Đối tượng sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước bình định (Trang 30 - 32)

7. Kết cấu của đề tài

1.1.3.5. Đối tượng sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Từ khái niệm về vốn đầu tư XDCB ta có thể thấy rằng nguồn vốn này có hai yếu tố cơ bản là gắn liền với hoạt động đầu tư XDCB và gắn với NSNN.

 Gắn liền với hoạt động đầu tư XDCB, nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng để đầu tư phát triển TSCĐ trong nền kinh tế. Đầu tư XDCB là hoạt động đầu tư vào máy móc, thiết bị, kết cấu hạ tầng... Đây là hoạt động đầu tư phát triển và chủ yếu có tính dài hạn.

 Gắn với NSNN vì nguồn vốn này được NSNN quản lý và sử dụng đúng luật, theo các quy định chặt chẽ. Khác với đầu tư trong kinh doanh, đầu tư từ NSNN chủ yếu tạo lập môi trường, điều kiện cho nền kinh tế, trong nhiều

trường hợp mang tính chất công cộng, không sinh lãi trực tiếp cho hoạt động đầu tư.

Như vậy, đối tượng chủ yếu sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN là các công trình, dự án phục vụ lợi ích công cộng, phát triển kinh tế xã hội... Những công trình, dự án này có đặc điểm như sau:

 Có tính chất cố định, mang tính đơn nhất, mỗi công trình, dự án đều có thiết kế riêng, mang đặc điểm riêng, yêu cầu riêng về tính chất, nội dung, công nghệ; có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, xã hội... có thời gian sử dụng lâu dài và có thể liên quan đến nhiều ngành, địa phương và vũng lãnh thổ.

NSNN bao gồm hai bộ phận chính là NSTW và NSĐP vì vậy đối tượng sử dụng vốn đầu tư XDCB bao gồm:

Đối tượng sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSTW: là các công trình, dự án đầu tư từ NSNN do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị-xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước thuộc trung ương quản lý.

Chủ thể sử dụng vốn đầu tư XDCB là CĐT.

CĐT là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữu hoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt động đầu tư. CĐT xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lý chi phí từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư cho tới khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng cụ thể như sau:

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định. Tiếp nhận và sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả. Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư phát triển.

Chịu trách nhiệm về chất lượng công trình, sự đúng đắn, hợp pháp của tiến độ, hợp pháp của các số liệu, tài liệu trong hồ sơ cung cấp cho KBNN và các cơ quan chức năng của Nhà nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước bình định (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)