thu hút các nhà đầu tƣ xây dựng các trang trại trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; nâng cao chất lƣợng rừng trồng; xây dựng mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với nông hộ tham gia chuỗi sản xuất và tiêu thụ; hiện đại hóa nghề cá, nhất là khâu nuôi trồng và khai thác hải sản xa bờ. Thực hiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu góp phần xây dựng nông thôn ngày hiện đại và văn minh.

Nhiệm vụ và giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn đến năm 2025:

- Thứ nhất, tốc độ tăng trƣởng tổng sản phấm địa phƣơng của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (theo giá so sánh 2010) bình quân hàng năm tăng từ 3,2 - 3,6%.

- Thứ hai, tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền đối với phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới.

Nâng cao hơn nữa nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới. Tập trung thực hiện tốt việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành các cơ chế, chính sách, đặc biệt chú trọng các cơ chế, chính sách về ứng dụng khoa học - công nghệ, huy động nguồn lực, đào tạo nhân lực... Tiếp tục huy động, bố trí, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu của Chƣơng trình đề ra.

dụng các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng cao.

- Thứ , đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Đẩy mạnh phát triển ứng dụng công nghệ cao, hiện đại, sạch, hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu và gắn với liên kết chuỗi giá trị nông sản; phát triển chăn nuôi tập trung theo hƣớng công nghiệp, bán công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, tập trung phát triển các đối tƣợng nuôi chủ lực của tỉnh; thực hiện cơ cấu lại ngành thủy sản theo hƣớng phát triển khai thác xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng thủy sản trên biển và ven biển; tổ chức tốt dịch vụ hậu cần nghề cá; chú trọng phát triển chế biến thủy sản.

- Thứ năm, huy động các nguồn vốn đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

- Thứ sáu, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

- Thứbảy, triển khai rà soát xây dựng mới các chính sách và tổ chức thực hiện các chính sách, đề án, dự án, kế hoạch đã phê duyệt.

3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bình định (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)