Xây dựng định mức, dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty xuất nhập khẩu hoàn thiện (Trang 56 - 62)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2.2 Xây dựng định mức, dự toán chi phí nhân công trực tiếp

Hiện nay, Công ty tính chi phí nhân công trực tiếp cho việc thực hiện các đơn hàng XK với nhiều cách vận dụng khác nhau, cụ thể như sau:

- Trả lương theo thời gian: Hình thức trả lương theo thời gian là hình thức trả lương cho người lao động được xác định qua thời gian làm việc thực tế và mức lương theo trình độ hành nghề, chuyên môn, tính chất công việc,... của người lao động. Để vận dụng hình thức trả lương theo thời gian, Công ty áp dụng các văn bản hướng dẫn của Nhà nước về tiền lương theo từng ngành nghề công việc, mức độ nghề nghiệp của người lao động để tính lương thời gian áp dụng cho Công ty mình.

Tiền lương = Mức lương thời gian

(8h) X

Số ngày công lao động

Các khoản trích theo

lương

= Lương cơ bản tháng theo

chế độ quy định X Tỷ lệ trích quy định Ngoài ra, còn các khoản có tính chất lương khác phải trả cho công nhân như phụ cấp lương (tính theo lương thời gian), lương nghỉ việc (theo lương cơ bản), tiền ăn giữa ca của công nhân,…

Chi phí nhân công trực tiếp = Tổng tiền lương + Các khoản trích trả theo lương khác + Các khoản có tính chất lương của toàn bộ công

nhân SX trong kỳ Như vậy, hình thức tiền lương theo thời gian về nguyên tắc dựa vào thời gian làm việc của người lao động. Hình thức này chưa thể hiện nguyên tắc phân phối lao động, không có tác dụng tăng năng suất lao động vì nó chưa chú ý đến chất lượng và kết quả lao động . Để hạn chế nhược điểm này doanh nghiệp có thể áp dụng trả lương theo thời gian kết hợp có thưởng. Chế độ tiền thưởng đi

kèm nhằm khuyến khích người lao động tiết kiệm nguyên liệu, tăng năng suất lao động hoặc tăng chất lượng dịch vụ.

- Trả lương theo sản phẩm: Hình thức tiền lương trả cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành. Đây là hình thức trả lương gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần tăng sản phẩm. Việc trả lương theo sản phẩm được tiến hành theo nhiều hình thức khác nhau như trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế, trả lương theo sản phẩm gián tiếp, trả lương theo sản phẩm có thưởng, theo sản phẩm lũy tiến.

Nhìn chung, hình thức tiền lương theo sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn so với hình thức tiền lương theo thời gian. Hình thức này thể hiện nguyên tắc phân phối lao động góp phần khuyến khích tăng năng suất lao động hợp lý phù hợp với từng công việc, từng cấp bậc và trình độ người lao động.

Công tác định biên nhân sự và bậc lương của công nhân viên: Căn cứ vào năng lực sản xuất đầu mỗi năm Công ty đều tổ chức định biên nhân sự cho tất cả các bộ phận, từ CNSX và NVQL các phân xưởng cho đến các bộ phận gián tiếp ở văn phòng. Việc định biên nhằm sắp xếp, bố trí hợp lý công nhân và cán bộ nhân viên theo nhiệm vụ công việc được giao một cách cụ thể, rõ ràng, hợp lý. Qua công tác định biên nhân sự, Công ty sẽ xác định số lượng công nhân cần thiết, bậc công nhân và tiền lương công nhân, cũng như số lượng nhân viên, chức vụ nhân viên và mức tiền lương tương ứng để làm dự toán quỹ tiền lương, cũng như dự toán các khoản chi phí tiền lương khác theo tháng hoặc năm kế hoạch. Khái quát cơ bản các chỉ tiêu tính định biên nhân sự, tiền lương của công ty vận dụng qua bảng sau (bảng 2.6):

Bảng 2. 6 Định mức nhân công STT Bộ phận Quỹ lương chính Chi phí tiền lương khác CP nhân công Tỷ trọng Tháng 26 công Ngày 8h (lương + cp tiền luong khác/tháng) Trên chi phí nhân công

Trên doanh thu bình quân 1 Ban giám đốc 25.000.000 5.000.000 30.000.000 4% 0,35% 2 Phòng kế hoạch tổng hợp 16.000.000 1.000.000 17.000.000 1,9% 0,17% 3 Phòng kỹ thuật 14.000.000 1.000.000 15.000.000 1,8% 0,16% 4 Phòng TCHC 11.000.000 500.000 11.500.000 1,4% 0,12% 5 Phòng tài vụ 13.000.000 1.000.000 14.000.000 1,6% 0,14% 6 Các phân xưởng sản xuất 28.000.000 550.000.000 52.000.000 630.000.000 87,8% 7,8% Cộng 107.000.000 550.000.000 60.500.000 717.500.000 100% 8,74%

-Các chỉ tiêu để tính định mức và dự toán

Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương được tính theo mức lương ngày (8 giờ), theo bậc lương x 26 ngày, cộng các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương và các khoản khác có tính chất lương như tiền ăn ca, tiền xe đưa đón theo định mức...

● Tổng chi phí nhân công định biên từng bộ phận được so sánh với định mức doanh thu bán hàng xuất khẩu bình quân tháng theo là 10.000.000.000 đồng - tương ứng định mức sản xuất là 400m3 gỗ tinh SP sản xuất/tháng (tạm tính như bảng tính trên) để xác định tỷ trọng % để dự toán định mức chi phí. Tùy quy mô, mà các công ty có định mức doanh thu hoặc định mức khối lượng tinh SP thay đổi khác nhau để xác định tỷ trọng.

● Trong công ty, có thể chia ra nhiều loại phân xưởng SX khác nhau thì chi phí nhân công định mức cho từng phân xưởng cũng được tính như cách tính của bảng trên để so với doanh thu và xác định tỷ trọng.

● Tổng quỹ lương chính (chưa kể các khoản chi phí tiền lương khác) của các đơn vị cũng được so sánh riêng với doanh thu để xác định tỷ trọng % và tỷ trọng này được công ty lấy làm định mức để khoán trả tiền lương cho cho các bộ phận. Khi doanh thu XK tăng thì tiền lương phải trả tăng và ngược lại.

Tuy nhiên, tùy theo loại sản phẩm sản xuất mà công ty còn điều chỉnh cách tính cho phù hợp, để loại trừ sự biến động giá cả (bởi vì có sản phẩm hao phí lao động ít nhưng giá bán cao hoặc ngược lại) như tính theo khối lượng tinh sản phẩm sản xuất (Đơn giá khoán 1m3 gỗ tinh SP = Quỹ lương chính/Định mức khối lương tinh SP sản xuất trong kỳ).

Hàng tháng, công ty sẽ quyết toán tiền lương cho các bộ phận sản xuất dựa vào doanh thu bán hàng hoặc khối lượng tinh sản phẩm SX của từng đơn

hàng (trên cơ sở sản phẩm hoàn thành đã nhập kho thành phẩm).

- Trả tiền lương khoán sản phẩm cho công nhân SX và các bộ phận:

Quyết toán tiền lương, tùy từng bộ phận công ty sẽ tính trên khối lượng tinh hoặc trên số lượng sản phẩm hoàn thành.

Đơn giá khoán (1m3 tinh ) x Tổng khối lượng tinh.

Đơn giá khoán (1 SP) x Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành.

Qua khảo sát, đơn hàng xuất khẩu của Công ty TNHH XNK Hoàng Thiện có các bảng dự toán chi phí nhân công trực tiếp như sau (bảng 2.7):

Bảng 2. 7 Dự toán chi phí nhân công trực tiếp đơn hàng HT.104-BD

Diễn giải Tổng CP

NCTT

MSP: DB-01 MSP: DB-02 MSP: DB-03

Số SP 14.720 Số SP 4.100 Số SP 3.620

KL tinh (m3/sp) 0,0097 KL tinh (m3/sp) 0,00851 KL tinh (m3/sp) 0,00653

Tổng KL tinh 142,784 Tổng KL tinh 34,891 Tổng KL tinh 23,639

CP/SP Tổng CP CP/SP Tổng CP CP/SP Tổng CP Tiền lương CNTT 160.352.880 7.324 107.809.280 7.050 28.905.000 6.530 23.638.600 Tiền lương SP 5.478.220 253 3.724.160 253 1.037.300 198 716.760 Cộng 165.831.100 111.533.440 29.994.300 24.355.360

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kế toán quản trị chi phí sản xuất tại công ty xuất nhập khẩu hoàn thiện (Trang 56 - 62)