6. Kết cấu của đề tài
1.3.3. Tổchức và quản lý hoạt động thoái thu Bảo hiểm xã hội
Căn cứ tại khoản 3 điều 43 trong QĐ 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2019 của BHXH Việt Nam v/v ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm TNLĐ-BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT;
1.3.3.1. Các trường hợp hoàn trả
a) Đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc di chuyển nơi đăng ký tham gia đã đóng thừa tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
b) Các trường hợp hoàn trả BHXH tự nguyện, BHYT.
c) Đơn vị chuyển tiền vào tài khoản chuyên thu không thuộc trách nhiệm quản lý thu của cơ quan BHXH tỉnh, huyện theo phân cấp.
d) Số tiền đơn vị, cá nhân đã chuyển vào tài khoản chuyên thu không phải là tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
đ) Kho bạc hoặc ngân hàng hạch toán nhầm vào tài khoản chuyên thu. e) Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi.
g) Trường hợp đóng BHXH cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
25
1.3.3.2. Phân cấp thực hiện tổ chức và quản lý quy trình thoái thu bảo hiểm xã hội
1.3.3.2. Trình tự hoàn trả Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế
a) Hồ sơ đề nghị hoàn trả
- Các trường hoàn trả tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN do nguyên nhân từ người sử dụng lao động và người lao động đóng trùng, người tham gia thuôc nhiều đối tượng đóng BHYT, thủ tục hoàn trả thực hiện theo điều 23 và điều 26 quyết định 595/QĐ-BHXH:
Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
Sổ BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người có thời gian
đóng BHXH, BHTN trùng nhau nộp tất cả các sổ BHXH.
Văn bản chứng thực hoặc bản kèm theo bản chính Giấy chứng tử đối
với trường hợp chết.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Các trường hợp còn lại: đơn vị hoặc ngân hàng, kho bạc có văn bản đề nghị.
b) Phòng/Tổ Quản lý thu phối hợp với Phòng/Tổ KH-TC xác định nguyên nhân, số tiền đã đóng thừa, số tiền chuyển nhầm, hạch toán nhầm vào tài khoản chuyên thu trình Giám đốc BHXH.
c) Giám đốc BHXH ra quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS), gửi 01 bản cho Phòng/Tổ KH-TC lưu và làm thủ tục chuyển tiền, gửi Phòng/Tổ Quản lý thu 01 bản. Trường hợp ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước hạch toán nhầm thì gửi 01 bản cho ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước đó để kiểm soát.
26
1.3.3.3. Mức hoàn trả
Tại tiết e điểm 3.1 khoản 3 Điều 43 Quyết định 595/QĐ-BHXH nêu rõ:
“Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho NLĐ số tiền đơn vị và NLĐ đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của NSDLĐ), không bao gồm tiền lãi”.
Do vậy, trường hợp NLĐ có thời gian tham gia BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH sẽ thực hiện hoàn trả lại số tiền đóng đã đóng vào Quỹ hưu trí, tử tuất (22%) và quỹ BHTN (2%) cho NLĐ.
Ví dụ:Ngày 10/02/2018Ông Nguyễn Văn Nam ký HĐLĐ và tham gia BHXH tại Công ty B với mức lương 10.000.000đ. Tuy nhiên, sau 1 thời gian, Ông Nam kiểm tra lại sổ BHXH và phát hiện công ty cũ A cũng đóng BHXH cho ông đến hết tháng 02/2018 với mức lương 7.000.000đ, tức là trùng 1 tháng so với Công ty B. Công ty A và Ông An phải làm hồ sơ như nào? Số tiền hoàn trả là bao nhiêu?
Trả lời:
Hồ sơ báo giảm trùng thời gian đóng gồm:
- Mẫu D02-TS (ghi rõ ở cột ghi chú trên D02-TS báo giảm do đóng trùng thời gian tham gia BHXH tháng 02/2018 với công ty A)
- Sổ BHXH
Số tiền cơ quan BHXH hoàn trả cho Ông Nam: - Số tháng đóng trùng: 1 tháng
27
tại Công ty A với mức lương 7.000.000đ
- Số tiền hoàn trả vào Quỹ hưu trí, tử tuất: 7.000.000 x 22% x 1 = 1.540.000đ
- Số tiền hoàn trả vào Quỹ BHTN: 7.000.000 x 2% x 1 = 140.000đ - Tổng số tiền Ông Nam được nhận = 1.540.000 + 140.000 = 1.680