6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3.4 Bổ sung bảng dự toán chi phí linh hoạt
Lập dự toán chi phí linh hoạt được tiến hành cụ thể như sau:
- Xác định phạm vi hoạt động trong kỳ (đơn đặt hàng) kế hoạch.
- Xác định các chi phí phát sinh trong phạm vi phù hợp theo cách ứng xử chi phí.
- Tính biến phí đơn vị theo mức độ hoạt động kế hoạch.
Biến phí đơn
vị kế hoạch =
Tổng biến phí kế hoạch Mức hoạt động kế hoạch - Xác định biến phí theo mức độ hoạt động thực tế
Tổng biến phí = Biến phí đơn vị kế hoạch x Mức hoạt động thực tế
Nếu lập dự toán chi phí linh hoạt trong phạm vi phù hợp thì định phí SXC vẫn không thay đổi.
Bên cạnh việc lập dự toán tĩnh, các công ty cần phải lập dự toán chi phí linh hoạt để cung cấp thông tin cho nhà quản trị kịp thời đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác hơn trong trường hợp có sự thay đổi số lượng sản xuất, đơn giá hợp đồng nhằm mang lại hiệu quả sản xuất tối ưu nhất như kỳ vọng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở thực trạng kế toán quản trị chi phí sản xuất tại Công ty TNHH XNK Hoàng Thiện, luận văn đã phân tích và đánh giá những mặt hạn chế còn tồn tại của KTQT chi phí sản xuất tại công ty. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác KTQT chi phí sản xuất tại Công ty. Các giải pháp này tập trung vào vấn đề phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí để đáp ứng nhu cầu thông tin của KTQT; hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí, phân tích các báo cáo phục vụ kiểm soát chi phí ở Công ty. Qua các giải pháp trên sẽ góp phần giúp nhà quản lý trong việc lập kế hoạch, tìm hiểu nguyên nhân biến động từng loại chi phí để có các biện pháp kiểm soát chi phí và ra các quyết định nhanh về giá để nhận được đơn đặt hàng, giúp Công ty xác định chính xác chi phí phát sinh đối với từng loại sản phẩm nhằm đạt được mục tiêu hoàn thiện KTQT chi phí sản xuất tại Công ty.
KẾT LUẬN
Nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều cơ hội phát triển cũng như phải đối mặt với nhiều thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế quôc tế. Để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, một điều kiện sống còn đối với các đơn vị kinh doanh là phải kiểm soát tốt chi phí và có các quyết định kinh doanh đúng đắn, điều này chỉ có được thông qua hệ thông KTQT chi phí. Chính vì vậy, luận văn đã nghiên cứu và hoàn thiện KTQT chi phí sản xuất tại Công ty TNHH XNK Hoàng Thiện. Qua đó, giúp bộ máy kế toán của Công ty phát huy được tốt hơn vai trò của mình trong việc kiểm soát chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất.
Thực trạng KTQT chi phí sản xuất tại Công ty XNK Hoàng Thiện còn rất nhiều hạn chế, đòi hỏi cần phải sớm hoàn thiện một cách khoa học hợp lý. Qua thời gian nghiên cứu, tổng hợp và phân tích cả về lý thuyết và thực tế công tác KTQT chi phí sản xuất tại Công ty, luận văn đã giải quyết một số vấn đề sau:
- Trình bày, phân tích, hệ thống hóa những lý luận cơ bản về KTQT chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất.
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tế, luận văn đã phân tích thực trạng KTQT chi phí sản xuất tại Công ty, từ đó đưa ra các nhận xét và đánh giá về thực trạng công tác KTQT chi phí sản xuất trong Công ty, và đưa ra các giải pháp cần hoàn thiện.
- Để góp phần hoàn thiện KTQT chi phí sản xuất tại Công ty Hoàng Thiện, luận văn đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện bao gồm các nội dung chính như sau:
+ Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí + Hoàn thiện phân bổ chi phí SXC
+ Lập dự toán chi phí SXC và lập dự toán chi phí linh hoạt
hoàn thiện KTQT chi phí sản xuất tại Công ty TNHH XNK Hoàng Thiện, nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác KTQT chi phí sản xuất tại đơn vị, đảm bảo cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời và có hiệu quả cho các nhà quản trị trong điều kiện hiện nay. Mặc dù có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện luận văn, song vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, vì vậy luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học, các thầy cô để luận văn hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Nông nghiệp và PTNT (2015), Báo cáo tổng hợp quy hoạch công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Hà Nội.
[2] Hiệp hội gỗ Bình Định,
http://www.fpabinhdinh.com.vn/#about/f/about/ Language/vn.
[3] Ngô Thị Hương (2010), “Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty cổ Phần Bia Phú Minh”.
[4] Đào Thị Minh Tâm (2009), “Kế toán quản trị chi phí và ứng dụng của nó trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam”.
[5] Nguyễn Thị Minh Tâm (2010), “ Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Viễn thông Quảng Ngãi”.
[6] Nguyễn Thị Minh Tâm (2010), Giáo trình kế toán quản trị, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[7] Trương Bá Thanh (2008). Giáo trình kế toán quản trị, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[8] Phạm Thị Thủy (2007), “Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam”.
[9] Dương Thị Mai Hà Trâm (2004), “Xây dựng hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp dệt Việt Nam”.
[10] Nguyễn Thanh Trúc (2008), Kế toán quản trị chi phí ở các công ty cà phê nhà nước trên địa bàn tỉnh Dak lak”.
[11] Phạm Thị Kim Vân (2002), “Tổ chức kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh du lịch”.