Báo cáo thuBHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán thu và thoái thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bình định (Trang 48)

6. Kết cấu của đề tài

1.4.4. Báo cáo thuBHXH

1.4.4.1. Phòng Quản lý thu

 Hằng tháng, sau khi chốt dữ liệu vào chương trình quản lý, in:

a) Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu C12-TS).

b) Tổng hợp số phải thu (Mẫu C69-HD ban hành kèm theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho BHXH Việt Nam).

c) Báo cáo chi tiết đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu B03-TS).

40

d) Danh sách người chỉ tham gia BHYT (Mẫu D03-TS) do tổ chức BHXH đóng; người đã hiến bộ phận cơ thể người gửi UBND xã xác nhận.

e) Danh sách đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT trước 30 ngày đến hạn phải đóng (Mẫu D08a-TS) để gửi đại lý thu/nhà trường.

g) Báo cáo nghiệp vụ (Mẫu B01-TS, Mẫu B06-TS).

h) Đối chiếu biên lai thu tiền và số tiền đã thu theo Mẫu C17-TS với Phòng/Tổ KH-TC và Đại lý thu/nhà trường.

 Hằng quý, in:

a) Tổng hợp số thẻ và số phải thu theo nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu (Mẫu B05-TS).

b) Báo cáo nghiệp vụ (Mẫu B02a-TS, Mẫu B02a-TS lũy kế từ đầu năm; Mẫu B02b-TS, Mẫu B02b-TS lũy kế từ đầu năm; Mẫu B04a-TS, Mẫu B04b-TS).

c) Tổng hợp C69 hàng tháng, in tổng hợp báo cáo số phải thu hàng quý C69-HD.

d) Tổng hợp số đã thu C83-HD (ban hành kèm theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho BHXH Việt Nam).

1.4.4.2. Phòng Kế hoạch Tài chính

Hàng quý nhận báo cáo từ bộ phận thu gồm C69-HD, C83-HD và báo cáo thu B02-TS, đối chiếu kiểm tra, rà soát và hạch toán kết chuyển, phân bổ số đã thu tương ứng với B02-TS.

Tổng hợp số liệu và in báo cáo B07a-BH – Báo cáo thu BHXH, BHYT, BHTN và F07a-BH – Báo cáo chi tiết số thu BHXH, BHYT, BHTN từ phần mềm kế toán https://tckt.baohiemxahoi.gov.vn. Báo cáo thu của bộ phận kế toán phải đảm bảo khớp đúng với số liệu của từng nhóm thu và số tổng.

41

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thu BHXH, BHYT, BHTN là một hoạt động đặc thù và quan trọng của toàn ngành bảo hiểm xã hội mà không bất cứ một đơn vị sự nghiệp hành chính nào có. Khi tìm hiểu về cơ sở lý luận của hoạt động này người đọc cũng đã hiểu được một nữa về đặc trưng của cơ quan BHXH. Bên cạnh đó hoạt động thoái thu BHXH, BHYT, BHTN vẫn tồn tại hàng tháng, hàng quý, hàng năm trong hoạt động của toàn ngành, mặc dù nó dẫn tới những thiệt hại không hề nhỏ và kéo theo những hệ lụy không tốt. Từ việc tìm hiểu cơ sở lý luận vấn đề trọng yếu của bài luận văn, tôi triển khai và phân tích số liệu thực tế của hoạt động thu và thoái thu BHXH trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018 trong chương 2 của bài.

42

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN THU VÀ THOÁI THU BHXH TẠI BHXH TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Bình Định

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức BHXH tỉnh Bình Định

BHXH tỉnh Bình Định thành lập ngày 27/7/1995 theo Quyết định số 78/QĐ-BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất nhiệm vụ tổ chức BHXH của Liên đoàn Lao động tỉnh và của Sở Lao động- TBXH tỉnh.

BHXH tỉnh Bình Định chịu sự lãnh đạo, quản lý trực tiếp toàn diện của BHXH Việt Nam. Chịu sự quản lý về mặt hành chính Nhà nước của UBND tỉnh Bình Định. Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, hệ thống tổ chức bộ máy gọn nhẹ là một trong những cơ sở để công việc đạt được hiệu quả.

BHXH tỉnh Bình Định hoạt động với sự phối hợp chặt chẽ với các Sở ban ngành và 11huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn. Đội ngũ cán bộ viên chức công chức là những người có bằng cấp, được đào tạo nhanh nhạy, sáng tạo, đồng thời luôn được trau dồi kiến thức vềBHXH và luôn nỗ lực hết mình trong công việc để đạt hiệu quả cao nhất.

Trải qua 24 năm thành lập và phát triển, đến nay BHXH tỉnh Bình Định đã có 252 cán bộ, viên chức làm việc tại các bộ phận thu, một cửa, chính sách, giám định và kế toán. Được sự quan tâm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các sở, ban ngành đoàn thể của tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ của Uỷ ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, đại lý bưu điện trong việc quản lý và chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng;

43

cao của tập thể lãnh đạo, viên chức Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định cùng với việc thực hiện Nghị Quyết số 21-NQ/TW của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020”; Quyết định số 538/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ “Về việc Phê duyệt Đề án thực hiện lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân giai đoạn 2012-2015 và 2020” đã tạo một bước chuyển biến mạnh mẽ của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp về nhận thức trách nhiệm trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định

3.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định là cơ quan trực thuộc BHXHViệt Nam đặt tại tỉnh, có chức năng giúp Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHTN (gọi chung là BHXH), BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện (gọi chung là BHYT).

Nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH tỉnh Bình Định:

- Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về phát triển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

- Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cụ thể :

+ Cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho những người tham gia BHXH,BHYT trên địa bàn

+ Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH,BHTN,BHYT. Thu các khoản đóng BHXH,BHYT,BHTN đối với các tổ chức và cá nhân tham gia, từ chối việc đóng các chế độ BHXH,BHYT,BHTN

44

không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng việc đóng, trả BHXH, BHYT, BHTN đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động;

+Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu BHXH, BHYT và đại lý chi các chế độ BHXH, BHTN theo quy định;

+ Giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, BHTN; tổ chức tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ “Một cửa”;

+ Chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN từ chối chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BHTN không đúng quy định;

+ Tiếp nhận các khoản kinh phí từ NSNN chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT;

+ Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của BHXH quận theo phân cấp;

- Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN đối với các tổ chức cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh BHYT theo quy định.

- Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách thủ tục hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng thao tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9001:2008 vào hoạt động của BHXH.

- Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN theo quy định.

- Quản lý các loại đối tượng khám chữa bệnh bắt buộc và tự nguyện theo quy định trên địa bàn phụ trách; hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện các thủ tục phục vụ cho việc khai thác phát hành hoặc gia hạn thẻ khám chữa bệnh theo phân cấp;

45

thẻ BHXH tại các cơ sở khám chữa bệnh. Tiếp nhận và hướng dẫn người bệnh trong quá trình đến khám chữa bệnh, giải quyết những vướng mắc và đảm bảo quyền lợi cho bệnh nhân có sổ, thẻ BHXH;

- Quản lý và lưu trữ hồ sơ cuả các đối tượng tham gia và hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN theo quy định.

- Đề xuất kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ BHXH, BHYT, BHTN.

-Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu toà án bảo về lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn.

- Cung cấp đầy đủ thông tin về việc đóng, quyền. được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc các tổ chức công đoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Định kỳ 6 tháng, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.

- Quản lý công chức, viên chức, tài chính và tài sản thuộc BHXH tỉnh theo phân cấp của BHXH Việt Nam.

- Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo phân cấp.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam giao.

46

2.1.3.Hệ thống và tổ chức bộ máy quản lý BHXH tỉnh Bình Định

- Ở cấp tỉnh có BHXH tỉnh với 9 phòng nghiệp vụ;

- Ở huyện, thị xã, Tp có 11BHXH và các đại lý thu BHXH, BHYT, đại lý chi trả các chế độ BHXH, BHTN. Chú thích: Quan hệ trực tiếp * Quan hệ phối hợp

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý BHXH tỉnh Bình Định

PHÓ GIÁM ĐỐC, phụ trách:

- Giám định BHYT; - Công nghệ thông tin;

PHÓ GIÁM ĐỐC, phụ trách: - Chế độ BHXH; - Tiếp nhận hồ sơ và trả KQ TTHC. PHÓ GIÁM ĐỐC, phụ trách: - Thu – Cấp sổ thẻ; - Thanh tra – Kiểm tra.

- Phòng Giám định BHYT; - Phòng Công nghệ thông tin. - Phòng Quản lý thu; - Phòng Khai thác thu nợ; - Phòng cấp sổ thẻ; - Phòng Thanh tra kiểm tra - - Văn phòng; - Phòng Kế hoạch Tài chính; - Phòng Tổ chức cán bộ. - Chế độ BHXH; - Phòng tiếp nhận hồ sơ và trả KQ TTHC.

Bảo hiểm xã hội các huyện, thị xã, thành phố

- Đại lý thu BHXH, BHYT, BHXH TN; - Đại lý chi trả chế độ BHXH, BHTN. -

47

BHXH các huyện có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu, tài khoản riêng và có trụ sở đặt tại huyện, thị xã tương ứng:

Bảo hiểm xã hội tp Quy Nhơn Bảo hiểm xã hội huyện An Lão Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Nhơn Bảo hiểm xã hội huyện Hoài Ân Bảo hiểm xã hội huyện Phù Mỹ Bảo hiểm xã hội huyện Vĩnh Thạnh Bảo hiểm xã hội huyện Tây Sơn Bảo hiểm xã hội huyện Phù Cát Bảo hiểm xã hội thị xã An Nhơn Bảo hiểm xã hội huyện Vân Canh.

2.2.Đặc điểm tổ chức kế toán

2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán

Phòng Kế hoạch Tài chính Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Định gồm một phó trưởng phòng quản lý, điều hành; một phó trưởng phòng KHTC – Kế toán tổng hợp; các kế toán viên thuộc văn phòng BHXH tỉnh Bình Định và các kế toán thuộc hệ thống BHXH các huyện, thị xã, thành phó (gọi chung là BHXH các huyện).

Phòng Kế hoạch - Tài chính có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện công tác kế hoạch và quản lý tài chính, tổ chức hạch toán, kế toán của Bảo hiểm, xã hội tỉnh theo quy định của pháp luật và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Phòng KHTC còn có nhiệm vụ và quyền hạn:

48

dựng kế hoạch và phân bổ dự toán chi quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí chi hoạt động quản lý bộ máy đã được phê duyệt cho Bảo hiểm xã hội huyện; phối hợp với Phòng Quản lý thu xây dựng và phân bố chỉ tiêu kế hoạch thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hàng năm; xây dựng các văn bản liên quan đến chi tiêu trong nội bộ đơn vị.

Tổ chức cấp kinh phí chi trả cho đối tượng hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện cấp ứng kinh phí khám, chữa bệnh và quyết toán kinh phí khám, chữa bệnh với các cơ sở khám, chữa bệnh ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.

Tổ chức cấp phát và quản lý kinh phí chi hoạt động quản lý bộ máy, đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị và các nguồn kinh phí khác của Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định.

Tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính: Thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; chi quản lý bộ máy, chi đầu tư xây dựng hàng quý, năm thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Thẩm định quyết toán thu, chi của các Bảo hiểm xã hội huyện; thực hiện chế độ, định mức chi tiêu tài chính; quản lý, sử dụng và hạch toán, kế toán các nguồn kinh phí, tài sản theo quy định.

Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Ký hợp đồng trích chuyển kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với các cơ sở giáo dục quốc dân.

Hướng dẫn, kiểm tra Bảo hiểm xã hội huyện thực hiện các nghiệp vụ quản lý tài chính, hạch toán, kế toán, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.

49

quý, năm do Bảo hiểm xã hội tỉnh quản lý.

Theo dõi, lưu trữ, quản lý chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định.

Đề xuất với cấp có thẩm quyền việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về chế độ tài chính đối với các quỹ và cơ chế tài chính áp dụng đối với hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Phối hợp với đơn vị nghiệp vụ liên quan thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công; tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao; áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008.

Thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo theo quy định; tham gia nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế hoạch và quản lý tài chính.

Quản lý viên chức và tài sản của phòng theo quy định.

50

2.2.2. Chính sách kế toán áp dụng

Giai đoạn thực hiện công tác kế toán thu – thoái thu từ năm 2016 đến năm 2018, BHXH tỉnh Bình Định áp dụng thông tư 178/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính, thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán thu và thoái thu bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh bình định (Trang 48)