7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.4. Hệ thống radar MIMO thống kê
Radar MIMO thống kê sử dụng các mảng anten được đặt cách nhau một khoảng cách khá xa[1]. Khoảng cách giữa các phần tử anten trong một mảng anten cũng lớn đến mức mỗi cặp thu-phát xem mục tiêu có RCS khác nhau, do mục tiêu có hình dạng phức tạp.
Nếu khoảng cách giữa các phần tử anten là đủ rộng, tín hiệu nhận được từ mỗi anten được xem như là độc lập. Điều này được gọi là phân tập không gian hoặc phân tập góc, radar MIMO thống kê tập trung vào thuộc tính này.
Các hệ thống truyền thông MIMO sử dụng cùng một nguyên lý để khắc phục hiện tượng fading trong kênh truyền và cải thiện hiệu năng của hệ thống. Đây là lý do tại sao được gọi là radar MIMO thống kê.
Cấu hình radar MIMO thống kê hình 2.8 không phải là hệ thống duy nhất sử dụng ý tưởng phân tập góc và nhiều anten phát và thu. Hệ thống radar tĩnh cũng được hưởng lợi từ sự lan truyền góc nếu đồng bộ hóa thời gian và pha được duy trì giữa chúng trong quá trình hoạt động và nếu tín hiệu thu được xử lý cùng nhau trong một trung tâm xử lý. Vì vậy, khái niệm Radar MIMO thống kê có thể coi là một dạng radar tĩnh đặc biệt.
Cách tiếp cận cổ điển sử dụng trong quá trình phát hiện các hệ thống radar tĩnh. Mục tiêu RCS và dội tạp được giả định là những ẩn số xác định và ước lượng trước tiên như là một phần của quá trình phát hiện. Nhưng trong một mô hình xác suất được sử dụng cho các tham số không xác định và cách tiếp cận kỹ thuật Bayes được sử dụng để tìm ra các phát hiện tối ưu.
RCS của mục tiêu phức tạp được thấy giữa máy phát thứ m và máy thu thứ k có thể được viết như sau:
(2.37)