7. Bố cục của đề tài
1.2.4. Hệ thống hỗ trợ cho việc ra quyết định
- Ra quyết định ngắn hạn
Phân tích mối quan hệ giừa chi phí - khối lượng - lợi nhuận (C - V - P) là nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các nhân tố sản lượng, giá bán, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu mặt hàng, đồng thời nghiên cửu ảnh
hưởng của sự tác động qua lại đó đến lợi nhuận. Đây là phương pháp được sử dụng cho việc ra quyết định trong ngắn hạn.
Quá trình ra quyết định ngắn hạn cua doanh nghiệp là việc lựa chọn từ nhiều phương án khác nhau, trong đó mỗi phương án được xem xét bao gồm rất nhiều thông tin ké toán. Vì vậy, để đàm bảo cho việc ra quyết định đúng đắn, nhà quản trị cần phải phân biệt được thông tin cần thiết với thông tin không cần thiết. Thông tin không cần thiết sẽ được loại bỏ, chỉ có thông tin cần thiết mới dược xem xét để ra quyết định kinh doanh.
- Ra quyết định trong dài hạn
Quyết định trong dài hạn thường là những quyết định về đầu tư như: Đầu tư tài sàn mới; đầu tư mở rộng quy mô sản xuất; đầu tư tài chính...KTỌT cần thực hiện các việc sau để cung cấp thông tin cho nhà quản trị:
> Các quyết định được phân loại thành hai loại: Có tính sàng lọc; Có tính ưu tiên.
> Thu thập và phân loại thông tin theo quyết định đã chọn.
> Lựa chọn phương pháp thích hợp để đánh giá phương án đầu tư như: các chi số tài chính thông thường; Thời gian hoàn vốn; Hiện giá thuần (NPV); Tỉ suất sinh lời nội bộ (IRR).
> Lựa chọn phương án đầu tư sau khi đã có đầy đủ thông tin thích hợp.
1.3. Đặc điểm hoạt động doanh nghiệp thương mại ảnh hưởng đến kế toán quản trị.
- Trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các DNTM nói riêng thì doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đại đa số. Về loại hình doanh nghiệp thì các công ty chù yếu thuộc loại hình như doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. DNTM do đa số là DNNVV nên có lợi thế về tính linh hoạt nhờ cấu
trúc và quy mô nhó, từ đó mà khả năng thay đổi mặt hàng, chuyền hướng kinh doanh thậm chí chuyển địa điểm kinh doanh cũng có thổ thực hiện nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy sự giới hạn về quy mô doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc vận dụng KTQT của doanh nghiệp, do quy mô nhỏ nên tính phức tạp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay nhu cầu thông tin KTQT trong việc ra các quyết định kinh tế cũng hạn chế do đó các doanh nghiệp chưa nhận thấy tính cấp thiết cũng như vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng KTQT.
- Sản lượng hàng bán của các DNTM thường không ổn định do đó gây khó khăn cho công tác lập dự toán đặc biệt là dự toán tiêu thụ, dự toán doanh thu do đơn vị thường không xác định lượng tiêu thụ với giá bán kỳ vọng, trong khi đó, dự toán lại là một trong những nội dung quan trọng của KTQT.
- Lao động trong các DNTM thường chưa qua trường lớp đào tạo chuyên nghiệp nên tay nghề còn thấp, số lượng nhân viên tại các DNTM không quá lớn và thường ít biến động do đó rất thuận tiện cho việc lập dự toán nhân công.
- Phần lớn các DNTM có năng lực tài chính kém, thiết bị công nghệ lạc hậu, chủ yếu sử dụng lao động thủ công, đặc biệt là trong quản lý hàng tồn kho, việc này thường được thực hiện thủ công, sử dụng sức người là chính, chưa đầu tư các phần mềm quản lý hàng tồn kho. Quán lý hàng tồn kho kém có thổ gây ra trường hợp hàng hóa trong kho cận date, hết date mà DN không kiểm soát được, từ đó ảnh hướng đến chi phí giá vốn, và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Xuất phát từ nguồn gốc hình thành, tính chất, quy mô... các nhà quản trị DNTM thường nắm bắt, bao quát và quán xuyến hầu hết các mặt của hoạt động kinh doanh. Thông thường họ được coi là nhà quản trị DN hơn là nhà quản lý chuyên sâu. Chính vì vậy mà nhiều kỹ năng, nghiệp vụ quản lý còn
hạn chế, DNTM thường được quản lý theo kiểu gia đình và mang nặng tính kinh nghiệm.
- Nhìn chung, hệ thống thông tin kế toán và kế toán quản trị trong doanh nghiệp còn yếu, phần lớn chỉ tập trung và mục tiêu đối phó với cơ quan thuế hơn là phục vụ cho mục tiêu quản lý, điều hành họat động của doanh nghiệp, do đó KTỌT vẫn còn tương đối mới với những DN này, nhu cầu, số lượng doanh nghiệp vận dụng KTỌT chưa cao.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Kế toán quản trị ra đời từ rất lâu, là công cụ hữu hiệu, tồn tại và phát triển qua các hình thái xã hội. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa, KTQT ngày càng hoàn thiện lẫn nội dung và hình thức, nó thực sự trở thành công cụ không thể thiếu được trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát và điều hành các hoạt động kinh tế tài chính ở các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có hệ thống kế toán quản trị tốt sẽ giúp cho việc ra quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh một cách dễ dàng, đúng đắn.
Ở chương 1 của luận văn, phần lớn nội dung đã đi sâu vào nghiên cứu bản chất, đối tượng, vai trò của kế toán quản trị chi phí và các phương pháp sử dụng trong kế toán quản trị chi phí. Tiếp đó luận văn khái quát nội dung các loại hình kế toán quản trị trong doanh nghiệp và đặc điểm của doanh nghiệp thương mại ảnh hưởng đến kế toán quản trị.
Đây là những lý luận tiền đề cơ sở cho việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng kế toán quản trị tại Công ty. Để từ đó, đưa ra những định hướng cho các giải pháp để hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Hoàng Chương.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HOÀNG CHƯƠNG 2.1. Giới thiệu chung về Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Chương
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Chương tên giao dịch là Hoàng Chương JSC. Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Chương có trụ sở chính tại số 56, đường Lý Thái Tổ- phường Nguyễn Văn Cừ - thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định.
Xuất thân từ cơ sở sản xuất tư nhân Hoàng Chương, Công ty CP Hoàng Chương được thành lập ngày 05/1/2000 bởi ông Đinh Hoàng Huân. Từ khi mới thành lập, Hoàng Chương đã bắt tay ngay vào thực hiện chiến lược đầu tư dài hạn vào sản xuất vật liệu xây dựng.
Ngoài lĩnh vực sản xuất kinh doanh truyền thống, Hoàng Chương còn đầu tư vào các dự án thuộc những lĩnh vực như bất động sản, ngân hàng, thương mại, dịch vụ… qua đó, đa dạng hóa ngành nghề nhằm hỗ trợ và giảm thiểu rủi ro kinh doanh.
Sản phẩm Hoàng Chương ra đời phù hợp về mặt kinh tế cho phần lớn các hộ gia đình do giá cả không quá rẻ, cũng không quá đắt, thế nhưng sản phẩm lại luôn đáp ứng được nhu cầu của mọi tầng lớp khách hàng cả về mẫu mã và chất lượng.
Về nhân sự:
Hoàng Chương có đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm (18% trên tổng số 300 CBCNV có trình độ từ cao đẳng trở lên, trong đó có 15% có trình độ đại học và trên đại học) và đội ngũ công nhân viên có tay nghề cao nhiều năm gắn bó với công ty (có những nhân viên đã gắn bó với công ty trên 20 năm).
Về năng lực sản xuất:
Với các dây chuyền sản xuất hiện đại của Ý, Nhật và các nước tiên tiến trên thế giới. Công suất hiện nay của 6 nhà máy công ty cổ phần Hoàng Chương đạt sản lượng cao, đáp ứng nhu cầu cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Hệ thống chi nhánh:
Trải qua sự phát triển và phấn đấu không ngừng suốt 18 năm qua, Công ty cổ phần Hoàng Chương hiện nay có một văn phòng giao dịch, 8 công ty thành viên trong đó có 05 nhà máy hoạt động sản xuất và 24 chi nhánh, văn phòng đại diện trên toàn quốc. Trong năm nay, Hoàng Chương tiếp tục xây dựng thêm hơn 10 chi nhánh tại các tỉnh thành phố trên cả nước.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Chương và dịch vụ Hoàng Chương
2014 – Thành lập công ty.
2015 – Trở thành nhà phân phối chính thức của thương hiệu Firestone (Mỹ) tại Việt Nam. Trở thành nhà phân phối chính thức của thương hiệu Armstrong Flooring (Mỹ) tại Việt Nam.
2016 – Thành lập văn phòng tại Hà Nội. Trở thành nhà phân phối chính thức của thương hiệu Zambelli (Đức) tại Việt Nam.
2017 – Trở thành nhà phân phối chính thức của thương hiệu Ardex (Đức) tại Việt Nam. Thành lập văn phòng tại Đà Nẵng.
2018 – Trở thành nhà phân phối chính thức của thương hiệu Sika (Thụy Sĩ) tại Việt Nam. Trở thành nhà phân phối chính thức của thương hiệu Taraflex Sport-Gerflor (Pháp) tại Việt Nam.
2019 – Trở thành nhà phân phối chính thức của thương hiệu thảm Modulyss (Bỉ) tại Việt Nam.
2.1.2. Tình hình hoạt động của Công ty trong những năm gần đây
Từ một cơ sở sản xuất các thiết bị kho vận từ lúc khởi nghiệp, ngày nay Hoàng Chương đang hoạt động mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực sản xuất, thương mại, đầu tư xây dựng, địa ốc và thể thao. Đã có 8 nhà máy đang hoạt động hết công suất và 4 dự án khác đang được gấp rút triển khai để kịp đi vào hoạt động trong năm 2019 này. Riêng về sản phẩm cửa và vật liệu xây dựng. Đến cuối năm 2019, một nhà máy nữa sẽ đi vào hoạt động, nâng tổng công suất thiết kế lên và phân bố đồng đều trên cả 3 miền đất nước. Các sản phẩm khác từ các dự án mới sẽ bao gồm kho lạnh, giải pháp chiếu sáng, điện mặt trời... Tất cả đều có tiêu chuẩn chất lượng vượt trội, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại nhất.
Một hệ thống các văn phòng chi nhánh, showroom, trung tâm tư vấn đã được thiết lập, cùng với một mạng lưới hơn 300 cửa hàng cộng tác phân phối đã đưa sản phẩm Hoàng Chương đến tận tay người tiêu dùng tại hầu hết 64 tỉnh thành trên phạm vi cả nước. Các chi nhánh và đại lý ở nước ngoài cũng được thiết lập giúp Hoàng Chương không ngừng mở rộng và lớn mạnh trên thị trường xuất khẩu.
Doanh thu Hoàng Chương không ngừng tăng qua các năm với tỷ lệ tăng hơn 10%/ năm, đóng góp ngân sách cũng tăng đều qua các năm. Doanh thu năm 2019 đạt hơn 100 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 5 tỷ đồng.
Các dự án mới hiện đang được triển khai không chỉ là kết quả đánh giá tiềm năng to lớn của thị trường, mà còn là thành quả tích lũy được tiếp tục đầu tư mở rộng phát triển không ngừng.
Bảng 2.1: Bảng Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2019 ĐVT: VNĐ Năm 2019 CHỈ TIÊU Giá trị Tỷ lệ
Trên doanh thu
1. Doanh thu bán hàng 121.796.406.217 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.571.112.747
3. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 120.225.293.470 100,0%
4. Giá vốn hàng bán 89.091.918.049 74,10%
5. Lợi nhuận gộp 31.133.375.421 25,90%
6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.396.549.335 1,16%
7. Chi phí tài chinh 6.622.808.265 5,51%
Trong đó: Chi phí lãi vay 6.145.964.366 5,11%
8. Chi phí bán hàng 9.192.192.943 7,65%
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.337.358.731 5,27% 10. Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh
doanh 10.377.564.817 8,63%
11. Thu nhập khác 2.428.774.604 2,02%
12. Chi phí khác 40.999.156 0,03%
13. Lợi nhuận khác 2.387.775.448 1,99%
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 12.765.340.265 10,62% 18. Chi phí thuế TNDN hiện hành (25%) 3.613.251.250 3,01% 20. Lợi nhuận sau thuế TNDN 9.152.089.015 7,61% 21 . Lợi nhuận cơ bản trên cổ phiếu 8.174 0,0%
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý Công ty
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ Hoàng Chương bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Chủ tịch hội đồng quản trị Kiểm soát viên, Ban giám đốc và 4 Phòng ban trực thuộc Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Lãnh đạo cao nhất là Đại hội đồng cổ đông, bên cạnh đó có Kiểm soát viên đại diện cho Hội đồng cổ đông và chủ tịch Hội đồng quản trị. Các cấp dưới gồm có Ban giám đốc và các phó giám đốc phụ trách lĩnh vực hoạt động, phó giám đốc là người tham mưu, giúp giám đốc điều hành công việc. Bên dưới là các phòng ban: phòng tổ chức hành chính, phòng Tài chính kế toán, phòng kỹ thuật – an toàn….
* Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
Phòng Tổ chức hành chính Phòng Kế hoạch – Vật tư Phòng Tài chình – Kế toán Phòng Kỹ thuật – An toàn Giám đốc Công ty
Phó Giám đốc Công ty Phó Giám đốc Công ty Phó Giám đốc Công ty
Đại hội Đồng cổ đông
Giám đốc: Là người được đại diện pháp nhân uỷ quyền làm các phần việc và điều hành trực tiếp hàng ngày, đề bạt bổ nhiệm các trưởng, phó phòng ban, đội trưởng, đội phó các đơn vị và được quyền quyết định xử lý những trường hợp nghiêm trọng cấp bách xảy ra trong quá trình họat động sản xuất kinh doanh.
Phó Giám đốc: Trên cơ sở đề nghị của Giám đốc và được cấp trên quyết định bổ nhiệm là người được Giám đốc ủy quyền thay thế khi Giám đốc đi vắng .Trong Ban Giám đốc có sự phân công về trách nhiệm cho từng Phó Giám đốc (công tác sửa chữa thường xuyên; sửa chữa khẩn cấp, sửa chữa lớn; công tác an toàn…).
Ban kiểm soát: Là cơ quan giám sát hoạt động của Công ty nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của Công ty. Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính nhằm bảo vệ lợi ích của Công ty và Cổ đông.
Phòng Tổ chức – Hành chính
Vừa có chức năng tham mưu vừa có chức năng phục vụ trong việc tổ chức thực hiện công tác tổ chức, thực hiện các mặt về chế độ chính sách lao động tiền lương, quản lý, bảo vệ, phục vụ sản xuất kinh doanh.
Phòng Tài chính kế toán
Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực kinh tế và theo dõi kiểm tra việc mua sắm tài sản, vật tư…thực hiện thanh toán cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ chính sách. Kiểm tra, giám sát các khoản thu chi tài chính. Đáp ứng nhu cầu về tài chính cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo kế hoạch; Bảo toàn và phát triển vốn của Công ty và các cổ đông.
Phòng Kế hoạch vật tư
Tham mưu cho Giám đốc, HĐQT về chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty, chỉ đạo việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Chỉ đạo việc điều
tra nắm bắt tình hình sản xuất của các đơn vị, phản ánh kịp thời với lãnh đạo Công ty và các bộ phận liên quan để có biện pháp giải quyết kịp thời.
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán tại Công ty
2.1.4.1. Tổ chức công tác kế toán
a) Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán
- Công ty thực hiện chế độ chứng từ kế toán được ban hành theo Thông tư 200/2014- BTC.
- Do Công ty Hoàng Chương là Công ty lớn, có nhiều Công ty thành viên, phân xưởng và chi nhánh. Vì vậy, việc lập, luân chuyển, xử lý, cũng như lưu trữ chứng từ sẽ đuợc thực hiện theo từng công ty thành viên.
b) Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
- Công ty thực hiện hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo