Phân loại chi phí sản xuất phục vụ cho kế toán quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty xuất nhập khẩu hoàn thiện (Trang 82 - 90)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.1 Phân loại chi phí sản xuất phục vụ cho kế toán quản trị

Công ty TNHH XNK Hoàng Thiện đang phân loại chi phí sản xuất theo chức năng hoạt động. Theo đó chi phí sản xuất được phân thành CP NVLTT, CP NCTT và CP SXC. Mặc dù việc phân loại này vẫn đảm bảo cho các báo cáo của kế toán tài chính, cung cấp, xử lý thông tin của lãnh đạo Công ty. Nhưng để thông tin được cung cấp một cách kịp thời và rõ ràng hơn, theo tác giả cần phân tích chi phí theo cách ứng xử của chi phí để làm căn cứ dự đoán

chính xác sự biến đổi chi phí, phục vụ tốt hơn công tác quản trị chi phí sản xuất tại Công ty.

Phân loại theo cách ứng xử sẽ là thông tin thích hợp giúp nhà quản lý hoạt động trong việc lập kế hoạch, kiểm soát chi phí và ra các quyết định kinh doanh. Cách phân loại chi phí này giúp các nhà quản trị tại Công ty nhận biết được sự thay đổi của biến phí khi mức đô hoạt động thay đổi, nhận biết thông tin về chi phí và tính toán kết quả nhanh chóng để lập dự toán chi phí tốt hơn, phù hợp với thực tế và có tính khả thi cao.

Phân loại chi phí sản xuất theo cách ứng xử của chi phí chia làm 3 loại: Biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp.

a.Biến phí: Là những chi phí biến đổi theo lượng sản xuất bao gồm: + Nguyên vật liệu chính (gỗ tròn, gỗ xẻ, ván ghép…)

+ Vật liệu phụ (bulong, ốc vít, bản lề, long đền, dầu màu, sơn, bao bì…).

Vì các chi phí nguyên vật liệu chính và phụ luôn thay đổi theo sản lượng sản phẩm sản xuất nên được xếp vào biến phí.

- Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất: phần lương trả theo sản phẩm.

b. Định phí: là những chi phí không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sản lượng sản xuất.

+ Các khoản trích theo lương của công nhân tại các tổ sản xuất: do đặc thù sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên số lượng công nhân thời vụ chiếm tỷ lệ khá lớn, còn lại số lượng công nhân sản xuất được doanh nghiệp trích nộp các khoản bảo hiểm và KPCĐ là tương đối ổn định, do đó các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất mang tính cố định.

+ Tiền ăn giữa ca của công nhân: theo cách tính như đã trình bày thì dựa vào mức hỗ trợ của Công ty quy định và hệ số lương của từng công nhân.

Do đó tiền ăn trưa mang tính chất cố định. + Lương nhân viên quản lý phân xưởng.

+ Khấu hao TSCĐ (máy móc thiết bị sản xuất và nhà xưởng): thông thường nhà xưởng và máy móc thiết bị sản xuất được trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng, do đó chi phí khấu hao tài sản cố định trong bô phận sản xuất sẽ mang tính cố định.

+ Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất (trang phục bảo hộ lao động, bàn ghế, xô chậu, rổ rá, khuôn ép tôm...): là những loại tương đối ổn định nên được xếp vào định phí.

+ Chi phí bằng tiền khác: chủ yếu là các khoản tiền điện thoại, dịch vụ bưu chính. Do vậy để phục vụ cho công tác dự toán chi phí dễ dàng, thuận tiện thì Công ty đã thực hiện khoán tiền điện thoại, dịch vụ bưu chính tại từng bô phận nên chi phí này không đổi trong năm.

c.Chi phí hỗn hợp

- Chi phí điện, nước phục vụ cho sản xuất có môt phần là chi phí cố định (phần điện nước phục vụ công nhân sản xuất: thắp sáng, điều hòa, quạt máy.) và môt phần là chi phí biến đổi (phần sử dụng chạy máy) theo số giờ máy hoạt động và số lượng sản phẩm sản xuất.

- NVL dùng cho phân xưởng: đây là vật liệu dùng sửa chữa, thay thế, bảo dưỡng TSCĐ, CCDC được sử dụng tại các phân xưởng. Định kỳ máy móc, công cụ phải được bảo dưỡng để hoạt đông do đó khoản này được xem là cố định. Tuy nhiên khi đơn hàng nhiều thì máy móc, công cụ phải hoạt đông nhiều hơn do đó số lần bảo dưỡng sẽ tăng theo dẫn đến lượng NVL phục vụ phải tăng theo. Lúc này chi phí lại thể hiện tính chất biến phí.

- Chi phí sửa chữa: có bản chất là chi phí hỗn hợp và không chỉ thuần túy chịu ảnh hưởng bởi số lần bảo dưỡng. Trong trường hợp lịch bảo dưỡng và chi phí bảo dưỡng phát sinh giữa các kỳ tương đối đều nhau thì có thể coi chi phí

bảo dưỡng là chi phí cố định. Tuy nhiên khi đơn hàng nhiều thì máy móc thiết bị phải hoạt đông nhiều hơn do đó số lần bảo dưỡng sẽ tăng theo. Do đó lúc này chi phí được xem là biến đổi. Dưới đây là bảng phân loại chi phí theo các ứng xử của chi phí tại Công ty.

Bảng 3. 1 Phân loại chi phí theo cách ứng xử tại Công ty TNHH XNK Hoàng Thiện STT Khoản mục chi phí Biến phí Định phí CP hỗn hợp Ghi chú I CP NVL TT

1 CP NVL chính x Chi phí thay đổi theo

sản lượng sản xuất. 2 CP NVL phụ x II CP NCTT 1 Tiền lương sản phẩm của công nhân tại các tổ sản xuất x

Lương của công nhân được trả theo sản lượng

và số công thực tế trong tháng

2 Tiền ăn ca x

Dựa vào đơn giá định mức và

hệ số lương của từng công nhân.

3

Các khoản trích theo lương của công nhân tại các tổ sản xuất x Căn cứ trích là tiền lương cấp bậc hoặc lương hợp đồng. III CP SXC

1 NVL dùng cho phân xưởng x

Trong điều kiện công suất bình thường chi phí này ít biến đông. Khi có nhiều đơn đặt hàng, máy móc làm việc

với công suất lớn, chi phí này biến đổi. 2 Chi phí dụng cụ

sản xuất x

Chi phí này xuất dùng định kỳ và phân bổ đều theo từng quý

3 CP khấu hau

TSCĐ x

Mức khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng. 4 Chi phí tiền lương (lương và các khoản trích theo lương) x Công ty áp dụng chế độ trả lương tháng cố định. Được tính theo tỷ lệ quy định không biến đổi theo sản lượng SX

5 Tiền điện x

Bao gồm điện năng thắp sáng phân xưởng và điện năng vân hành máy móc sản xuất. 6 Tiền nước x Bao gồm nước phục vụ cho sản xuất sản phẩm.

7 Chi phí sửa chữa x

Trong điều kiện bảo dưỡng theo lịch thì chi phí này ít biến đổi

7 Chi phí sửa chữa x

Trong điều kiện bảo dưỡng theo lịch

thì chi phí này ít biến đổi tuy nhiên khi có nhiều đơn đặt hàng, máy móc làm việc với công suất lớn, chi phí này biến đổi. 8 Chi phí bằng tiền

khác x

Ít biến đổi giữa các kỳ

Bảng 3. 2

Chi phí NVLTT: Các chi phí này luôn thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất nên được xếp vào chi phí biến đổi (biến phí).

- Chi phí tiền lương: đa phần Công ty trả lương theo sản phẩm nên tiền lương luôn biến động theo số lượng sản phẩm làm ra. Do đó, chi phí tiền lương là biến phí.

- Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) được trích theo quy định hiện hành. Tiền lương để trích theo các khoản này là tiền lương cấp bậc hoặc lương hợp đồng lao động nên các khoản trích theo lương được xếp vào định phí.

Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các chi phí liên quan đến việc quản lý, phục vụ sản xuất trong phân xưởng như:

- Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm tiền lương theo Hợp đồng lao động (thời gian) của nhân viên phục vụ sản xuất nên được xem là định phí.

- Chi phí về vật tư thay thế cho phân xưởng: Như dây curoa, lưỡi cưa, mũi đục, mũi khoan, dầu nhớt,.. Những loại vật liệu này luôn thay đổi theo mức độ hoạt động của máy nên được xem là biến phí.

- Chi phí công cụ dụng cụ: Gồm các dụng cụ được sử dụng trong quá trình sản xuất, có giá trị nhỏ, những loại này tương đối ổn định nên được xếp vào định phí.

- Chi phí bao bì: phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm sản xuất càng tăng thì số lượng bao bì tăng theo, vì vậy được xem là biến phí.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Giá trị khấu hao được tính vào chi phí sản xuất trong kỳ, các máy móc thiết bị được đầu tư cho từng giai đoạn nhất định nên giá trị khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng. Vậy chi phí khấu hao TSCĐ là định phí.

- Chi phí sữa chữa lớn: Có giá trị sửa chữa nhất định theo kỳ và biến đổi không đáng kể theo giá của thị trường nên được xem là định phí.

thức trong hợp đồng thuê, mua ngoài. Và bản chất của nó là chi phí hỗn hợp. Với việc phân loại chi phí như trên, Công ty TNHH XNK Hoàng Thiện có thể vận dụng để chia chi phí phát sinh thành 3 loại: định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp để phân tích và đánh giá.

Căn cứ vào số liệu kế toán chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty. Ta có Bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí của Công ty như sau:

Bảng 3. 2 Bảng phân loại chi phí theo quy tắc ứng xử của Công ty Tháng 10/2018

STT Nội dung chi phí Biến phí Định phí

1 Chi phí nguyên liệu trực tiếp 8.450.700.500

2 Chi phí nhân công trực tiếp

- Tiền lương 872.112.291

- Các khoản trích theo lương 141.971.769

3 Chi phí SXC

- Chi phí nhân viên phân xưởng 213.600.000

- Chi phí vật tư thay thế 25.561.054

- Chi phí CCDCSX 51.329.502

- Chi phí khấu hao TSCĐ 566.349.122

- Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ 25.186.080

- Chi phí dịch vụ mua ngoài

+ Điện 169.426.500 17.073.826

+ Nước 25.699.566 3.169.889

-Chi phí khác bằng tiền 51.635.630

Cộng 9.543.499.911 1.070.315.818

Tổng chi phí SXC 10.613.815.729

*Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ sản xuất

Phần vật liệu, CCDCSX gián tiếp xuất dùng cho phân xưởng sản xuất nếu chúng có giá trị nhỏ không thể xác định cụ thể cho từng sản phẩm… Các chi phí

này được coi là biến phí.

Phần vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ được coi là định phí. *Chi phí dịch vụ mua ngoài: Loại chi phí này bao gồm nhiều nội dung tuỳ theo phương thức trong hợp đồng thuê, mua ngoài có thể là định phí, hay chi phí hỗn hợp.

*Thuế, phí và lệ phí:

- Là biến phí gồm các lệ phí và thuế tính theo kết quả kinh doanh. - Là định phí gồm thuế môn bài, thuế vốn, thuế nhà đất.

Với bảng phân loại cơ bản như trên, Công ty TNHH XNK Hoàng Thiện có thể vận dụng để xét về các loại chi phí phát sinh tại đơn vị mình, chia chi phí phát sinh thành 3 loại định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp. Vì khái niệm về định phí là loại chi phí mà tổng số của nó không thay đổi khi mức độ hoạt động của công ty thay đổi trong phạm vi phù hợp như chi phí thuê nhà, chi phí khấu hao TSCĐ, … và biến phí là loại chi phí sẽ tăng, giảm theo sự tăng, giảm của mức độ hoạt động như chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT và một số khoản chi phí SXC như chi phí nhân công, điện, nước…. nên dễ phân loại. Riêng chi phí hỗn hợp thì bao gồm cả định phí và biến phí, cần phân tích chúng nhằm lượng hóa, tách riêng yếu tố định phí và biến phí. Qua phân loại chi phí tại công ty, ta thấy chi phí SXC sẽ là chi phí hỗn hợp cần được phân tích để xác định chi phí SXC biến đổi và chi phí SXC cố định.

Việc phân tích này được thực hiện bằng một trong ba phương pháp: bình phương bé nhất, phương pháp cực đại- cực tiểu, phương pháp đồ thị phân tán. Nhưng trong điều kiện Công ty trước nay chưa áp dụng việc phân loại chi phí theo cánh ứng xử chi phí và chưa phân tích chi phí hỗn hợp thành chi phí cố định và chi phí biến đổi, để đơn giản áp dụng trong thực tế, ta nên sử dụng phương pháp hồi quy đơn giản, là một phương pháp phân tích thống kê để tách chi phí hỗn hợp.

Với phương pháp này, ta có phương trình chi phí hỗn hợp: Y = a + bx. Trong đó:

Y: Tổng chi phí hổn hợp của loại chi phí cần phân tích a: Chi phí cố định.

b: Chi phí biến đổi trên đơn vị sản phẩm.

x: Khối lượng sản phẩm sản xuất (mức độ hoạt động)

Phân loại chi phí theo ứng xử chi phí, còn tạo điều kiện phân tích chuyên sâu về các lĩnh vực quản trị và công ty sẽ có những thông tin kịp thời để xử lý, như phân tích yếu tố biến động giá NVL, giá điện, giá xăng dầu, … mỗi khi thay đổi tăng giảm theo cơ chế thị trường để có thể kịp thời điều chỉnh giá bán phù hợp và chuẩn xác nhất.

Vì vậy, một khi chi phí SXKD của công ty được chia thành yếu tố biến phí và định phí, nhà quản lý sẽ vận dụng được cách ứng xử của chi phí để ra quyết định chiến lược kinh doanh hiệu quả, đồng thời nó sẽ giúp cho nhà quản lý trong việc nhận biết mối quan hệ chi phí – doanh thu – lợi nhuận, tạo điều kiện tốt hơn trong việc hoạch định chi phí, để tối đa hóa lợi nhuận.

Do vậy, Công ty TNHH XNK Hoàng Thiện cần phải sớm áp dụng cách phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí, đây là một yêu cầu hết sức cấp thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty xuất nhập khẩu hoàn thiện (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)