Mô phỏng phát hiện mục tiêu trong hệ thống radar MIMO thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ thống radar mimo và định vị mục tiêu di động sử dụng hàm ambiguity (Trang 66 - 68)

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.4.3. Mô phỏng phát hiện mục tiêu trong hệ thống radar MIMO thống kê

Để minh họa hiệu suất phát hiện mục tiêu của Radar MIMO thống kê [17], sử dụng phần mềm mô phỏng với bộ phát hiện sử dụng theo tiêu chuẩn Neyman-Pearson (LRT) trong (2.57). Xác suất báo động giả có giá trị

.

Nếu số lượng các phần tử thu được giữ cố định ở giá trị là 5, và số lượng các phần tử phát được tăng lên, thì đường cong với SNR thu được trong hình 2.9.

Hiệu suất phát hiện mục tiêu giảm khi số lượng anten phát tăng lên. Điều này là do hệ số chuẩn hóa √ trong mô hình tín hiệu.

Hiệu suất phát hiện mục tiêu phụ thuộc rất nhiều vào tín hiệu thu được ở đầu ra của mỗi bộ lọc. Vì công suất này giảm khi số lượng máy phát tăng và hiệu suất phát hiện sẽ giảm hơn đối với số lượng anten phát lớn hơn.

Do sự giảm hiệu suất phát hiện này, việc sử dụng anten được tách riêng rộng rãi thay vì tăng số lượng anten phát phân tập không gian có thể hợp lý.

Nếu hiệu suất phát hiện mục tiêu được cải thiện là lợi ích duy nhất được mong đợi từ một hệ thống radar MIMO, thậm chí còn tốt hơn là từ bỏ sự phân tập sóng và sử dụng một anten phát và nhiều anten thu trong phân tập không gian.

Kết quả mô phỏng như trên hình 2.9. Qua đó cho thấy cho thấy nếu số lượng các phần tử phát được tăng lên, và số lượng các phần tử thu được giữ cố định ở giá trị là 5, thì đường cong thu được giảm khi SNR tăng lên

Hình 2.9: Radar MIMO thống kê, thay đổi

Nếu số lượng các phần tử phát được giữ cố định ở giá trị là 5, và số lượng các phần tử thu được tăng lên, thì đường cong với SNR thu được trong hình 2.10. Tương tự như trường hợp radar MIMO kết hợp, tăng khi số lượng anten thu tăng lên vì tổng công suất thu được tăng lên.

2.5. So sánh xác suất phát hiện mục tiêu trong radar MIMO kết hợp và radar MIMO thống kê

So sánh biêu đồ hoạt động thu (ROC) của radar MIMO thống kê với radar MIMO kết hợp[17] được thể hiện trong hình 2.11 với Mt = 2 và Mr = 2, các đường màu xanh dương thuộc về radar MIMO thống kê và các đường màu đỏ là radar MIMO kết hợp. Trong trường hợp so sánh xác suất phát hiện mục tiêu thì radar MIMO thống kê vượt trội hơn radar MIMO kết hợp. So sánh các giá trị xác suất báo động giả radar MIMO kết hợp thấp hơn so với radar MIMO thống kê.

Hình 2.11: ROC của MIMO thống kê và Radar MIMO kết hợp, ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hệ thống radar mimo và định vị mục tiêu di động sử dụng hàm ambiguity (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)