7. Kết cấu của đề tài
1.3.2.2. Căn cứ kiểm soát cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Căn cứ kiểm soát cấp phát vốn đầu tư XDCB từ NSNN là các tài liệu để KBNN đối chiếu, kiểm tra và xác định xem các khoản chi đầu tư XDCB của NSNN có đủ điều kiện để cấp phát vốn đầu tư thanh toán hay không. Các tài liệu cần thiết làm căn cứ cấp phát vốn đầu tư là căn cứ pháp lý để minh chứng dự án đã đủ điều kiện được cấp phát vốn, xác định các khối lượng được cấp phát vốn và mức vốn được cấp phát cho từng khối lượng của dự án, xác định trách nhiệm của tổ chức và các nhân chịu trách nhiệm về việc quản lý sử dụng vốn đầu tư đã được cấp phát .... CĐT các dự án thuộc nguồn vốn cấp phát của NSNN phải chuẩn bị và gửi đủ các tài liệu cần thiết làm căn cứ cấp phát vốn phù hợp với từng dự án đầu tư, từng giai đoạn của trình tự đầu tư tới KBNN nơi CĐT mở tài khoản của dự án.
Các tài liệu làm căn cứ cấp phát vốn đầu tư phải đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ theo đúng quy định của pháp luật về hình thức, nội dung, thẩm quyền quyết định… Các tài liệu làm căn cứ cấp phát vốn đầu tư của từng dự án bao gồm các tài liệu cơ sở của dự án chỉ gửi một lần đến KBNN cho đến khi dự án kết thúc, tài liệu gửi từng năm và tài liệu gửi từng lần đến KBNN đề nghị cấp phát vốn đầu tư cho dự án.
Đối với dự án quy hoạch:
Văn bản phê duyệt đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch; dự toán chi phí cho công tác quy hoạch được duyệt; văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu; hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư với nhà thầu.
Dự án chuẩn bị đầu tư:
Tài liệu để mở tài khoản, bao gồm: Quyết định giao nhiệm vụ CĐT (trường hợp trong quyết định đầu tư không nên); quyết định thành lập Ban quản lý dự án; Quyết đinh bổ nhiệm chức vụ của chủ tài khoản (thủ trưởng đơn vị), kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán); Giấy đề nghị mở tài khoản; Bản đăng ký mẫu dấu, mẫu chữ ký;
Văn bản phê duyệt dự toán chi phí công tác chuẩn bị đầu tư kèm theo dự toán được duyệt;
Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định ủa Luật Đấu thầu; Hợp đồng giữa CĐT với đơn vị nhận thầu.
Kế hoạch vốn đầu tư hằng năm theo quy định. Dự án thực hiện đầu tư:
Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đối với dự án chi lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật) kèm quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);
Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của từng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng;
Văn bản lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu; Hợp đồng giữa CĐT với đơn vị nhận thầu.
1.3.3. Quy trình và nội dung kiểm soát cấp phát thanh toán chi NSNN trong đầu tư XDCB qua KBNN
1.3.3.1. Kiểm soát cấp phát tạm ứng
Mục đích của kiểm soát cấp phát tạm ứng nhằm đảm bảo chi tạm ứng đúng đối tượng, định mức quy định, nhanh chóng nhằm đảm bảo thời hạn thi công công trình. Cụ thể, việc kiểm soát cấp phát tạm ứng là kiểm tra điều kiện tạm ứng cho nhà thầu. Việc tạm ứng vốn của CĐT cho nhà thầu chỉ thực hiện cho các công việc cần thiết phải tạm ứng trước và phải được quy định rõ đối tượng, nội dung và công việc cụ thể trong hợp đồng. Mức vốn tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải theo quy định của hợp đồng.
Nội dung kiểm soát trong khâu nào bao gồm:
Một là, kiểm soát tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ dự án và chứng từ thanh toán: hồ sơ đã đầy đủ theo quy định chưa, thẩm quyền phê duyệt đã đúng chưa, các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng kinh tế đã đúng chưa, các nội dung chủ yếu của hợp đồng kinh tế giữa CĐT và nhà thầu có nằm trong dự án được duyệt hay không, kiểm soát sự logic về mặt thời gian của hồ sơ dự án, chứng từ thanh toán theo từng giai đoạn thực hiện dự án; kiểm soát hồ sơ, chứng từ thanh toán đã đúng mẫu quy định hay chưa, chữ lý, mẫu dấu trên chứng từ có đúng theo mẫu dấu chữ ký đăng ký với KBNN hay không. Cán bộ kiểm soát chi cũng phải kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu theo quy định hay không...
Hai là, kiểm soát số vốn tạm ứng: Cán bộ kiểm soát chi phải đối chiếu mức vốn đề nghị tạm ứng phù hợp với các điều khoản thỏa thuận hợp đồng, cũng như phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật hay không.
Ba là, kiểm soát nội dung hạch toán kế toán: điều kiện về mở tài khoản, đăng ký các loại mã (đơn vị sử dụng ngân sách, mã đói tượng nộp thuế, mã tài khoản, phản ánh các loại mã trên chứng từ (mục lục NSNN); đơn vị hạch toán
kế toán..., thực hiện kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán, hạch toán.
1.3.3.2. Kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành từng lần
Kiểm soát thanh toán khối lượng hoàn thành từng lần nhằm đảm bảo các khoản chi đúng chế độ tiêu chuẩn định mức và đảm bảo kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ thanh toán và thỏa mãn các điều kiện quy định đối với việc thực hiện chi NSNN, đồng thời phả đảm bảo khối lượng công việc hoàn thành, đảm bảo tiến độ thi công.
Nội dung kiểm soát chi trong khâu này bao gồm:
Một là, kiểm soát tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ dự án và chứng từ thành toán: được thực hiện tương tự như đối với kiểm soát cấp phát vốn tạm ứng.
Hai là, kiểm soát số vốn thanh toán từng lần: cán bộ kiểm soát chi phải đối chiếu mức vốn đề nghị thanh toán phù hợp với các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng.
Ba là, kiểm soát nội dung hạch toán kế toán được thực hiện tương tự như đối với kiểm soát cấp phát vốn tạm ứng.
Bốn là, kiểm soát khối lượng hoàn thành (kiểm soát sau):
Đối với các công việc thực hiện theo hợp đồng: Kiểm tra khối lượng hoàn thành ghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành để đảm bảo giá trị khối lượng hoàn thành được thanh toán đúng theo hợp đồng kinh tế được ký kết và dự toán được duyệt (trường hợp chỉ định thầu và thanh toán theo dự toán cho phí được duyệt hoặc trường hợp tự thực hiện hoặc phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng); phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng.
Đối với các công việc thực hiện không theo hợp đồng: Kiểm tra khối lượng hoàn thành ghi tại Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư để đảm bảo khối lượng hoàn thành được thanh toán theo dự toán được duyệt.
1.3.3.3. Kiểm soát thanh toán quyết toán công trình, hạng mục công trình, hợp đồng hoàn thành trình, hợp đồng hoàn thành
Kiểm soát thanh quyết toán công trình, hạng mục công trình, hợp đồng hoàn thành nhằm đảm bảo các khoản chi đúng chế độ tiêu chuẩn định mức và đảm bảo kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ thanh toán và thoả mãn các điều kiện quy định đối với việc thực hiện chi NSNN, đồng thời phải đảm bảo khối lượng công việc đã hoành thành theo đúng yêu cầu.
Nội dung kiểm soát như sau:
Một là, kiểm soát khối lượng hoàn thành (kiểm soát trước):
Đối với các công việc thực hiện theo hợp đồng: Kiểm tra khối lượng hoàn thành ghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanh toán, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghị thanh toán để đảm bảo giá trị khối lượng hoàn thành được thanh toán theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và dự toán được duyệt (trường hợp chỉ định thầu và thanh toán theo dự toán được duyệt hoặc trường hợp tự thực hiện hoặc phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng); phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng.
Đối với các công việc thực hiện không theo hợp đồng: Kiểm tra khối lượng hoàn thành ghi tại Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư để đảm bảo khối lượng hoàn thành được thanh toán theo dự toán được duyệt.
Hai là, kiểm soát tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ dự án và chứng từ thanh toán: được thực hiện tương tự như trên.
Ba là, kiểm soát số vốn thanh quyết toán công trình, hạng mục công trình, hợp đồng hoàn hành: Cán bộ kiểm soát chi phải kiểm tra nguồn vốn,
niên độ kế hoạch và kế hoạch vốn năm của dự án, cũng như căn cứ vào kết quả kiểm soát khối lượng hoàn thành trên để xác định số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi, tên, tài khoản đơn vị được hưởng. Nội dung kiểm soát số vốn thanh quyết toán công trình, hạng mục công trình, hợp đồng hoàn hành tương tự như đối với vốn thanh toán từng lần.
Bốn là, kiểm soát nội dung hạch toán kế toán được thực hiện tương tự như đối với kiểm soát cấp phát vốn tạm ứng.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN trong đầu tư XDCB
Xuất phát từ lý thuyết và thực tiễn của công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB, có thể thấy được kiểm soát chi đầu tư XDCB chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau:
1.4.1. Các nhân tố chủ quan
Nhóm nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến kiểm soát chi NSNN trong đầu tư XDCB bao gồm: bộ máy tổ chức của KBNN; quy trình nghiệp vụ; năng lực của cán bộ kiểm soát chi đầu tư; trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật.
1.4.1.1. Về bộ máy tổ chức của KBNN
KBNN là đơn vị trực thuộc Bộ Tài chính được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, thành hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương, theo đơn vị hành chính, bao gồm cơ quan KBNN ở trung ương và cơ quan KBNN ở địa phương. Do vậy công tác kiểm soát chi cũng được tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương theo nguyên tác tổ chức bộ máy kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB của KBNN gọn nhẹ, phù hợp với đề án và lộ trình cải cách hành chính của nhà nước. Trong bộ máy tổ chức quan trọng nhất là mô hình tổ chức, cơ cấu các phòng ban nghiệp vụ và trình độ phẩm chất của mỗi người ở từng vị trí. Do vậy, cần phải phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các
bộ phận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo tính công khai, kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau và tránh trùng lắp.
1.4.1.2. Quy trình nghiệp vụ
Quy trình nghiệp vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB. Vì vậy Quy trình nghiệp vụ phải được xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, quy định rõ thời hạn giải quyết công việc, trình tự công việc phải thực hiện một cách khoa học. Đồng thời cũng quy định rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm của từng bộ phận.
1.4.1.3. Năng lực của cán bộ kiểm soát chi đầu tư
Yếu tố con người luôn là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với mọi hoạt động. Năng lực của đội ngũ cán bộ gồm trình độ hiểu biết và kỹ năng làm việc cần thiết để đảm bảo việc thực hiện có kỷ cương, trung thực, tiết kiệm, hiệu quả và hữu hiệu, cũng như am hiểu đúng đắn về trách nhiệm của bản thân trong việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ. Bảo đảm về năng lực là đảm bảo cho các thành viên trong tổ chức có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ. Nếu cán bộ có năng lực chuyên môn tốt sẽ loại trừ được các thiếu sót và sai phạm trong các hồ sơ thanh toán, cũng như trợ giúp cung cấp đầy đủ thông tin cho cấp lãnh đạo và đơn vị sử dụng ngân sách nói chung cũng như vốn đầu tư XDCB nói riêng. Ngược lại nếu năng lực chuyên môn kém, tất yếu sẽ không thể hoàn thành tốt công tác được giao, không phát hiện ra sai phạm và gây thất thoát cho Nhà nước. Muốn vậy, cấp quản lý cần xác định rõ yêu cầu về năng lực cho một công việc nhất định và cụ thể hóa nó thành các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng để cá nhân có thể được bố trí công việc thích hợp. Mỗi cá nhân trong tổ chức đều giữ một vai trong hệ thống kiểm soát nội bộ bởi trách nhiệm của họ. Lãnh đạo và nhân viên cũng cần có những kỹ năng để đánh giá rủi ro. Việc đánh giá rủi ro đảm
bảo hoàn thành trách nhiệm của họ trong tổ chức. Vì vậy việc tăng cường bồi dưỡng cho lực lượng cán bộ luôn là mối quan tâm thường xuyên. Đào tạo là một phương thức hữu hiệu để nâng cao trình độ cho các thành viên trong tổ chức. Một trong những nội dung đào tạo là hướng dẫn về mục tiêu kiểm soát nội bộ, phương pháp giải quyết những tình huống khó xử trong công việc.
1.4.1.4. Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật
Trước đây công tác kiểm soát chi được thực hiện bằng phương pháp thủ công, theo dõi trên sổ tay khiến cho công việc này rất vất vả mất thời gian nhưng hiệu quả công việc không cao. Ngày nay với yêu cầu của công tác kiểm soát chi vốn đầu tư một mặt phải đảm bảo kiểm soát chi đúng quy định về quản lý vốn đầu tư XDCB của Nhà nước nhưng mặt khác phải đảm bảo thời gian, tránh gây ách tắc, phiền hà trong việc giải ngân, đòi hỏi công tác kiểm soát chi phải được tin học hóa. Với chủ trương hiện đại hóa ngành, KBNN đòi hỏi yêu cầu hiện đại hoá về công nghệ nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi khối lượng vốn giải ngân qua KBNN ngày càng lớn. Việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc. Đảm bảo công việc diễn ra nhanh chóng, chính xác và thống nhất. Do đó việc xây dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ hoàn chỉnh cho toàn bộ hệ thống KBNN là một đòi hỏi tất yếu. Và từ năm 2009, Bộ Tài chính đã đưa dự án TABMIS (hệ thống thông tin quản lý ngân sách - Kho bạc) triển khai áp dụng tại một số KBNN địa phương qua toàn hệ thống KBNN và cơ quan Tài chính đã áp dụng chương trình TABMIS cho các hoạt động nghiệp vụ của mình trong đó có nghiệp vụ kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB.
1.4.2. Các nhân tố khách quan
1.4.2.1. Chủ trương và chiến lược quy hoạch đầu tư XDCB
Chủ trương, chiến lược và quy hoạch đầu tư có vai trò định hướng đầu tư rất quan trọng, tác động đến đầu tư của Quốc gia, từng vùng, ngành, lĩnh vực
và thậm chí từng dự án đầu tư và vốn đầu tư. Các chủ trương đầu tư XDCB tác động đến cơ cấu đầu tư và việc lựa chọn hình thức đầu tư. Đây là vấn đề tương đối lớn, liên quan đến thông tin và nhận thức của các cấp lãnh đạo nhất là khi vận dụng vào cụ thể. Nói cơ cấu đầu tư là nói đến phạm trù phản ánh mối quan hệ về chất lượng và số lượng giữa các yếu tố của các hoạt động đầu tư cũng như các yếu tố đó với tổng thể các mối quan hệ hoạt động trong quá trình sản xuất xã hội.
1.4.2.2. Cơ chế chính sách liên quan đến quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Đây là một trong những nhân tố tác động trực tiếp đến huy động và sử dụng vốn đầu tư XDCB, tác động trực tiếp đến hiệu quả của vốn đầu tư XDCB. Các thể chế, chính sách này được bao hàm trong các văn bản pháp luật như: Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng…Ngoài ra, cơ chế chính