6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình cơ bản về công nghệ sản xuất sản phẩm gỗ như sau : ●Bước 1: Nhập khẩu, mua gỗ tròn, gỗ hộp, gỗ xẻ
●Bước 2: Tổ chức cưa xẻ gỗ tròn thành gỗ xẻ nhập kho
●Bước 3: Tổ chức sấy gỗ trong các lò sấy chuyên dụng (khoảng từ 20 đến 32 ngày)
●Bước 4: Phân loại và nhập kho gỗ sấy sau khi hoàn thành sấy ●Bước 5: Sơ chế, tinh chế gỗ sấy thành phôi chi tiết sản phẩm của các đơn hàng xuất khẩu.
●Bước 6: Lắp ráp thành cụm chi tiết sản phẩm sau tinh chế. ●Bước 7: Sơn, dầu bóng … bề mặt các cụm sản phẩm ●Bước 8: Lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm
●Bước 9: Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm ●Bước 10: Đóng gói bao bì sản phẩm
●Bước 11: Nhập kho thành phẩm từng đơn hàng ●Bước 12: Giao hàng xuất khẩu theo đơn hàng
Trong điều kiện hiện nay, để đảm bảo việc thực hiện được các quy định nghiêm ngặt của thị trường Mỹ, Châu Âu, đòi hỏi phải có chứng chỉ FSC cho doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ, trong đó có Việt Nam thì vần đế tăng cường quản lý chất lượng cũng như quản lý được nguồn gốc gỗ hình thành sản phẩm là hết sức quan trọng và cấp bách. Vì vậy, nguyên liệu gỗ từ lúc thu mua, nhập khẩu phải đảm bảo có nguồn gốc hợp pháp và trong quá trình chế biến phải thực hiện quy trình theo dõi sát sao, ghi chép cụ thể về chuỗi hành trình sản
phẩm.
Tuy quy trình chế biến theo các bước như trên nhưng có thể tóm tắt thông qua 3 công đoạn chính như sau:
- Công đoạn hậu cần chuẩn bị nguyên liệu sản xuất: Công đoạn này chủ yếu là thu mua và chế biến để hình thành nên loại nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu nhập kho, chính là gỗ sấy đạt ẩm độ 14%.
- Công đoạn chế biến và lắp ráp sản phẩm: Công đoạn này chỉ tiến hành khi có lệnh sản xuất, kèm theo các bảng hướng dẫn tiêu chuẩn kỹ thuật, số lượng chi tiết quy định của từng sản phẩm. Tiêu chuẩn kỹ thuật của chi tiết sản phẩm có thể bằng bảng vẽ chi tiết hoặc có thể bằng mẫu sống cụ thể.
Nguyên liệu gỗ sấy được cấp phát theo bảng định mức cấp phát nguyên liệu được tính cho từng lệnh sản xuất cụ thể, trong đó ghi rõ loại gỗ, quy cách dày, khối lượng,... Kế toán kho và thủ kho nguyên liệu gỗ sấy sẽ cấp phát nguyên liệu theo định mức ban hành và cấp trực tiếp cho bộ phận công nhân sơ chế để chế biến ra các loại chi tiết phôi của sản phẩm tương ứng số lượng theo yêu cầu. Phôi chi tiết sản phẩm sau sơ chế được chuyển tiếp sang các bộ phận công nhân tinh chế để bào nhẵn, đục mộng, khoan lỗ, đánh bóng,... Tiếp theo, một bộ phận công nhân lắp ráp sẽ nhận phôi tinh chế để lắp ráp thành cụm chi tiết như mặt bàn, bộ chân bàn, mặt ghế, cụm lưng tựa ghế,... và một bộ phận công nhân lắp ráp khác lắp ráp các cụm chi tiết thành sản phẩm và tiến hành kiểm nghiệm các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm sau lắp ráp.
- Công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm: Công đoạn này tiếp nhận sản phẩm lắp ráp hoàn thành, trực tiếp xử lý bề mặt sản phẩm và KCS của công ty kiểm nghiệm trước khi sơn phủ lanh, dầu hoặc sơn bóng. Công đoạn này thường được thực hiện trên các dây chuyền treo hoặc dây chuyển con lăn để giảm bớt sự nặng nhọc cho người lao động. Sản phẩm sau khi qua công đoạn này, sẽ được bộ phận KCS của khách hàng kiểm nghiệm trực tiếp, hoặc đơn vị thứ 3 kiểm nghiệm, nếu chấp nhận hoặc không chấp nhận phải sửa chữa lại rồi mới đóng bao bì nhập kho thành phẩm trước khi xuất hàng. (Tóm tắt quy trình sản xuất theo sơ đồ 2.1)
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất chế biến gỗ
Công đoạn chế biến và lắp ráp sản phẩm
Tinh chế chi tiết các loại Sấy khô gỗ Công đoạn hậu cần
chuẩn bị nguyên liệu sản xuất
Cưa xẻ gỗ tròn, gỗ hộp thành gỗ xẻ
Đóng bao bì sản phẩm theo đơn hàng Sơn phù lanh, dầu, sơn bóng bề mặt sản phẩm Kiểm nghiệm Chất lượng sản phẩm Lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm Nhập khẩu, mua gỗ tròn, gỗ hộp, gỗ xẻ tươi, gỗ sấy Nhập kho gỗ xẻ sấy Sơ chế ra chi tiết thô
các loại sản phẩm
Lắp ráp các cụm chi tiết sản phẩm
Nhập kho thành phẩm
Giao hàng xuất khẩu
Công đoạn hoàn thiện sản phẩm