Phương pháp đồng kết tủa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang của vật liệu bamgal10o17 đồng pha tạp ion mn4+ và cr3+ (Trang 43 - 45)

5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.4.1. Phương pháp đồng kết tủa

Phương pháp đồng kết tủa là phương pháp chế tạo vật liệu phát quang dạng oxit phức hợp bằng cách cho kết tủa từ các dung dịch muối chứa các cation kim loại dưới dạng hyđroxit, cacbonat, oxalat, v.v. Mẫu sau khi chế tạo được đem rửa nhiều lần bằng nước cất, sấy khô sơ bộ, nung và nghiền thành bột mịn tùy mục đích sử dụng. Kích thước hạt và diện tích bề mặt được điều khiển bằng độ pH và ion trong dung dịch. Sơ đồ quy trình tổng hợp vật liệu bằng phương pháp đồng kết tủa được chúng tôi trình bày ở hình 1.18 dưới đây

Hình 1.18. Quy trình tổng hợp vật liệu huỳnh quang theo phương pháp đồng kết tủa.

Đối với phương pháp đồng kết tủa, cần phải lưu ý đến hai vấn đề quan trọng trong quá trình chế tạo. Thứ nhất, phải đảm bảo sự kết tủa đồng thời của các kim loại trong dung dịch ban đầu. Thứ hai, phải đảm bảo trong hỗn hợp pha rắn chứa các ion kim loại theo đúng tỷ lệ như trong sản phẩm vật liệu mong muốn.

Ưu điểm của phương pháp đồng kết tủa là dễ làm, dễ thực hiện, tạo ra vật liệu có kích thước tương đối đồng đều, không bị lẫn tạp chất từ môi trường xung quanh. Nó cho phép khuếch tán các chất tham gia phản ứng khá tốt, làm tăng đáng kể diện tích bề mặt tiếp xúc của các chất tham gia phản ứng.

Nhược điểm của phương pháp này là phải đảm bảo tỉ lệ hợp thức của các chất trong hỗn hợp kết tủa đúng với sản phẩm mong muốn. Việc tính toán, điều khiển các phản ứng trong đồng kết tủa khá phức tạp, đòi hỏi sự chính xác cao để thu được sản phẩm như mong muốn.

Dung dịch chứa anion và cation Tạo mầm Kết tủa Sản phẩm Nung Lọc, rửa kết tủa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chế tạo và khảo sát tính chất quang của vật liệu bamgal10o17 đồng pha tạp ion mn4+ và cr3+ (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)