Phân công quyền hạn và trách nhiệm trong kiểm soát chi tại Ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi tại chi cục thống kê huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 87 - 89)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.2.1. Phân công quyền hạn và trách nhiệm trong kiểm soát chi tại Ch

3.2.1. Phân công quyền hạn và trách nhiệm trong kiểm soát chi tại Chi cục Thống kê huyện Phù Cát cục Thống kê huyện Phù Cát

- Đổi mới chi ngân sách theo hướng tiết kiệm và hiệu quả. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của công tác kiểm soát chi tại Chi cục là phân định quyền hạn, trách nhiệm trong kiểm soát chi phải rõ ràng, tránh chồng chéo và có thể kiểm soát lẫn nhau. Việc phân công phân nhiệm rõ ràng sẽ tạo ra sự chuyên môn hoá cao trong công việc, ít sai sót xảy ra và khi xảy ra thường dễ phát hiện do có sự kiểm tra chéo. Đồng thời, khi đã giao cụ thể như vậy sẽ nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhânvà họ sẽ làm tốt hơn với khả năng có thể cũng như có những chế độ khen thưởng thích đáng, đúng người, đúng tội, không đùn đẩy và biện hộ cho những việc làm không tốt khi công việc giao phó quá rõ ràng. Khắc phục tình trạng kiêm nhiệm trong kiểm soát chi nhằm cách ly thích hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ có liên quan, ngăn ngừa các sai phạm và các hành vi lạm quyền. Bên cạnh đó, phải kịp thời

hoàn thiện hồ sơ luân chuyển cũng như chức năng làm việc và phối hợp của các nhân viên với nhau để thực hiện tốt công tác uỷ quyền và phê chuẩn ở nhân viên tránh hiện tượng chồng chéo hay đùn đẩy công việc. Việc phân định này phải được ban hành bằng văn bản cụ thể để đảm bảo cơ sở pháp lý của việc thực hiện.

Thực hiện chế độ trách nhiệm đúng luật định đối với Chi cục trưởng và cán bộ làm công tác tài chính kế toán tại Chi cục, tăng cường kiểm soát trước khi chuẩn chi tại Chi cục. Có biện pháp xử lý kiên quyết đối với các trường hợp vi phạm kỷ luật tài chính tùy tiện, lập chứng từ thanh toán không đúng với thực tế... Cán bộ lãnh đạo, quản lý chuẩn chi sai chế độ quy định phải có trách nhiệm bồi hoàn lại cho ngân sách. Các khoản chi để ngoài sổ sách kế toán phải được thu hồi và truy cứu trách nhiệm đối với cá nhân cố tình vi phạm. Đối với trường hợp lập chứng từ khống để tham ô phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, cần có chế độ khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ hoạt động có hiệu quả, tham mưu đề xuất sáng kiến, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách.

Cần làm tốt hơn nữa trong việc tăng quyền chủ động trong việc quyết định các khoản chi tiêu dùng thường xuyên và cũng có chế độ trách nhiệm cụ thể đối với Lãnh đạo. Thực tế, các khoản chi của Chi cục trong thời gian qua luôn gắn liền với nhiệm vụ, khối lượng công việc các cá nhân hoàn thành, đảm bảo được sự ổn định nhiệm vụ chi cũng như phù hợp với dự toán ban đầu dự kiến của Chi cục, tạo quyền chủ động cho Chi cục trong quản lý và điều hành công việc.

Ngoài ra, để việc chi tiêu các khoản chi tại Chi cục có kết quả, thực sự tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế sai sót, cần phân định rõ chức năng nhiệm vụ của từng nhân viên. Chẳng hạn, đối với việc tính toán lập kế hoạch tiền lương

phải do Kế toán đảm nhận, sau đó kiểm tra lại bảng lương rồi trình Chi cục trưởng ký duyệt trước khi cấp phát.

Có thể nói, Kế toán là bộ phận chính trong hoạt động kiểm soát, bộ phận kế toán phải thực hiện đúng theo chế độ Nhà nước quy định về tài chính, ngân sách ... đồng thời tự phát hiện những sai sót và điều chỉnh cũng như kiến nghị và đưa ra giải pháp cho Chi cục trưởng để xử lý những sai phạm. Ngoài Kế toán thì Chi cục trưởng phải có trình độ nhất định về tài chính thì mới có những quyết định đúng đắn trong vấn đề chi tiêu một cách tiết kiệm và hiệu quả nhất, thêm vào đó Lãnh đạo Chi cục phải chịu tất cả trách nhiệm về mọi quyết định của mình cho dù quyết định đó đã được KBNN thanh toán.

Theo kết quả phiếu khảo sát có 97,00%/100,00% ( 20 phiếu) đồng tình với giải pháp này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi tại chi cục thống kê huyện phù cát, tỉnh bình định (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)