7. Bố cục của đề tài
2.2.3. Thực trạng kế toán quản trị về doanh thu và kết quả kinh doanh
Bảng 2.2: Bảng Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Năm 2019
ĐVT: VNĐ Năm 2019 CHỈ TIÊU Giá trị Tỷ lệ
Trên doanh thu
1. Doanh thu bán hàng 121.796.406.217 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 1.571.112.747
3. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 120.225.293.470 100,0%
4. Giá vốn hàng bán 89.091.918.049 74,10%
5. Lợi nhuận gộp 31.133.375.421 25,90%
6. Doanh thu hoạt động tài chính 1.396.549.335 1,16%
7. Chi phí tài chinh 6.622.808.265 5,51%
Trong đó: Chi phí lãi vay 6.145.964.366 5,11%
8. Chi phí bán hàng 9.192.192.943 7,65%
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 6.337.358.731 5,27% 10. Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh 10.377.564.817 8,63%
11. Thu nhập khác 2.428.774.604 2,02%
12. Chi phí khác 40.999.156 0,03%
13. Lợi nhuận khác 2.387.775.448 1,99%
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 12.765.340.265 10,62% 18. Chi phí thuế TNDN hiện hành (25%) 3.613.251.250 3,01%
20. Lợi nhuận sau thuế TNDN 9.152.089.015 7,61%
Bảng 2.3: Bảng tính biến phí năm 2009
Mã TK YẾU TỐ CHI PHÍ SỐ TIỀN
GHI CHÚ
6211 Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 66,894,107,282
6212 Chi phí NVL phụ 459,101,081
622 Chi phí nhân công trực tiếp 7,701,831,061 6271 Chi phí nhân viên phân xưởng 4,197,212,445
6272 Chi phí vật liệu 1,197,793,214
6274 Chi phí khấu hao tài sản 3,061,221,240 6277 Chi phí dịch vụ mua ngoài 985,248,302 6278 Chi phí bằng tiền khác 628,415,124 6411 Chi phí nhân viên bán hàng 7,727,849,533 6412 Chi phí vật liệu, bao bì 970,952,535
TỔNG CỘNG 90,762,510,576
Bảng 2.4: Bảng tính định phí năm 2009
YẾU TỐ CHI PHÍ SỐ TIỀN
6413 Chi phí dụng cụ, đồ dùng 4,075,070 6414 Chi phí khấu hao TSCĐ bán hàng 331,805,473
6415 Chi phí bảo hành 24,332,686
6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài 544,815,715 6418 Chi phí bằng tiền khác 7,321,204,786 6421 Chi phí nhân viên quản lý 2,835,764,974 6422 Chi phí vật liệu quản lý 297,435,656 6423 Chi phí đồ dùng văn phòng 1,693,519 6424 Chi phí khấu hao TSCĐ quản lý 761,340,813
6425 Thuế, phí và lệ phí 20,793,560
6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài 284,259,875
6428 Chi phí bằng tiền khác 572,537,825
6274 Chi phí khấu hao TSCĐ phân xưởng 858,899,196
Bảng 2.5: Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh Năm 2019
CHỈ TIÊU SỐ TIỀN ĐƠN VỊ TỶ LỆ (%)
Doanh thu thuần (1,000,000 x
124.050.617.409 1.000.000 100 124.050,617409) Biến phí (1,000,000 x 90.762,510576) 90.762.510.576 1.000.000 73 Số dư đảm phí (33.288,106833 đ/đv) 33.288.106.833 27 Định phí 13.858.959.147 11 Tổng chi phí hoạt động 104.621.469.723 84 EBIT 19.429.148.786 16
Dựa vào báo cáo này biết rằng khi tổng số dư đảm phí lớn hơn tổng định phí tức là Doanh nghiệp có lợi nhuận, nhưng khi tổng số dư đảm phí bằng tổng định phí thì DN đạt được điểm hòa vốn. Cụ thể:
+Sản lượng hoà vốn năm 2019:
Định phí 13.858.959.147 416.333 (đơn vị). = = = Số dư đảm 33.288,106833 phí đơn vị Doanh thu Định phí 13.858.959.147 = = = 51.329.478.322 đồng. hoà vốn Tỷ lệ số 0.27 dư đảm phí
Và thông qua việc xác định điểm hoà vốn tại Công ty Cổ phần Hoàng Chương thì nhà quản trị cho rằng sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ số dư đảm phí thì xác định lãi thuần thuận lợi hơn, nhất là khi Doanh nghiệp có nhiều bộ phận kinh doanh, và kinh doanh nhiều mặt hàng như thế này. Nếu kết quả kinh doanh của bộ phận, ngành hàng rơi vào vùng lãi thì khuyến khích phát triển, ngược lại cải thiện hoạt động hoặc giải thể. Tuy nhiên, để quyết định trực tiếp kinh
doanh hay giải thể còn phải xem xét đến số dư bộ phận cũng như tỷ lệ số dư bộ phận mà bộ phận hoặc ngành hàng đó tạo ra nữa.
* Phân tích báo cáo tài chính
Nhằm giúp nhà quản trị phát hiện những yếu kém và phát huy những tiềm năng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Đồng thời xem đó là quá trình đánh giá mối quan hệ giữa các chỉ tiêu, thông qua đó để biết rõ tình trạng và năng lực hoạt động của Công ty, nhằm dự báo và xác định những phương cách phù hợp để thực hiện những mục tiêu hiện tại và các chiến lược dài hạn trong tương lai. Công ty đã tiến hành phân tích báo cáo tài chính thông qua một số tỷ số tài chính:
(a)Phân tích hoạt động tài trợ. (b)Phân tích hoạt động đầu tư. (c)Phân tích hoạt động kinh doanh. (d)Phân tích dòng tiền
Các chỉ tiêu trên Công ty đã phân tích thông qua số liệu được thể hiện trên Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Công ty Cổ phần Hoàng Chương năm 2009.
Đối với phân tích hoạt động tài trợ: sau khi kết thúc năm tài chính, nhân viên phân tích tài chính sẽ lấy số liệu ở phần nguồn vốn từ Bảng cân đối kế toán, thông qua đó xác định cơ cấu của từng khoản mục tài trợ, và tính ra tốc độ tăng giảm qua các năm, từ đó phân tích nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phù hợp.
Kết quả trên sẽ được tổng hợp và trình lên bộ phận tài chính và ban lãnh đạo Công ty.
Đối với phân tích hoạt động đầu tư: sau khi kết thúc năm tài chính, nhân viên phân tích tài chính sẽ lấy số liệu ở phần tài sản từ Bảng cân đối kế toán, thông qua đó xác định cơ cấu của từng khoản mục đầu tư, và tính ra tốc độ
tăng giảm qua các năm và phân tích nguyên nhân, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp.
Kết quả trên sẽ được tổng hợp và trình lên bộ phận tài chính và ban lãnh đạo Công ty.
Đối với phân tích hoạt động kinh doanh: sau khi kết thúc năm tài chính, nhân viên phân tích tài chính sẽ lấy số liệu từ Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thông qua đó xác định tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của từng khoản mục trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh, từ đó tìm ra mức chênh lệch doanh thu, chi phí và phần trăm tăng giảm qua các năm.
Kết quả trên sẽ được tổng hợp và trình lên bộ phận tài chính và ban lãnh đạo Công ty.
Đối với phân tích dòng tiền: sau khi kết thúc năm tài chính, nhân viên phân tích tài chính sẽ lấy số liệu từ Bảng Lưu chuyển tiền tệ, thông qua đó xác định cơ cấu của từng khoản mục tiền thu vào và chi ra, từ đó tìm ra mức độ tăng hay giảm qua các năm.
Kết quả trên sẽ được tổng hợp và trình lên bộ phận tài chính và ban lãnh đạo Công ty.
* Phân tích giá thành, giá bán hiện tại với giá đối thủ trên thị trường:
Mục tiêu chính của Doanh nghiệp là thu được lợi nhuận lâu dài và tối ưu, để có hiệu quả về mặt kinh doanh, Doanh nghiệp đã tiến hành phân tích giá thành và giá bán hiện tại của công ty, xem xét giá thành và giá bán hiện tại của công ty chênh lệch âm hay dương mà từ đó đặt trọng tâm xem xét về mặt hàng đó, tại sao có sự chênh lệch như vậy, qua đó kết hợp xem giá bán hiện tại với giá đối thủ cạnh tranh có sự chênh lệch đánh kể hay không, và do nguyên nhân nào (có thể là do giá đối thủ đưa ra cao hoặc thấp hơn hay là giá bán công ty đưa ra thấp hoặc cao hơn giá thành) và từ đó tìm ra phương án tối ưu để xem xét nâng lên hoặc giảm xuống, để có giá bán hợp lý phù hợp với
Công ty và cạnh tranh với giá trên thị trường của đối thủ.
Quá trình phân tích thông qua số liệu thực tế giá bán và giá trên thị trường của các đối thủ cạnh tranh để biết chênh lệch dương hay âm, từ đó có hướng điều chỉnh chi phí những kỳ tới để chọn giá bán phù hợp với giá mặt hàng đó trên thị trường.
Kết quả này do nhân viên phân tích tài chính thực hiện hàng tháng và gửi kết quả này lên bộ phận tài chính có hướng điều chỉnh trong tháng tới.
* Báo cáo phân tích giá thành:
Kế toán quản trị ở công ty còn cung cấp thông tin về chênh lệch, chi phí thực tế so với định mức, để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của các bộ phận trong công ty.
Báo cáo về phân tích giá thành giúp nhà quản lý công ty kiểm tra đánh giá tình hình sử dụng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và các khoản chi phí liên quan nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Báo cáo phân tích thông qua các số liệu chi phí nguyên vật liệu thực tế, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung và giá định mức của từng bán thành phẩm, từ đó so sánh đánh giá chênh lệch để có hướng khắc phục giảm hay tăng lên cho phù hợp, nhằm mục tiêu chung là đáp ứng kế hoạch và chi phí đã được kiểm soát theo đúng như hoạch định ban đầu.
Kết quả này do nhân viên phân tích tài chính thực hiện hàng năm một lần và gửi kết quả này lên bộ phận tài chính để có hướng điều chỉnh trong năm tới.
Tuy nhiên, Công ty chỉ mới phân tích biến động và xác định mức độ ảnh hưởng của từng khoản mục chi phí thông qua phương pháp so sánh nhưng chưa xác định nguyên nhân và hướng khắc phục của sự biến động chi phí đó.
*Tổ chức kế toán theo các trung tâm trách nhiệm:
Công ty cũng đã tổ chức mô hình kế toán theo các trung tâm trách nhiệm, nhưng chỉ thể hiện sơ khai ban đầu chưa rạch ròi trách nhiệm từng bộ
phận, các phòng ban. Chưa đặt nặng vào việc đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản trị các trung tâm. Chưa chú ý đến việc kiểm soát chi phí ở từng bộ phận để có hướng lập và ràng buộc trách nhiệm, cũng như chưa khai thông và liên kết và kết hợp với KTTC. Cụ thể, thông qua qui mô hoạt động, Công ty đã tổ chức sơ đồ mô hình trung tâm trách nhiệm ở cấp Công ty thành viên, chưa xác định trách nhiệm các phòng ban liên quan. Sau khi triển khai mô hình trách nhiệm, Công ty tiến hành lập kế hoạch chi phí ở Công ty thành viên, trên cở sở chi phí kế hoạch và chi phí thực tế phát sinh ở các công ty, công ty đã tiến hành so sánh các chỉ tiêu thông qua các báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm ở các công ty thành viên để đưa ra đánh giá và chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch hay không, mà có hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh hay kiểm soát chi phí hoạt động của Công ty. Cụ thể Công ty đã lập:
(1) Sơ đồ trách nhiệm: Công ty đã thể hiện mô hình trung tâm nhưng chưa thể hiện chi tiết các phòng ban và bộ phận trực thuộc của khối nào, cụ thể thông qua sơ đồ sau đây:
(2) Trách nhiệm lập kế hoạch:
Công ty chỉ mới tiến hành lập dự toán chi phí, đồng thời phân tích chênh lệch giữa chi phí thực tế và chi phí dự toán ở các Công ty thành viên, mà chưa chi tiết đến các bộ phận phòng ban.
(3) Báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí.
Công ty đánh giá kết quả thực hiện của từng công ty thành viên thông qua báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí và so sánh giữa thực tế và kế hoạch ban đầu, chưa qui trách nhiệm cho cá nhân và bộ phận.
Hơn nữa, việc thu thập số liệu để lập các báo cáo KTQT là số liệu quá khứ. Sau một khoản thời gian lập BCTC theo qui định của Nhà nước, thì phòng kế toán quản trị mới lập các báo cáo có liên quan. Vì vậy, thông tin kế toán phục vụ cho quá trình ra quyết định chưa hợp lý và phù hợp, và chưa đúng lúc và kịp thời. Nếu có lập kịp thời sau khi lập báo cáo tài chính thì cũng sẽ có độ trễ, khi đó quyết định cũng không đúng lúc và thích hợp. Vì vậy, sự liên thông và kết nối số liệu KTTC đến số liệu KTQT, là cần thiết để đáp ứng nhu cầu trên.
2.2.4. Nhận xét hệ thống kế toán và kế toán quản trị của Công ty
Thông qua quá trình trải nghiệm thực tế tại Công ty, tìm hiểu một số nội dung về KTQT đã được vận dụng ở Công ty, thì tác giả thấy cũng như lý thuyết Công ty cũng đã thiết kế được một số nội dung về KTQT vận dụng tại Công ty, về cơ bản đã áp dụng một số kỹ thuật cơ bản trong KTQT, thể hiện những ưu điểm trong việc thực hiện các kỹ thuật, nhưng cũng có một số nhược điểm trong quá trình vận dụng, và về mặt quản lý kiểm soát chưa bao quát được các trách nhiệm, qui định rạch ròi quyền hạn giữa các bộ phận. Cụ thể:
* Về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán
- Công tác kế toán công ty cũng đã thiết lập sẵn theo khuôn khổ các qui định của pháp luật về kế toán tài chính của Doanh nghiệp, từ khâu tổ chức
chứng từ, tổ chức áp dụng các tài khoản và sổ kế toán, cũng như báo cáo kế toán đã thực hiện theo đúng chuẩn mực kế toán được ban hành và luật kết toán được áp dụng. Đồng thời, hệ thống kế toán tài chính thường xuyên được giám sát và kiểm tra bởi các kiểm toán viên của Công ty kiểm toán độc lập bên ngoài, nên tác giả không có nhận xét gì về tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán tài chính tại Công ty.
* Về tổ chức công tác KTQT
a) Về công tác dự toán Về ưu điểm:
- Công ty đã thể hiện được qui trình dự toán.
- Thể hiện được từng loại dự toán phải thực hiện như thế nào và nguồn số liệu từ đâu.
Nhược điểm:
- Chưa xây dựng được qui trình lập kế hoạch rõ ràng. Dự toán chưa dựa vào mục tiêu phát triển của Công ty trong một giai đoạn nhất định. Việc thực hiện dự toán kiêm nhiệm bởi cá nhân từ các phòng ban trong Doanh nghiệp. Việc lập dự toán chưa đề cập gì về những thông tin bên ngoài gồm: Cơ cấu kinh tế, chính sách kinh tế, lạm phát, lãi suất, mức thuế và tỷ giá hối đoái.
- Chưa chú ý về yếu tố môi trường và sự khác nhau về văn hóa ở từng địa phương, xu hướng văn hóa xã hội ở địa phương để lập dự toán tiêu thụ phù hợp.
- Khi lập dự toán tiêu thụ, dự toán sản xuất và dự toán thu chi tiền mặt chưa quan tâm đến yếu tố khách hàng và đối thủ cạnh tranh.
b) Về phân tích giá thành, giá bán hiện tại với giá đối thủ trên thị trường
Về ưu điểm:
bán hiện tại của công ty và so sánh với giá đối thủ và có hướng giảm thiểu khi giá quá cao, và điều chỉnh phù hợp khi giá thấp so với giá đối thủ.
Nhược điểm: Bên cạnh việc phân tích này thể hiện nhược điểm là với giá đó thì yếu tố chất lượng tới đâu và chất lượng sản phẩm công ty so với đối thủ có chênh lệch không, không đơn thuần là giá đối thủ thấp là điều chỉnh theo giá đối thủ mà còn phải phù hợp với chất lượng và mẫu mã, ưa chuộng đối với thị hiếu của người tiêu dùng.
d) Về kế toán theo các trung tâm trách nhiệm
Về ưu điểm: Có tổ chức mô hình trung tâm trách nhiệm, nhưng chỉ thể hiện sơ khai ban đầu. Có tổ chức từng bộ phận trách nhiệm.
Nhược điểm: Công ty cũng đã tổ chức mô hình kế toán theo các trung tâm trách nhiệm, nhưng chỉ thể hiện sơ khai ban đầu chưa rạch ròi trách nhiệm từng bộ phận, các phòng ban. Chưa đặt nặng vào việc đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản trị các trung tâm.
Công ty đánh giá kết quả thực hiện của từng công ty thành viên thông qua báo cáo kết quả kinh doanh theo số dư đảm phí và so sánh giữa thực tế và kế hoạch ban đầu, chưa qui trách nhiệm cho cá nhân và bộ phận