Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 103 - 109)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.3.2. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập

Việc thực hiện tốt công tác quản lý tài chính tại đơn vị SNCL là tiền đề, tạo điều kiện thuận lợi cho KBNN trong công tác kiểm soát chi, do vậy cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Nâng cao chất lượng người làm công tác kế toán tại các đơn vị SNCL

Cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đối tượng này, nhất là ở các đơn vị SNCL do huyện quản lý. Cần đào tạo về lĩnh vực tài chính, cập nhật thường xuyên những văn bản chế độ mới cho người làm công tác kế toán ở các đơn vị này, nếu có điều kiện bố trí cán bộ chuyên làm công tác kế toán, khắc phục tình trạng kiêm nhiệm như hiện nay.

- Nâng cao kiến thức về công tác quản lý tài chính cho chủ tài khoản đơn vị SNCL.

Cần nâng cao nhận thức cho người quản lý tại đơn vị SNCL về pháp luật tài chính ngân sách; về công tác kiểm soát nội bộ; công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán tại đơn vị. Do vậy cần thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực tài chính ngân sách cho chủ tài khoản tại các đơn vị SNCL, từ đó đảm bảo cho việc giám sát, quản lý tại đơn vị được chặt chẽ.

- Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ, tự kiểm tra kế toán tại các đơn vị SNCL

Kiểm soát nội bộ, tự kiểm tra tại đơn vị SNCL là một trong những vấn đề rất quan trọng, đảm bảo cho công tác kế toán trong các đơn vị đi vào nề nếp, thực hiện đúng những chế độ tài chính quy định, ngăn ngừa hành vi tiêu cực trong quản lý tài chính. Mặt khác, thực hiện tốt công tác kiểm soát nội bộ

là tiền đề, tạo điều kiện thuận lợi cho KBNN trong công tác kiểm soát chi. Ngoài các yêu cầu trên, các đơn vị SNCL cần nâng cao chất lượng trong công tác xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ; chấp hành chế độ hóa đơn chứng từ; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hạch toán kế toán…

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Bên cạnh sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thì đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách phù hợp để kiểm soát nhằm đảm bảo nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Với mục đích đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát chi ngân sách nhà nước hạn chế thấp nhất rủi ro. Kết hợp với cơ sở lý luận nền tảng về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và thực trạng nghiên cứu tại KBNN Hoài Nhơn. Mục đích chính của chương này là đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các bộ phận của hệ thống kiểm soát chi các đơn vị sự nghiệp công lập qua KBNN Hoài Nhơn.

KẾT LUẬN CHUNG

Với chức năng quản lý quỹ ngân sách tại địa phương, Kho bạc Nhà nước Hoài Nhơn có nhiệm vụ tăng cường kiểm soát chi ngân sách nhà nước các cấp, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát mọi khoản chi ngân sách nhà nước để cấp phát, thanh toán cho các đối tượng thụ hưởng theo đúng Luật ngân sách nhà nước. Tăng cường kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua Kho bạc Nhà nước Hoài Nhơn là một trong những vấn đề rất cần thiết, góp phần sử dụng hiệu quả, đúng mục đích quỹ ngân sách nhà nước tại địa phương.

Đề tài “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua Kho bạc Nhà nước Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định” đi từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi ngân sách nhà nước nói chung, kiểm soát chi đơn vị sự nghiệp công lập qua Kho bạc Nhà nước nói riêng; trên cơ sở đó đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng và những hạn chế của công tác kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua Kho bạc Nhà nước Hoài Nhơn trong thời gian qua; từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp chủ yếu cùng một số các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua Kho bạc Nhà nước Hoài Nhơntrong thời gian đến.

Với kiến thức còn hạn hẹp của bản thân nên chắc chắn nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi kính mong Quý Thầy, Cô giáo hướng dẫn góp ý, bổ sung để luận văn được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Công văn số 4696/Kho bạc Nhà nước-KTNN của Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc nhà nước, Kho bạc Nhà nước ban hành ngày 29 tháng 9 năm 2017.

[2]. Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 hướng dẫn chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước, Bộ Tài chính ban hành ngày 28 tháng 7 năm 2017.

[3]. Công văn số 743/QĐ-Kho bạc Nhà nước về việc hướng dẫn thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế liên thông trong hệ thống Kho bạc Nhà nước, Kho bạc Nhà nước ban hành ngày 02 tháng 3 năm 2016.

[4]. Nghị định số 163/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, ban hành ngày 21 tháng 12 năm 2016.

[5]. Quốc hội (2015), Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH.

[6]. Quyết định số 1116/QĐ-Kho bạc Nhà nước về việc ban hành quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua KBNN,

Kho bạc Nhà nước ban hành ngày 24 tháng 11 năm 2009.

[7]. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2006.

[8]. Thông tư số 161/2012/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính ban hành ngày 02 tháng 10 năm 2012.

[9]. Thông tư số 08/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS), Bộ Tài chính ban hành ngày 10 tháng 01 năm 2013.

[10]. Thông tư số 39/2016/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Bộ Tài chính ban hành ngày 01 tháng 3 năm 2016.

[11]. Thông tư 108/2016/TT-BTC ngay 23/6/2016 của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước;

[12]. Thông tư 136/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2017/TT-BTC ngày 15 tháng 02 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước,

Bộ Tài chính ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2018.

[13]. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL,

Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015.

[14]. Quyết định số 4377/QĐ-KBNN về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước; Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước ban hành ngày 15 tháng 9 năm 2017.

[15]. Quyết định số 2899/QĐ-KBNN về việc ban hành Quy trình nghiệp vụ thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước cấp huyện không tổ chức phòng; TGĐ Kho bạc Nhà nước ban hành ngày 15 tháng 6 năm 2018.

[16]. Nguyễn Mạnh Tuấn (2017), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách qua Kho bạc Nhà nước Vĩnh Phúc”, Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (177), tr. 24-25.

[17]. Nguyễn Thị Ý Nhiên (2018), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước các đơn vị sự nghiệp qua Kho bạc nhà nước Vĩnh Thạnh”, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành kế toán, Trường Đại học Quy Nhơn, Bình Định.

[18]. Dương Công Trinh (2018), “Một số vấn đề kiểm soát chi đối với các đơn vị sự nghiệp công lập”, Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (195), tr. 20- 24.

[19]. Bùi Quang Vinh (2017), “Kiểm soát chi ngân sách Nhà nước theo mô hình kho bạc điện tử: Những vấn đề cần hoàn thiện”, Quản lý Ngân quỹ Quốc gia, (176), tr. 16-19

[20]. Kho bạc Nhà nước Hoài Nhơn, Báo cáo thu NSNN, Báo cáo chi NSNN, Báo cáo tổng kết năm 2016, 2017, 2018, 2019 Hoài Nhơn, Bình Định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 103 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)