Kế toán quản trị chi phí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hoàng chương (Trang 37 - 39)

7. Bố cục của đề tài

1.2.1. Kế toán quản trị chi phí

Theo Kaplan và Atkinson (1998) Thông tin kê toán quản trị đóng một vai trò quan trọng trong tổ chức. Nó hỗ trợ cho việc ra quyết định, chỉ dẫn phát triển chiến lược và đánh giá các chiến lược hiện tại, tập trung nỗ lực liên quan đến việc nâng cao thành quả của tổ chức và để đánh giá việc đóng góp vào thành quả này theo từng phòng ban, từng cá nhân.

Một trong những thông tin kế toán quản trị quan trọng nhất là thông tin về chi phí. Tổ chức sử dụng những thông tin về chi phí đế đưa ra các quyết định quan trọng về tính năng sản phẩm hay là hỗn hợp sản phẩm. Tổ chức cũng sử dụng thông tin về chi phí để phát triển chiến lược cạnh tranh của mình. Hơn nữa, tồ chức sử dụng thông tin về chi phí phù hợp để điều hành và cải tiến các hoạt động của họ.

Đối với nhà quản trị, chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao kiểm soát và đưa chi phí xuống mức thấp nhất có thể. Để làm được điều này thì nhà quán trị phải xác định được các phương pháp phân loại chi phí (như: chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản xuất chi phí thời kỳ, chi phí sản phẩm, chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí hỗn hợp...), các phương pháp tập hợp chi phí (như: phương pháp trực tiếp, phương pháp phân bổ), cách xác định các trung tâm chi phí (trung tâm mua hàng, trung tâm sản xuất...) để có thể đưa ra quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động của nhà quản trị.

Hệ thống chi phí truyền thống

Tất cả các hệ thống chi phí đều bắt đầu từ việc phân bố chi phí nguồn lực đến các đối tượng chịu chi phí. Dữ liệu từ hệ thống tài chính cùa doanh nghiệp, ví dụ như hệ thống thông tin kế toán hay hệ thống dự toán ngân sách, được phân loại theo từng nhóm chi phí nguồn lực như: lương, phụ cấp lương, lương ngoài giờ, chi phí tiện ích, nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí đi lại, chi phí viễn thông, chi phí sử dụng

máy tính, chi phí bảo trì, chi phí khấu hao tài sản cố định...Thông tin về chi phí trên hệ thống sổ sách kế toán được sử dụng để phân bổ chi phí nguồn lực sử dụng thực tế trong kỳ đến các bộ phận hoạt động và sau đó phân bổ chi phí ở các bộ phận hoạt động đến các sản phẩm.

Việc phân bồ chi phí nguồn lực theo chi phí thực tế được sử dụng đề đánh giá tính hiệu quá và khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Thông tin về chi phí từ hệ thống dự toán ngân sách được sử dụng để phân bổ chi phí nguồn lực đến trung tâm hoạt động nhằm xây dựng những định mức chi phí. Những định mức chi phí này sau đó sẽ được sử dụng để phục vụ cho việc ra quyết định của nhà quản trị, ví dụ như quyết định về giá, quyết định về tiếp tục sản xuất hay mua ngoài...Tuy nhiên, việc thiết kế và cấu trúc của hệ thống chi phí là không thay đổi cho dù chi phí nguồn lực dự toán hay chi phí nguồn lực thực tế được phân bổ.

Trong giai đoạn thứ nhất, chi phí bộ phận phục vụ được phân bổ đến các bộ phận hoạt động. Bên cạnh đó, chi phí trực tiếp phát sinh ở các bộ phận hoạt động cũng phải được tập hợp cho những bộ phận này. Vì vậy, sau giai đoạn thứ nhất, tất cả chi phí phát sinh đã được phân bổ và tập hợp. Trong giai đoạn thứ hai, chi phí bộ phận hoạt động được tính cho từng loại sản phẩm. Giai đoạn phân bổ đầu tiên của hệ thống chi phí dựa trên hoạt động (ABC) cũng có cấu trúc tương tự như hệ thống chi phí truyền thống, tuy nhiên thay vì phân bổ chi phí nguồn lực từ bộ phận phục vụ đến bộ phận hoạt động, ABC phân bô chi phí nguồn lực của cả bộ phận hoạt động và bộ phận phục vụ đến các hoạt động sử dụng các nguồn lực đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ hoàng chương (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)