6. Kết cấu của đề tài
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nổi bật, việc thực hiện chính sách, pháp luật BHXH, BHYT trên địa bàn tỉnh còn nhiều khó khăn, thách thức đặt ra. Bình Định là một tỉnh thiệt hại nặng nề do thiên tai, hạn hán, bão lũ gây ra đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Đáng chú ý, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp gặp khó khăn; có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ “doanh nghiệp thành lập theo gia đình” có số lao động ít, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, việc làm và thu nhập của người lao động không ổn định, ảnh hưởng đến công tác thu, phát triển BHXH, BHYT.
- Về cơ chế quản lý tài chính:
Cơ chế quản lý tài chính tại các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam được tổ chức theo ngành dọc và theo hình thức vừa phân tán vừa tập trung. Số lượng cán bộ làm công tác tài chính kế toán chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra: Số lượng biên chế làm công tác tài chính kế toán ngành BHXH chiếm khoảng
87
10% tổng số biên chế. Nhiệm vụ của công tác tài chính kế toán ngày càng nâng cao và tăng cường, tuy nhiên, số lượng biên chế làm công tác tài chính kế toán chỉ bằng 50% số lượng biên chế làm công tác thu. Đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính kế toán quá mỏng, thường xuyên phải làm thêm giờ để đáp ứng yêu cầu công việc
Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định là đơn vị có số thu BHXH,BHYT, BHTN luôn đứng trong top đầu các tỉnh thuộc hệ thống BHXH,khối lượng công việc liên tục và đặc thù công việc là phục vụ người dân, tránh để người dân đi lại nhiều cũng như giải quyết các chế độ BHXH cho người hưởng nhanh chóng, đúng thời gian quy định, nhất là khối lượng công việc thường dồn vào cuối tháng, nên các cán bộ kế toán thường xuyên phải ở lại làm thêm giờ. Ngoài ra, trình độ cán bộkế toán cũng không được đồng đềucán bộ có tuổi đời trẻ nên kinh nghiệm trong xử lý nghiệp vụ còn yếu và thiếu so với khối lượng công việc.Do vậy cán bộ kế toán phải kiêm nhiệm nhiều phần việc dẫn đến chuyên môn hoá không cao, giảm năng suất và hiệu quả công việc.
Thực tế công tác kiểm tra kế toán tại đơn vị, ngoài những cuộc kiểm tra của các cơ quan có thẩm quyền thì công tác kiểm tra tại đơn vị và cơ quan trực thuộc chưa thực sự hiệu quả và không có một hệ thống kiểm tra chuyên biệt mà đều là kiêm nhiệm; hình thức, nội dung, kiểm tra chưa có chương trình xây dựng cụ thể hầu như chỉ dừng lại ở việc đối chiếu số liệu và kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của một số chứng từ tạibộ phận kế toán của đơn vị.
Nguyên nhân: Do BHXH Việt Nam chưa xây dựng quy chế chức năng riêng cho một bộ phận kiểm tra nội bộ tại BHXH cấp huyện, đồng thời do khối lượng công việc nhiều, nhân lực còn chưa đủ đáp ứng hết nhiệm vụ chuyên môn nên chưa xây dựng tổ kiểm tra công tác kế toán chuyên biệt chuyên kiểm tra công tác kế toán của đơn vị.
88
Tình trạng thoái thu BHXH, BHYT, BHTN vẫn còn diễn ra, và chưa có dấu hiệu suy giảm. Việc thực hiện rà soát mã số, thẻ trùng gây mất thời gian, nguồn tài chính của cả ngành BHXH nói chung, BHXH tỉnh Bình Định nói riêng. Việc phối hợp giữa cơ quan BHXH và các đại lý thu, hệ thống bưu điện chưa thật sự được quan tâm và chặt chẽ. Tạo điều kiện cho nhiều đối tượng là cố tình trục lợi từ quỹ BHXH, BHYT, BHTN. Bộ phận kế toán phải lưu trữ rất nhiều chứng từ liên quan đến thoái thu BHXH, BHYT; phải cập nhật quyết định thoái thu hàng ngày rất mất thời gian.
-Về chứng từ kế toán:
Tại cơ quan BHXH là nơi trực tiếp thực hiện thu, chi cho các đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Tuy nhiên sau khi luật BHXH, có hiệu lực năm 2007, luật BHYT có hiệu lực 2008, luật BHTN có hiệu lực 2009, Luật BHXH sửa đổi năm 2014 có hiệu lực từ 01/01/2016 (Một số điểm có hiệu lự từ 01/01/2018) Luật BHYT sửa đổi bổ sung 2014 có hiệu lực 01/01/2015 …). Do BHXH là một ngành động, điều chỉnh từ các văn bản pháp luật nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Các nghiệp vụ cũng phát sinh biến động theo dẫn đến các chứng từ liên quan đến công tác thu BHXH, BHYT, BHTN cònrất nhiều hạn chế chưa thích ứng kịp khi văn bản đã có hiệu lực dẫn đến việc lập, quản lý và sử dụng chứng từ liên quan đến nghiệp vụ thu còn gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc lưu trữ chứng từ kế toán tại BHXH các huyện vùng sâu vùng xa cũng gặp nhiều khó khăn do khách quan như thiên tai, lũ lụt…và điều kiện lưu trữ chứng từ còn thiếu thốn, lạc hậu.
Vì không có sự kiểm soát ban đầu của bộ phận quản lý thu nên tình trạng này vẫn luôn diễn ra ngày càng nhiều. Các đối tượng chủ yếu là học sinh và dân lao động nên không có thói quen sử dụng tài khoản ngân hàng, phải chi bằng tiền mặt không đáp ứng yêu cầu hạn chế sử dụng tiền mặt trong công tác
89
tổ chức bộ máy cơ qua so BHXH Việt Năm đặt ra và kế toán quản lý tiền mặt cũng khó kiểm soát quỹ tiền mặt để đáp ứng định mức tồn quỹ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Cụ thể như: Các mẫu chứng từ thu không tách riêng chỉ tiêu thu BHXH vào từng quỹ thành phần; mẫu báo cáo B02-TS vẫn còn giàn trải, chưa thật sự tóm gọn, khó hiểu cho người ngoài ngành khi tiếp xúc, khó nắm bắt được thông tin cần thiết.
Nguyên nhân: Luật BHXH đã quy định rõ mức đóng BHXH của người lao động, người sử dụng vào từng quỹ thành phần, không phân biệt Quỹ BHXH bắt buộc với Quỹ BHXH tự nguyện.
- Về tài khoản kế toán:
Hệ thống tài khoản đang áp dụng có các tài khoản phản ánh các quỹ BHXH BB, quỹ BHXH TN, quỹ NSNN nhưng hiện tại bên phần mềm thu BHXH, BHYT đã tách quỹ BHXH BB thành quỹ BHXH BB và quỹ TNLĐ- BNN nên để phản ánh những khoản chi từ quỹ TNLĐ-BNN hiện tại kế toán vẫn hạch toán vào tài khoản quỹ BHXHBB. Việc hạch toán như vậy không hợp lý với thực tế phát sinh tại đơn vị.
Tại BHXH tỉnh, huyện và BHXH Việt Nam đều sử dụng tài khoản 571, 573, 574 nên khi tổng hợp số thu toàn Ngành bị trùng lặp.
Tại Thông tư số 178/2012/TT-BTC số phải thu BHXH, BHYT, BHTN hạch toán và theo dõi vào tài khoản ngoài bảng, còn theo Thông tư số 107/2017/TT- BTC tất cả các khoản thu chi không phải quyết toán với Ngân sách nhà nước đều phải hạch toán trong bảng.
- Nguyên nhân: Cần theo dõi các khoản thu hồi chi sai về phải thu hồi, đã thu hồi và còn phải thu hồi; theo dõi riêng kinh phí KCB BHYT và kinh
90
phí chi BHXH; một số nội dung chưa có tài khoản trong bảng hạch toán nên đang quy định tài khoản ngoại bảng; từng cấp quản lý chưa phân biệt riêng tài khoản dẫn đến trùng lắp và phải khử trùng khi tổng hợp toàn ngành.
- Về hệ thống sổ kế toán:
Danh mục các khoản phải thu, ngân hàng,đối tượng đóng….. không thống nhất trong hệ thống BHXH mà tự BHXH các địa phương xây dựng dẫn đến khi muốn tổng hợp toàn ngành sẽ rất khó khăn.
- Về báo cáo thu và thoái thu:
Tại BHXH các huyện, thị xã, thành phố: Sự phối hợp giữa các bộ phận chưa thực sự đem lại hiệu quả cao (VD: giữa bộ phận thu và bộ phận kế toán), do bộ phận thu xác định số phải nộp BHXH cho các đơn vị nên phải xác định đúng số, đúng thời điểm vì còn liên quan đến số nợ đọng BHXH để tính lãi đơn vị phải nộp do nộp chậm BHXH theo Luật BHXH.
Nội dung của Báo cáo còn một số hạn chế như: Thuyết minh báo cáo tài chính còn sơ sài, chưa có sự phân tích, giải thích số liệu, nguyên nhân tăng giảm trên báo cáo. Thuyết minh báo cáo tài chính cần giải trình các nội dung phân tích, đánh giá những nguyên nhân, tồn tại để người đọc báo cáo hiểu đúng tình hình tài chính của đơn vị nhưng thực tế nội dung này chưa được quan tâm ghi nhận vào báo cáo, các chỉ tiêu phân tích chỉ mang tính chung chung, hình thức như chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện dự toán, tình hình chấp hành các định mức chi tiêu, chính sách, chế độ quy định; chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể nhằm tăng thu, tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí.
- Về hệ thống kế toán máy:
91
nghiệp vụ kế toán trong việc tổng hợp, việc đồng bộ hóa cũng chưa đem lại hiệu quả cao dẫn đến còn nhiều khó khăn bất cập cần được giải quyết.
Cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý mặc dù hệ thống phần mềm luông được cập nhật và thay đổi.
Các chính sách của ngành BHXH liên tục thay đổi, số đối tượng ngày càng tăng dẫn đến việc quản lý, việc phục vụ việc thanh tra, kiểm soát hết sức khó khăn, chế độ kế toán cũng thay đổi một số biểu mẫu chương trình kế toán chưa đáp ứng kịp thời.
Ngoài các tồn tại về kế toán thu và thoái thu BHXH ở trên, ta không thể không kể tới một tồn tại từ chính người lao động khi nhận lương từ nhiều đơn vị sử dụng lao động, nhưng không khai báo trung thực để xảy ra tình trạng đóng trùng kéo dài; gây mất thời gian cho bộ phận quản lý mã số tại BHXH cũng như ngành phải tốn thêm nhiều kinh phí để phục vụ điều tra, đối chiếu trùng mã số BHXH. Hoặc những trường hợp đóng BHYT hộ gia đình đã trả thù lao cho Đại lý thu BHXH, bây giờ phải hoàn trả số thu cho đối tượng đã được tính trong số thù lao chi trả cho đại lý lúc trước.
92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 chúng ta tìm hiểu được các vấn đề sau:
Thứ nhất: Khái quát chung về BHXH tỉnh Bình Định cũng như lịch sử hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức quản lý của cơ quan.
Thứ hai: Thực trạng kế toán thu và thoái thu tại BHXH tỉnh Bình Định về các nội dung: Bộ máy kế toán; Hệ thống chứng từ kế toán; Hệ thống tài khoản kế toán; Hệ thống sổ kế toán; Báo cáo thu và thoái thu BHXH.
Thứ ba: Đánh giá thực trạng kế toán thu tại BHXH tỉnh Bình Định về kết quả đạt được và tồn tại nguyên nhân.
Xuất phát từ những nét khái quát ban đầu, qua quá trình nghiên cứu, khảo sátbộ phận Tài chính- Kế toán và những quan sát trong quá trình công tác thực tếcủa bản thân tại đơn vị, tôi đã trình bày thực trạng các nội dung trong kế toán tại đơn vị.
Kế toán thu tại BHXH tỉnh Bình Địnhvề cơ bản phù hợp vớiđặc điểm hoạt động của đơn vị, đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin và quản lý tài chính. Tuy nhiên vẫn tồn tại một số nhược điểm tác động tiêu cực đến công tác quản lý; tình trạng thoái thu vẫn còn là một vấn đề nan giải, chưa thể được giải quyết hoàn toàn, vẫn tiếp diễn từ năm này qua năm khác và ngày càng tăng. Đây sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra những đề xuất, kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiệntổ chức kế toán tại đơn vị ở chương 3.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THU VÀ THOÁI THU TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÌNH
ĐỊNH