Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty TNHH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty xuất nhập khẩu hoàn thiện (Trang 77 - 82)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3 Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty TNHH

TNHH XNK Hoàng Thiện

Trên cơ sở nghiên cứu thực tế KTQT chi phí sản xuất trong Công ty, có thể đánh giá thực trạng cụ thể như sau:

* Ưu điểm:

Bộ máy kế toán ở công ty được tổ chức riêng biệt, phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các kế toán các phần hành khác nhau, gọn nhẹ, có khoa học, đảm bảo thông tin nhanh chóng, kịp thời. Nhìn chung công tác kế toán tại Công ty được thực hiện môt cách khoa học, đôi ngũ nhân viên có trình đô chuyên môn cao nên công tác quản lý tài chính tương đối hiệu quả.

Công tác lập dự toán chi phí sản xuất tại Công ty được tiến hành đầy đủ bao gồm dự toán CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC.

Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí tại Công ty phù hợp với đặc điểm sản xuất, giúp cho kế toán hạch toán chính xác chi phí, đồng thời hỗ trợ việc tính giá thành sản phẩm nhanh chóng.

*Tồn tại:

Phân loại chi phí sản xuất

Hiện tại công ty đang tiến hành phân loại chi phí theo mục đích và công dụng. Việc sắp xếp chi phí của công ty thành các khoản mục chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi tiết các khoản mục chi phí này đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin của kế toán tài chính về các chỉ tiêu giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp trên báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán. Tuy nhiên dưới góc độ KTQT chi phí sản xuất thì việc việc phân loại chi phí như trên của Công ty chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của nhà quản trị trong công tác phân tích chi phí sản xuất. Đây là vấn đề còn tồn tại phổ biến ở các công ty đòi hỏi cần hoàn thiện nhằm phát huy hơn vai trò của thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản lý.

Công tác xây dựng định mức và dự toán

Trên cơ sở các hợp đồng xuất khẩu trong năm kế hoạch, công ty tiến hành lập kế hoạch sản xuất. Việc lập kế hoạch sản xuất là rất cần thiết, làm cơ sở cho việc tính các nguồn lực cần thiết phục vụ cho sản xuất.

Từ kế hoạch sản xuất sản phẩm, đơn hàng, mã hàng, công ty có lập định mức chi phí NVL và chi phí nhân công.

Quá trình xây dựng định mức NVL trực tiếp và định mức nhân công được công ty quan tâm coi trọng, yêu cầu tính ra được khối lượng tiêu hao NVL của từng sản phẩm để lập dự toán về chi phí NVL và chi phí nhân công, so sánh giá bán sản phẩm sẽ sản xuất với giá bán các loại sản phẩm tương đương đã sản xuất trước đây, qua đó có thể quyết định nhận đơn hàng từ khách hàng. Đồng thời các định mức này là cơ sở để công ty tổ chức sản xuất thực hiện các đơn hàng khác sau khi ký kết hợp đồng với khách hàng.

Nhưng việc xây dựng các định mức và dự toán chi phí của công ty vẫn chưa toàn diện và đầy đủ theo yêu cầu quản trị; chưa quan tâm đến việc phân tích các yếu tố đầu vào của sản phẩm như tiêu chuẩn chất lượng, số lượng mã sản phẩm nhiều hay ít, sự biến động của giá cả NVL đầu vào. Các dự toán được lập dựa trên kinh nghiệm qua các năm sản xuất, số liệu về CP NVLTT và CP NCTT sẽ căn cứ vào số lượng sản phẩm tiêu thụ năm trước, CP SXC như chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí CCDC, chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ được căn

cứ vào tình hình thực hiện của năm trước.

Công tác kiểm soát chi phí sản xuất và phân tích biến động chi phí sản xuất

Căn cứ vào định mức đã xây dựng và thực tế để tìm ra nguyên nhân của sự chênh lệch trong chi phí. Bộ phận kế toán chỉ thực hiện chức năng đơn thuần là ghi chép chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong một kỳ kế toán, vì thế chức năng kiểm soát chi phí chưa được chú trọng.

Hiện nay, công tác kiểm soát chi phí mà Công ty thực hiện chủ yếu là việc kiểm tra, giám sát thực tế trong quá trình sản xuất, kiểm soát về lượng NVL tiêu hao trong sản xuất, kiểm soát về rủi ro, mất mát, …vì vậy, khi sản phẩm sản xuất hoàn thành và ghi nhận chi phí thực tế phát sinh.Việc kiểm soát chi phí đã không được thực hiện trong quá trình sản xuất đến cuối quá trình sản xuất. Hiện tại Công ty cũng chỉ đưa ra bảng phân tích tình hình thực hiện dự toán bằng việc so sánh giữa dự toán và tình hình thực hiện thực tế. Hay nói cách khác, Công ty chưa có báo cáo nào phân tích môt cách cụ thể sự biến động của chi phí do những nhân tố nào ảnh hưởng và mỗi nhân tố ảnh hưởng là bao nhiêu, báo cáo chỉ dừng lại ở việc so sánh.

Công ty không có cơ sở để phân tích các nguyên nhân biến động, hoặc có phân tích nhưng thông tin không đầy đủ, thiếu chính xác và không còn có ý nghĩa trong việc điều chỉnh xử lý kịp thời.

Tổ chức mô hình KTQT chi phí sản xuất

Công ty TNHH XNK Hoàng Thiện chưa xây dựng mô hình tổ chức KTQT chi phí sản xuất cho phù hợp với đặc điểm sản xuất. Hiện tại công ty tổ chức mô hình kế toán tập trung và toàn bộ khối lượng công việc tập trung ở phòng kế toán với việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin qua các báo cáo tài chính, kê khai thuế còn việc phải xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị Công ty một cách kịp thời và chính xác thì chưa được quan tâm đúng mức.

Qua thực trạng công tác KTQT chi phí sản xuất tại Công ty cho thấy có nhiều hạn chế trên là do:

- Công ty nhìn nhận được tầm quan trọng của KTQT, tuy nhiên chưa được triển khai và áp dụng một cách bài bản. Bởi kiến thức về KTQT còn khá mới mẻ và sâu rộng dối với thị trường Bình Định.

- Bên cạnh đó, một vấn đề hết sức quan trọng là trình độ, năng lực chuyên môn của nhà quản lý và nhân viên kế toán mặc dù đã được đào tạo, công tác lâu năm thành thạo về nghiệp vụ nhưng vẫn chưa được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn về KTQT để có điều kiện triển khai và tổ chức mô hình thực hiện vào Công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Ở chương này luận văn đã phản ánh thực trạng KTQT chi phí sản xuất của Công ty TNHH XNK Hoàng Thiện.Từ khái quát các đặc điểm cơ bản của tổ chức kinh doanh, thực trạng công tác kế toán thực tế của công ty. Khảo sát KTQT chi phí sản xuất ở công ty được thể hiện qua việc nhận diện và phân loại chi phí, công tác lập dự toán chi phí, công tác tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, kiểm soát chi phí, cũng như việc tổ chức bộ máy kế toán phục vụ cho KTQT chi phí sản xuất.

Đồng thời tập trung phân tích những hạn chế trong công tác KTQT chi phí tại Công ty trong cách phân loại chi phí, Công ty chưa lập dự toán chi phí linh hoạt, các báo cáo chưa chỉ rõ chiều hướng biến đông của chi phí và nguyên nhân của sự biến đông, chưa thực sự gắn được trách nhiệm quản lý với việc kiểm soát chi phí sản xuất, việc phân tích chi phí tại Công ty chưa đi sâu vào những thông tin chi tiết tương ứng của chi phí để việc đánh giá được đầy đủ, đúng đắn hơn.

Vấn đề này sẽ là cơ sở để tác giả đưa ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất ở chương 3.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH

XUẤT NHẬP KHẨU HOÀNG THIỆN

3.1.Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty TNHH XNK Hoàng Thiện

Hoàn thiện KTQT chi phí sản xuất sản phẩm gỗ xuất khẩu phải dựa trên thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty và định hướng phát triển tương lai của lĩnh vực này trên địa bàn, bên cạnh đó phải hiểu rõ đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức sản xuất, trình độ cũng như năng lực hoạt động của các cán bộ quản lý và đặc biệt là nhân viên bộ phận kế toán tại đơn vị.

Hoàn thiện KTQT chi phí sản xuất sẽ thay đổi đáng kể hệ thống kế toán tại Công ty, nên việc đầu tư về nhân lực và vật lực cần phải hài hòa, không phức tạp, ít tốn kém nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả của việc cung cấp thông tin. Việc hoàn thiện KTQT chi phí sản xuất phải dựa trên cơ sở kế thừa những nội dung đã xây dựng của Công ty và bổ sung thêm những nội dung khác cho phù hợp và hoàn chỉnh các yêu cầu cần đặt ra của công ty trong công tác kế toán quản trị.

3.2.Các giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty TNHH XNK Hoàng Thiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty xuất nhập khẩu hoàn thiện (Trang 77 - 82)