Hệ Thống kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ huy động tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 56 - 60)

8. Tổng quan tài liệu nghiêu cứu

2.3.1. Hệ Thống kiểm soát nội bộ

Thứ nhất: Agribank Phù Mỹ nói riêng và NHTM nói chung là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng. Nếu xét trên phƣơng diện những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì ngân hàng

48

đƣợc hiểu là: những tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm và dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiề chức năng tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Do đó để tăng cƣờng vai trò của các NHTM trong công cuộc phát triển kinh tế đất nƣớc. Trƣớc hết, bản thân các ngân hàng cần lành mạnh hoá hoạt động của chính bản thân mình. Trong đó, quan trọng nhất là hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng. Yêu cầu hội nhập WTO, sự phát triển nhanh chóng của thị trƣờng chứng khoán cũng nhƣ các vấn đề trong quản trị cho thấy sự cần thiết của hệ thống kiểm soát nội bộ ở doanh nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng.

Thứ hai: Là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ - tín dụng, loại hàng hóa đặc biệt có độ nhạy cảm rất cao với những biến động của thị trƣờng, của tình hình kinh tế - xã hội, chi nhánh buộc phải đƣơng đầu với đủ loại rủi ro từ các doanh nghiệp và cá nhân vay tiền. Những rủi ro của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào các dạng: Rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái….trong đó rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Có nhiều nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến rủi ro tín dụng nhƣ khả năng dự báo, dự đoán tƣơng lai, thông tin về tín dụng, thế chấp tiền vay…Rủi ro làm giảm uy tín của Chi nhánh, làm cho khả năng thanh toán của Chi nhánh giảm sút đồng thời làm giảm lợi nhuận kinh doanh của Ngân hàng. Do đó vấn đề đặt ra là khẩn trƣơng hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động kiểm soát, kiểm toán nội bộ, nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Thứ ba: Trong xu thế kinh doanh hiện đại, các NHTM nói chung và chi nhánh nói riêng sẽ giảm dần tỷ trọng tín dụng, tăng tỷ trọng dịch vụ. Nhƣ vậy thì sự rủi ro trong hoạt động ngân hàng hầu nhƣ có mặt trong từng nghiệp vụ nếu nhƣ nghiệp vụ đó không đƣợc quản lý theo một quy trình chặt chẽ.

49

tiên vốn tín dụng để phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, phát triển các chƣơng trình kinh tế địa phƣơng. Phù Mỹ lại là một huyện thuần nông do vậy ngân hàng chú trọng cho vay họ dẫn đến chi phí kinh doanh cao, lại hoạt động trên địa bàn nhỏ với sự có mặt của nhiều NHTM Cổ phần nên tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Do đó, đòi hỏi hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh.

Từ những phân tích bằng khảo sát thực tế nói trên, ta thấy rằng hệ thống kiểm soát nội bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của Ngân hàng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ là cấu trúc nòng cốt của quản trị điều hành doanh nghiệp, là cơ sở nền tảng, điều kiện tiên quyết của quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Từ ý nghĩa quan trọng đó, cần nghiên cứu cụ thể hệ thống kiểm soát nội bộ tại Agribank Phù Mỹ qua ba yếu tố cấu thành sau:

 Môi trƣờng kiểm soát

* Đặc thù quản lý tại Agribank Phù Mỹ

Điều lệ Agribank Việt Nam qui định về Quy chế điều hành, quy chế nhân viên và mô hình tổ chức mạng lƣới của Agribank Việt Nam. Cụ thể:

+ Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp là đơn vị phụ thuộc, có con dấu, có nhiệm vụ thực hiện một phần hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp theo uỷ quyền của Ngân hàng nông nghiệp .

+ Mọi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc, Phó giám đốc, Trƣởng phòng Kế toán, Trƣởng phòng Kiểm soát đƣợc quy định tƣơng đối rõ ràng trong điều lệ phù hợp với Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng.

+ Quyền quản lý tài chính của Ngân hàng nông nghiệp: đƣợc sử dụng vốn hoạt động để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, đầu tƣ xây dựng,

50

mua sắm tài sản cố định theo quy định của pháp luật; thay đổi cơ cấu vốn, tái sản xuất phục vụ cho việc phát triển hoạt động theo quy định của pháp luật; điều động vốn, tài sản giữa các công ty trực thuộc có tƣ cách pháp nhân hạch toán độc lập.

+ Về nghĩa vụ quản lý tài chính: Chi nhánh thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và báo cáo hoạt động định kỳ theo quy định của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.

Mọi hoạt động của chi nhánh phải tuân thủ nguyên tắc dân chủ tập trung và chế độ thủ trƣởng; đảm bảo kỷ cƣơng, kỷ luật trong quản lý điều hành, phân công rõ ngƣời rõ việc, rõ trách nhiệm pháp lý; Đảm bảo trình tự từng cấp quản lý; Phát huy tinh thần năng động sáng tạo và tự giác của từng thành viên trong chi nhánh. Tuyệt đối tuân thủ nghiêm túc mọi quy định của Nhà nƣớc, các quy trình nghiệp vụ của ngành; nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác cùng nhau xây dựng chi nhánh Phù Mỹ là đơn vị kinh doanh có hiệu quả cao trong hệ thống.

Giám đốc là ngƣời trực tiếp điều hành chi nhánh theo đúng quy định của Nhà nƣớc, Ngân hàng nhà nƣớc, Agribank Việt Nam và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc về các quyết định của mình.

Phó giám đốc là ngƣời giúp việc Giám đốc chỉ đạo điều hành một số chuyên đề nghiệp vụ do giám đốc phân ông, ủy quyền chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và Pháp luật nhà nƣớc về các quyết định của mình.

Ngoài ra, Để phù hợp với đặc thù Chi nhánh thì tại chi nhánh Agribank Phù Mỹ còn ban hành một số quy chế nội bộ chi tiết tại Chi Nhánh để giúp cho việc quản lý hiệu quả hơn nhƣng không trái với quy chế, điều lệ của

51 Agribank Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ huy động tiền gửi tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phù mỹ, tỉnh bình định (Trang 56 - 60)