5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.2.3. Phép đo phổ huỳnh quang, phổ kích thích huỳnh quang (PL, PLE)
Để nghiên cứu tính chất quang của BaMgAl10O17 pha tạp ion Mn4+ và Cr3+chúng tôi tiến hành đo phổ huỳnh quang (PL) và phổ kích thích huỳnh quang (PLE). Vật liệu BaMgAl10O17 pha tạp ion Mn4+ và Cr3+trong luận văn này được đo tại nhiệt độ phòng, trên thiết bị Nanolog, Horiba Jobin Yvon, nguồn kích thích là đèn Xenon công suất 450 W có bước sóng từ 250 ÷ 800nm, tại viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ (AIST), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Phép đo huỳnh quang và kích thích huỳnh quang cho thông tin về phổ phát xạ và hấp thụ quang học của vật liệu.
Phổ phát xạ huỳnh quang (PL): đường biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ huỳnh quang vào bước sóng phát xạ dưới kích thích bằng ánh sáng ứng với một bước sóng nào đó. Phổ phát xạ huỳnh quang (PL) cho chúng ta thông tin về khả năng, tính chất phát quang của vật liệu.
Phổ kích thích phát xạ huỳnh quang (PLE): đường biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ hấp thụ huỳnh quang vào bước sóng kích thích tương ứng với một vạch phổ phát xạ có bước sóng xác định trong phổ huỳnh quang của vật liệu. Phổ kích thích phát xạ huỳnh quang (PLE) cho thông tin về nguồn gốc phát quang tương ứng với một phát xạ quang học (đỉnh phổ PL) nhất định.
Các mẫu bột huỳnh quang BaMgAl10O17: (Mn4+, Cr3+) trong luận văn này được đo tại nhiệt độ phòng, trên thiết bị Nanolog, Horiba Jobin Yvon, nguồn kích thích là đèn Xenon công suất 450 W có bước sóng từ 250 ÷ 800nm, tại viện Tiên tiến Khoa học và Công nghệ (AIST), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội trên hình 2.10.
Hình 2.6. Hệ huỳnh quang (Nanolog, Horiba Jobin Yvon) nguồn kích thích là đèn Xenon công suất 450 W có bước sóng từ 250 ÷ 800nm, tại viện Tiên tiến Khoa học và
Kết luận chương 2
Ở chương 2 chúng tôi trình bày chi tiết về hệ thiết bị sử dụng để phân tích cấu trúc mẫu cũng như khảo sát tính chất quang của hệ vật liệu BaMgAl10O17: (Mn4+ và Cr3+). Phương pháp sol - gel được sử dụng để chế tạo bột huỳnh quang BaMgAl10O17: (Mn4+ và Cr3+). Từ cơ sở đó chúng tôi xây dựng quy trình chế chế tạo bột huỳnh quang BaMgAl10O17: (Mn4+ và Cr3+). Các kết quả khảo sát theo nhiệt độ nung, nồng độ pha tạp, thời gian ủ mẫu được chúng tôi trình bày cụ thể và chi tiết ở chương 3 của luận văn này.
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Chương này trình bày chi tiết và phân tích các kết quả thu được từ các phép đo phân tích đặc trưng cấu trúc và tính chất quang của bột huỳnh quang BaMgAl10O17 đồng pha tạp ion Mn4+ và Cr3+ chế tạo được bằng phương pháp sol - gel. Từ đó, xác định được các điều kiện tốt nhất về nhiệt độ ủ mẫu và nồng độ pha tạp để thu được cường độ phát quang tốt nhất.