Các hoạt động kiểm soát tại NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ huy động tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 30)

8. Tổng quan tài liệu nghiêu cứu

1.1.7. Các hoạt động kiểm soát tại NHTM

- Kiểm tra ở cấp lãnh đạo cao cấp:

Việc kiểm tra này đƣợc thực hiện thông qua việc Hội đồng quản trị và Ban giám đốc nhận đƣợc những bản trình bày, bản báo cáo định kỳ về tình hình rủi ro, sự tuân thủ và các ngoại lệ về rủi ro, các báo cáo thực trạng rủi ro.

-Kiểm soát hoạt động:

+ Những kiểm tra này đƣợc tiến hành thƣờng xuyên hơn ở kiểm tra ở cấp lãnh đạo cao cấp và ở mức độ chi tiết hơn. Chúng đƣợc tiến hành ở cấp độ phòng ban: bao gồm việc kiểm tra các hoạt động rủi ro, các báo cáo rủi ro, tình trạng và các ngoại lệ rủi ro.

+ Tần số và nội dung báo cáo cần phải dựa trên yêu cầu công việc hoạt động kinh doanh của NH

-Tuân thủ các giới hạn rủi ro: Đặt ra các giới hạn và đảm bảo rằng chúng đƣợc tuân thủ là một chức năng kiểm soát rủi ro quan trọng.

- Phê duyệt và ủy quyền:

Việc yêu cầu phê duyệt và ủy quyền cho các giao dịch lớn một giới hạn nhất định nào đó sẽ đảm bảo rằng việc chấp nhận rủi ro của NH đƣợc phê duyệt bởi các lãnh đạo phù hợp. Điều này đảm bảo việc quy trách nhiệm cho các hành vi đã thực hiện.

-Thẩm tra và đối chiếu:

Thẩm tra và đối chiếu là một kiểm soát quan trọng bởi chúng đƣợc thiết kế nhằm phát hiện các sai sót và các vấn đề tiềm ẩn chứa trong các hoạt động của ngân hàng.

22 - Phân quyền:

Một hệ thống KSNB hiệu quả phải :

+ Đảm bảo có sự phân quy định phù hợp, trách nhiệm không mâu thuẫn với quyền lợi.

+ Các quy trình đƣợ xây dựng thống nhất và đƣợc ghi chép đầy đủ bằng văn bản.

1.2.Hoạt động huy động tiền gửi của các ngân hàng

1.2.1.Khái niệm và vai trò của hoạt động huy động tiền gửi

1.2.1.1. Khái niệm tiền gửi tiết kiệm cá nhân :

Theo quy chế về tiền gửi tiết kiệm ( Ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 9 năm 2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc) thì tiền gửi tiết kiệm là khoản tiền của cá nhân đƣợc gửi vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm, đƣợc xác nhận trên thẻ tiết kiệm, đƣợc hƣởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và đƣợc bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi.

1.2.1.2. Vai trò của hoạt động huy động tiền gửi

Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhƣng nó là một nghiệp vụ hết sức quan trọng. Không có nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ không đủ nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của mình. Nghiệp vụ huy động vốn góp phần giải quyết vốn – đầu vào của ngân hàng. Do đó, vai trò của nghiệp vụ huy động vốn sẽ đƣợc thể hiện thông qua vai trò của vốn đối với hoạt động của NHTM.

Thứ nhất, vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh. Một ngân hàng khi đƣợc cấp phép thành lập phải có vốn điều lệ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên vốn điều lệ không đủ để tài trợ cho mọi hoạt

23

động kinh doanh của ngân hàng. Do đó ngân hàng phải huy động từ các nguồn khác thì mới có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh nhƣ cấp tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.

Thứ hai, vốn quyết định quy mô hoạt động và quy mô tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng có nhiều vốn sẽ có lợi thế hơn so với ngân hàng ít vốn (năng lực cạnh tranh tốt hơn) với các khoản mục đầu tƣ và cho vay đa dạng hơn, phạm vi và khối lƣợng cho vay cũng lớn hơn. Hơn thế nữa, ngân hàng có điều kiện để cung cấp nhiều loại sản phẩm dịch vụ làm quy mô hoạt động kinh doanh của họ sẽ rộng hơn, khả năng thu hút vốn cũng cao hơn các ngân hàng nhỏ.

Thứ ba, vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trƣờng trong nền kinh tế.

Để tồn tại và phát triển, ngân hàng phải xây dựng và gìn giữ đƣợc uy tín trên thị trƣờng. Uy tín đó trƣớc hết phải đƣợc thể hiện ở khả năng luôn giữ chữ tín với khách hàng nhƣ sẵn sàng thanh toán chi trả khi khách hàng có nhu cầu hợp lý. Để làm đƣợc điều đó đòi hỏi các NHTM phải luôn nắm giữ một nguồn vốn dồi dào và ổn định.

1.2.2.Các hình thức nhận tiền gửi trong Ngân hàng nói chung

a. Tiền gửi không kỳ hạn

Sản phẩm tiêt kiệm không kỳ hạn dành cho đối tƣợng KH cá nhân hoặc tổ chức, có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi NH vì mục đích an toàn và sinh lời nhƣng không chọn hình thức tiền gửi này chủ yếu vì mục đích an toàn và tiện lợi. Đối với NH, loại tiền gửi này KH muốn rút bất cứ lúc nào cũng đƣợc nên NH phải đảm bảo tồn quỹ đẻ chi trả và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng. Do đo NH thƣờng chi trả lãi rất thấp cho loại hình tiền gửi này thiết lập đƣợc kế hoạch sử dụng tiền gửi trong tƣơng lai.

24 b. Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đƣợc thiết kế dành cho KH cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền tiết kiệm vì mục đích an toàn, sinh lời và thiết lập đƣợc kế hoạch sử dụng tiền trong tƣơng lai. Mục tiêu quan trọng của họ khi chọn hình thức gửi tiền này là lợi tức có đƣợc theo định kỳ. Do vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút đƣợc đối tƣợng KH này. Lãi suất đƣợc trả cho tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn cao hơn lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn. Ngoài ra mức lãi suất còn thay đổi tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm ( VND, USD, EUR…) và tùy theo uy tín và rủi ro của NH nhận tiền gửi.

Với hình thức này, KH chỉ đƣợc phép rút tiền đúng kỳ hạn nhƣ đã cam kết. Tuy nhiên, để khuyến khích và thu hút KH gửi tiền thì NH cho phép KH đƣợc rút tiền trƣớc kỳ hạn nếu có nhu cầu, nhƣng khi đó KH sẽ chỉ đƣợc trả lãi suất theo tiền gửi không kỳ hạn.

Tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn có thể phân chia thành nhiều loại :

- Căn cứ vào kỳ hạn gửi : tiền gửi kỳ hạn 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12 tháng hoặc lâu hơn đến 24 hoặc 36 tháng. Hiện nay, để tạo điều kiện cho KH, nhiều NH còn có cả tiền gửi kỳ hạn theo tuần.

- Căn cứ vào phƣơng thức trả lãi: tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh cuối kỳ, tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi định kỳ ( tháng hoặc quý ).

- Căn cứ vào loại tiền gửi : tiền gửi VNĐ, tiền gửi USD, EUR, gửi vàng….

c. Các loại tiết kiệm khác

Hầu hết các NHTM đều có thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác nhƣ tiết kiệm tiện ích, tiết kiệm an khang, tiết kiệm có thƣởng, tiết kiệm tích lũy tƣơng lai. Với những nét đặc trƣng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn đổi mới và tạo ra rào cản dị biệt để chống lại sự bắt chƣớc của đổi thủ

25 cạnh tranh.

d.Phát hành giấy tờ có giá ( GTCG )

Khái niệm: GTCG là chứng nhận của NHTM phát hành về huy động vốn, trong đó xác định nghĩa vụ trả một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều khoản cam kết khác giữa các NHTM và ngƣời mua bao gồm : kỳ phiếu NH, chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu.

1.2.3.Rủi ro trong hoạt động huy động tiền gửi

a. Rủi ro lãi suất

Biểu hiện rủi ro lãi suất liên quan đến hoạt động nhận tiền gửi :

+ Quy mô và kỳ hạn của nguồn vốn huy động không phù hợp với quy mô và kỳ hạn của nguồn vốn đầu tƣ tài sản, dẫn đến hậu quả là khi lãi suất biến động làm giảm thu nhập lãi ròng cận biên và giá trị ròng vốn chủ sở hữu.

+ Lãi suất huy động sẽ tăng nhanh hơn lãi suất đầu tƣ tài sản hoặc giảm chậm hơn lãi suất đầu tƣ tài sản.

b. Rủi ro thanh khoản

Các NH luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất toán và luôn tuân thủ các quy định về thanh khoản của NHNN. NH có trách nhiệm đƣa ra những đánh giá định tính, định lƣợng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản, biểu hiện là:

+ Cơ cấu quy mô của vốn huy động không phù hợp với quy mô tài sản. + Tính cơ động và mức độ ổn định của nguồn vốn huy động không cao. + Khả năng tiếp cận với thị trƣờng tiền tệ gặp nhiều khó khăn do mất uy tín với KH đặc biệt là KH truyền thống và với các cơ quan quản lý.

c. Rủi ro tỷ giá

26

động các loại ngoại tệ thực chất vẫn là huy động nguồn Việt Nam đồng ( VNĐ ). Có hai cách để các NHTM chuyển nguồn huy động các ngoại tệ thành VNĐ. Cách thứ nhất là các NHTM bán các ngoại tệ này để có tiền VNĐ, hay nói cách khác NHTM sẽ tạm thời âm trạng thái ngoại tệ ngoài USD và sẽ chịu rủi ro về biến động tỷ giá. Bởi khi ngƣời gửi tiền rút tiền, các NHTM sẽ mua lại ngoại tệ đã bán trƣớc đó trả cho ngƣời gửi tiền theo “ tỷ giá tại thời điểm mua”. Cách thứ hai là đem thế chấp ở các NHTM giảm căng thẳng thanh khoản tránh đƣợc rủi ro tỷ giá nhƣng lại phải trả một khoản lãi suất khá lớn.

Các loại rủi ro trên vừa là hệ quả của hoạt động huy động tiền gửi vừa có bản chất là rủi ro bảng cân đối tức là các rủi ro phát sinh do tƣơng quan nội tại giữa tài sản và nợ thể hiện trên bảng cân đối kế toán của NHTM.

d. Rủi ro tác nghiệp

Những rủi ro phát sinh trong hoạt động cung ứng dịch vụ tiền gửi là hậu quả của những sai lệch, trục trặc phát sinh từ con ngƣời, hệ thống, quy trình hoặc những sự kiện bên ngoài. Đây là một loại rủi ro thuần túy thuộc hoạt động huy động tiền gửi.

1.2.4.Sự cần thiết tiền gửi tiết kiệm dân cư

a. Đối với ngân hàng

Tiền gửi dân cƣ là một nguồn huy động thƣờng xuyên của NH. Nguồn này có đƣợc do tích lũy từ thu nhập, tiền lƣơng, tiền thƣởng của cán bộ công nhân đã nghỉ hƣu, những ngƣời buôn bán nhỏ…Tuy số tiền gửi của mỗi ngƣời là không nhiều nhƣng số lƣợng ngƣời gửi là rất đông nên tiền gửi tiết kiệm của dân cƣ thật sự là một nguồn vốn quan trọng của NH. Thông thƣờng đây là nguồn vốn ổn định nhất trong các nguồn mà NH huy động dễ dàng trong việc cân đối cũng nhƣ trong việc sử dụng vốn.

27

Tiền gửi tiết kiệm dân cƣ góp phần vào đầu tƣ kinh tế, cung cấp nguồn vốn tín dụng tại chỗ cho nhân dân. Mặt khác tiền gửi dân cƣ còn phản ánh khả năng phát triển thu nhập của ngƣời dân và càng nhiều nó càng tác động trở lại nền kinh tế.

c. Đối với dân cƣ

Đáp ứng đƣợc nhu cầu bảo quản an toàn tài sản, hạn chế rủi ro, tích lũy những món tiền nhỏ lẻ thành một món tiền lớn thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, kế hoạch chi tiêu chất lƣợng chi tƣơng lai. Mặt khác gửi tiền vào NH khách hàng sẽ nhận đƣợc một khoản lợi tức định kỳ.

28

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua nội dung của chƣơng 1, Luận văn đã làm rõ đƣợc những vấn đề sau:

Cơ sở lý luận chung về kiểm soát nội bộ, các bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB.

Tổng quan chung về hoạt động nhận tiền gửi, khái niệm về hoạt động nhận tiền gửi.

Nêu rõ đƣợc hoạt động nhận tiền gửi của ngân hàng thƣơng mại, phân loại tiền gửi và đặc điểm của từng loại, nội dung của hoạt động nhận tiền gửi, các hình thức nhận tiền gửi của NHTM

Những nội dung trình bày trong chƣơng 1 đã làm rõ câu hỏi đƣợc nêu ra ở mục câu hỏi nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ huy động tiền gửi, các tiêu chí và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động nhận tiền gửi, là cơ sở để triển khai các nội dung phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động nhận tiền gửi tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi Nhánh huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định trong chƣơng 2 và đề xuất các khuyến nghị trong chƣơng 3.

29

Chƣơng 2 : THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN PHÙ MỸ, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1.Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

2.1.1.Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Phù Mỹ

2.1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển

Chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc huyện Phù Mỹ đƣợc thành lập vào năm 1981, thuộc tỉnh Nghĩa Bình cũ. Có trụ sở đặt tại thị trấn Phù Mỹ, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định. Lúc mới thành lập NH hoạt động với chức năng và nhiệm vụ là quản lý ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn, đảm bảo vốn SXKD cho khu vực kinh tế quốc doanh, tiết kiệm đối với các TCKT, dân cƣ trên địa bàn. Năm 1988 Agribank Việt Nam ra đời theo Pháp lệnh Ngân hàng do Hội đồng Nhà nƣớc ban hành, từ đây Chi nhánh Agribank Phù Mỹ là một pháp nhân kinh tế độc lập trực thuộc Chi nhánh của Agribank tỉnh Bình Định, hạch toán thu nhập, chi phí theo Công văn 569A ngày 01 tháng 01 năm 1997. Từ đó đến nay Chi nhánh Agribank Phù Mỹ luôn bám sát các chủ trƣơng chính sách pháp luật của Nhà nƣớc, các chế độ, thể lệ của ngành và chỉ tiêu kế hoạch cấp trên đề ra, không ngừng phát triển về mọi mặt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Phù Mỹ.

Là một trong những ngân hàng ra đời sớm trên địa bàn tỉnh Nghĩa - Bình từ sau ngày hoàn toàn giải phóng miền Nam thống nhất đất nƣớc. Ngân hàng Nông Nghiệp PTNT chi nhánh huyện Phù Mỹ ban đầu tồn tại dƣới hình thức là chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp huyện Phù Mỹ, sau đó là Ngân hàng

30 Nông nghiệp PTNT huyện Phù Mỹ.

Trải qua hơn 20 năm thành lập và phát triển, chi nhánh huyện Phù Mỹ hiện nay là một trong những đơn vị mạnh trên địa bàn toàn tỉnh. Hoạt động với chiến lƣợc kinh doanh tiền tệ trong lĩnh vực nông nghiệp và đặc biệt địa bàn đứng chân của chi nhánh là huyện Phù Mỹ – một huyện trọng điểm của toàn tỉnh về nông-lâm-ngƣ nghiệp, có điều kiện tự nhiên thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp. Do đó việc đầu tƣ gắn với sản xuất nông-lâm-ngƣ- nghiệp là yếu tố quan trọng và then chốt quyết định đến thành công trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Trong những năm qua, dƣới sự lãnh đạo của thƣờng vụ Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Phù Mỹ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành trong huyện, đặc biệt là sự lãnh đạo trực tiếp của Ngân hàng Nông nghiệp PTNT tỉnh, cùng với sự phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân viên, Ngân hàng Nông nghiệp PTNT chi nhánh huyện Phù Mỹ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao, đáp ứng nhu cầu vốn và góp phần phát triển kinh tế huyện nhà ngày một đi lên.

2.1.1.2.Chức năng, nhiệm vụ

 Chức năng : Kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong nƣớc và nƣớc ngoài. Thực hiện tín dụng tài trợ chủ yếu cho nông nghiệp nông thôn.. Khách hàng có quan hệ chủ yếu với Ngân hàng là hộ nông dân, hộ kinh doanh dịch vụ và các cán bộ công nhân, viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ huy động tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 30)