Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 70 - 77)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.3.1. Những kết quả đạt được

 Về phân công công tác, Ban giám đốc kho bạc nhà nước Hoài Nhơn đã có chính sách quản lý nhân sự và phân công công tác phù hợp với năng lực của mỗi cán bộ công chức, gương mẫu trong công tác, tuân thủ và làm gương cho cán bộ công chức trong đơn vị trong việc thực thi công vụ, có chính sách

quản lý phù hợp với thực tế tại đơn vị. Cán bộ công chức tại đơn vị có ý thức cao trong công tác, thực hiện tốt các quy định về đạo đức nghề nghiệp, phục vụ và hướng dẫn khách hàng chu đáo, nhiệt tình. Đặc biệt là sự quan tâm của Ban lãnh đạo đối với hoạt động đơn vị là tốt.

Trong công tác đánh giá rủi ro, đơn vị luôn quan tâm chú trọng đến mục tiêu và cái đích để đơn vị đi đến được đặt lên hàng đầu. Do đó hàng năm đơn vị đều đưa ra mục tiêu phấn đấu cụ thể cho từng tiêu chí để từ đó xác định được những việc cần phải làm ngay và những giải pháp để đạt được mục tiêu đó.

Trong hoạt động kiểm soát thì cán bộ công chức Kho bạc luôn chấp hành mọi sự phân công của tổ chức . Việc phân công phân nhiệm được đơn vị thực hiện đúng quy định. Thông thường, hai năm một lần, đơn vị đều thực hiện việc luân chuyển giữa các bộ phận nghiệp vụ theo quy định. Việc kiểm soát và ký duyệt trên chứng từ được thực hiện chặt chẽ theo quy định. Hầu hết các chứng từ phát sinh đều được hạch toán kịp thời theo quy định. Ban giám đốc đã phân công nhiệm vụ đảm bảo sự kiểm soát giữa các cán bộ công chức, nếu có sai sót xảy ra sẽ được phát hiện nhanh chóng, giảm cơ hội có gian lận xảy ra.

 Về quy trình, thủ tục kiểm soát chi:

Các nghiệp vụ, hoạt động tuân thủ đúng quy trình nghiệp vụ có sự phê chuẩn đầy đủ của lãnh đạo theo đúng quy định. Chứng từ, sổ sách, tài sản ấn chỉ được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng chỉ các cán bộ công chức được phân công nhiệm vụ mới được sử dụng và truy cập khi cần thiết. Định kỳ Ban giám đốc thành lập tổ kiểm tra xem xét lại các chứng từ được cán bộ công chức lập hàng ngày để xem xét lại tình hình làm việc của cán bộ công chức qua đó có những chấn chỉnh kịp thời. Qua các báo cáo của các bộ phận chức năng về công tác thực thi công vụ của cán bộ công chức và tiếp xúc với

các khách hàng đến giao dịch, Ban giám đốc có những đánh giá, chấn chỉnh từng cán bộ công chức đảm bảo mục tiêu của KBNN Hoài Nhơn luôn được thực hiện hữu hiệu và hiệu quả.

Các chứng từ được tập hợp trong ngày đóng và đánh số liên tục trước khi đưa vào lưu trữ, các chứng từ được lập ngay khi nghiệp vụ phát sinh, mẫu biểu được thực hiện đúng theo quy định tại các văn bản có liên quan, chứng từ được luân chuyển khoa học và kịp thời, sổ sách được in trực tiếp từ chương trình phần mềm đảm bảo nguyên tắc ghi chép, độ chính xác cao, có đầy đủ chữ ký của người lập và người kiểm soát. Chứng từ được lưu trữ, bảo quản khoa học, an toàn đúng quy định, dễ dàng truy cập khi cần thiết

Tất cả các cán bộ công chức đều hiểu rõ công việc của mình, tiếp nhận đầy đủ và chính xác các chỉ đạo từ Ban giám đốc, có sự hỗ trợ đồng nghiệp trong công tác khi có yêu cầu, sử dụng và truy cập diễn đàn hàng ngày, sử dụng hộp thư thoại và nhắn tin nội bộ hiệu quả trong quá trình thực thi công vụ. Các thông tin từ khách hàng đề đạt, kiến nghị được báo cáo đầy đủ cho Ban Lãnh đạo theo yêu cầu..

Các chính sách, chế độ của Nhà nước được Ban giám đốc phổ biến đến các cán bộ công chức. Cán bộ công chức tự nghiên cứu, những thắc mắc sau khi nghiên cứu sẽ được trao đổi và được giải đáp thỏa đáng. Các nghiệp vụ được hạch toán và nhập máy vào các chương trình phần mềm ứng dụng ngay khi nghiệp vụ phát sinh hoặc trong thời gian hẹn khách hàng giải quyết hồ sơ. Ban giám đốc thường xuyên đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua các ý kiến góp ý của khách hàng, báo cáo của các bộ phận về tình hình thực hiện công vụ của cán bộ công chức tại các bộ phận, các báo cáo trên diễn đàn nội bộ và trực tiếp quan sát quá trình làm việc của các cán bộ công chức. Định kỳ hàng quý hoặc đột xuất có sự tự kiểm tra của tổ kiểm tra, sự thanh tra, kiểm tra của thanh tra KBNN tỉnh, Kiểm toán Nhà

nước,. Thông qua đó Ban giám đốc có những chấn chỉnh kịp thời để hệ thống kiểm soát nội bộ luôn được vận hành đúng hạn chế các sai sót xảy ra, đảm bảo mục tiêu của đơn vị được thực hiện đúng như kế hoạch đã đề ra.

Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN đã thúc đẩy các đơn vị SNCL chấp hành tốt các quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn, nâng cao ý thức quản lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả, chấp hành cơ chế quản lý tài chính, chi tiêu NSNN hợp lý, góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tình hình hoạt động kế toán qua KBNN Hoài Nhơn từ năm 2016 đến năm 2019 được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5. Tình hình hoạt động kế toán qua KBNN Hoài Nhơn giai đoạn 2016 – 2019 Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 Huyện ĐV SNCL Huyện ĐV SNCL Huyện ĐV SNCL Huyện ĐV SNCL Đơn vị giao dịch 198 86 199 86 191 77 195 79

Tài khoản giao dịch 1.822 301 2.017 301 2.192 269 2.350 276 Số lượng chứng từ

phát sinh bình quân/ngày

195 80 214 88 232 95 249 101

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hoài Nhơn từ năm 2016 - 2019)

Qua số liệu trên cho thấy hoạt động kế toán của KBNN Hoài Nhơn năm sau luôn cao hơn năm trước. Số tài khoản giao dịch tăng lên một phần do có sự tăng lên của các đơn vị giao dịch, một phần do các đơn vị mở thêm tài khoản giao dịch. Do vậy, công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN sẽ tăng về khối lượng công việc, việc kiểm soát chi đảm bảo chất lượng, đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức chi là rất khó khăn cho cán bộ kiểm soát chi của KBNN

Hoài Nhơn.

Biểu đồ 2.2: Số lượng các đơn vị sự nghiệp công lập giao dịch qua KBNN Hoài Nhơn giai đoạn 2016-2019

Theo như bảng 2.6, mặc dù số lượng đơn vị giao dịch tại kho bạc tăng lên, nhưng số lượng đơn vị SNCL tại huyện Hoài Nhơn có sự biến động qua các năm, đặc biệt là năm 2018, số lượng đơn vị giảm từ 86 đơn vị còn 77 đơn vị. Sự sụt giảm này bởi vì năm 2018, huyện Hoài Nhơn đã thực hiện chủ trương, đề án của Huyện ủy Hoài Nhơn về “Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập”, UBND huyện đã tiến hành sáp nhập 16 trường mẫu giáo, mầm non và tiểu học tại 6 xã, thị trấn gồm: Bồng Sơn, Tam Quan, Tam Quan Bắc, Hoài Hương, Hoài Đức và Hoài Phú. Sau khi sáp nhập đã giảm được 9 trường, (trong đó có 04 trường mầm non, mẫu giáo và 05 trường tiểu học), chỉ còn lại 7 trường.

Qua kết quả kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp qua KBNN Hoài Nhơn những năm gần đây cho thấy KBNN có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát các khoản chi NSNN. Mỗi năm, KBNN Hoài Nhơn đã từ chối thanh toán hàng chục khoản chi của các

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 2016 2017 2018 2019 Huyện ĐVSNCL

đơn vị sự nghiệp do chưa đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định với số tiền trung bình khoảng 1.000 triệu đồng.

Kết quả kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN Hoài Nhơn thể hiện qua bảng 2.6

Bảng 2.6. Kết quả từ chối thanh toán các khoản chi NSNN đối với các đơn vị SNCL tại KBNN Hoài Nhơn giai đoạn 2016 – 2019

Năm

Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019

Số món từ chối thanh toán (món) 55 41 32 21

Số tiền từ chối thanh toán (triệu đồng) 3.132 2.138 1.638 978

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác kiểm soát chi NSNN tại KBNN Hoài Nhơn từ năm 2016- 2019)

Số tiền KBNN Hoài Nhơn từ chối thanh toán là do đơn vị sự nghiệp công lập đề nghị thanh toán chưa đúng tiêu chuẩn, định mức và chế độ quy định; một số khoản chi chưa có trong dự toán được duyệt; một số khoản chi không tuân thủ điều khoản hợp đồng như: quy định về thời gian thực hiện hợp đồng, về thực hiện bảo lãnh hợp đồng, về chủng loại tài sản; chứng từ lập chưa đúng mẫu quy định; nội dung chứng từ chưa phù hợp với mục lục NSNN; hồ sơ chưa đầy đủ, không hợp lệ hay sai số tiền bằng số và bằng chữ không khớp nhau, vượt dự toán, chữ ký của thủ trưởng chưa đủ nét so với mẫu dấu chữ ký tại Kho bạc... Qua bảng 2.6 ta thấy, từ năm 2016 - 2019, KBNN Hoài Nhơn đã từ chối thanh toán năm 2016 KBNN Hoài Nhơn đã từ chối thanh toán 3.132 triệu đồng với 55 món không đủ điều kiện thanh toán. Đến năm 2019 số từ chối thanh toán còn khoảng 978 triệu đồng với 21 món không đủ điều kiện thanh toán, số tiền từ chối thanh toán qua các năm giảm dần. Hiện nay các đơn vị dự toán áp dụng các chương trình phần mềm kế toán nên nhìn chung số tiền từ chối thanh toán giảm theo thời gian cho thấy ý thức

chấp hành Luật NSNN của các đơn vị quan hệ ngân sách ngày được nâng cao. Nhìn chung số tiền từ chối thanh toán giảm theo thời gian cho thấy ý thức chấp hành Luật NSNN của các đơn vị quan hệ ngân sách ngày được nâng cao. Qua đó cho thấy, KBNN huyện có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần khắc phục sai sót, đảm bảo các khoản chi thực hiện đúng chế độ, tiêu chuẩn nâng cao chất lượng sử dụng ngân sách nhà nước.

- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập:

Các đơn vị sự nghiệp huyện Hoài Nhơn đến nay toàn bộ đã thực hiện xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ để áp dụng, quy chế được lập trên cơ sở các văn bản hướng dẫn đảm bảo dân chủ, công khai, có sự bàn bạc, thống nhất của cán bộ, công chức và người lao động. Các nội dung được đưa vào xây dựng trong quy chế đã đảm bảo theo quy định, chính xác và phù hợp với nhiệm vụ được giao như: Biên chế lao động trong đơn vị, nguồn kinh phí, phương tiện, thiết bị, tài sản, định mức chi phí thường xuyên… Qua đó, ý thức tiết kiệm được nâng lên rõ rệt, tập trung được con người, kinh phí phục vụ cho hoạt động chuyên môn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng phục vụ và cải thiện đời sống cán bộ, nhân viên trong các đơn vị sự nghiệp, đồng thời thực hiện kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí NSNN một cách hợp lý và hiệu quả.

Một trong những điều kiện trong công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp công lập là các khoản chi có trong quy chế chi tiêu nội bộ. Các quy chế này đã được thông qua tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và được sự nhất trí của toàn thể người lao động trong đơn vị. Điều đó tạo ra sự công khai, minh bạch, dân chủ, đoàn kết trong nội bộ các đơn vị SNCL và ý thức tiết kiệm trong sử dụng tài sản công. Bước đầu các đơn vị đã tự xây dựng cơ chế tự kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế tại đơn vị của mình, tăng cường trách nhiệm cá nhân gắn với trách nhiệm, nhiệm vụ được giao của đơn vị, qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN, đồng

thời tạo tiền đề cho công tác kiểm soát chi của kho bạc được thuận lợi và ngày càng hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 70 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)