Xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản bản pháp luật liên quan đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 96 - 98)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.2. Xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản bản pháp luật liên quan đến

kiểm soát chi các đơn vị sự nghiệp công lập qua Kho bạc nhà nước

Việc xây dựng đồng bộ hệ thống các văn bản quy định cơ chế kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL qua Kho bạc Nhà nước theo hướng thống nhất gọn lại hệ thống văn bản kiểm soát chi nhằm bảo đảm tính khoa học, tiên tiến, hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập và thông lệ quốc tế, đặc biệt là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của Việt Nam. Sửa theo hướng: về dự toán Ngân sách nhà nước Cơ quan tài chính các cấp chịu trách nhiệm quản lý dự toán và truyền số liệu dự toán (cả phân bổ và điều chỉnh) sang KBNN theo chương trình thống nhất để KBNN thực hiện.

Đây là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng, phân bổ dự toán và thực hiện kiểm soát chi NSNN. Đồng thời, cũng là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng quản lý và điều hành quỹ NSNN. Tuy nhiên, cho đến nay các tiêu chuẩn, định mức chi NSNN còn nhiều bất cập, có nhiều khoản chi chưa có định mức như chi kỷ niệm các ngày lễ lớn, lễ hội,... do đó, trong thời gian tới cần phải đẩy mạnh việc xây dựng, cập nhật, hoàn thiện các định mức và tiêu chuẩn chi tiêu từ NSNN. Công việc này khá khó khăn và phức tạp, bởi lẽ quy mô hoạt động và tính chất công việc của các đơn vị sử dụng ngân sách nói chung và đơn vị SNCL nói riêng rất đa dạng, đồng thời lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như lạm phát, tăng trưởng kinh tế,...

Do vậy, trước mắt cần quy định thống nhất các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi trong những lĩnh vực cụ thể. Về lâu dài, để tránh tình trạng các nội dung, định mức chi tiêu của NSNN không còn phù hợp và thấp hơn nhu cầu chi thực tế (ví dụ chi công tác phí, thuê phòng nghỉ, hội nghị, tiếp khách,...), cần nghiên cứu định mức chi theo tỷ lệ (%) với mức lương cơ bản. Đối với những khoản chi chưa ban hành được tiêu chuẩn định mức chi tiêu, áp dụng phương pháp quản lý theo đầu ra của công việc.

Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản chế độ về kiểm soát chi của NSNN nói chung và kiểm soát chi của NSNN đối với các đơn vị SNCL nói riêng và tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị SNCL vừa đảm bảo quản lý NSNN một cách chặt chẽ, hiệu quả vừa đảm bảo thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm.

Đối với các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc quản lý, điều hành và sử dụng NSNN cần phải phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm, cần tăng cường công tác chỉ đạo điều hành NSNN của Ủy ban nhân dân các cấp, sự giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp trong việc thực hiện Luật NSNN ở địa phương.

Song song với việc phân định rõ trách nhiệm, thẩm quyền trong việc quản lý, điều hành và sử dụng NSNN cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị SNCL, cơ quan chủ quản, cơ quan Tài chính và KBNN Hoài Nhơn. Mặt khác, đối với các đơn vị SNCL cần tăng cường hơn nữa tính chủ động, tự chịu trách nhiệm trong việc chi tiêu gắn liền với việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan thanh tra, kiểm toán,... và sự giám sát của Hội đồng nhân dân ở địa phương.

Từ khi vận hành hệ thống TABMIS đến nay đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các ngành, các cấp trong công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN, nhưng đến nay chưa có quy chế phối hợp giữa các đơn vị tham gia,

nên việc xây dựng quy chế phối hợp là việc làm cần thiết để các ngành các cấp, các cơ quan có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp công lập qua kho bạc nhà nước hoài nhơn, tỉnh bình định (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)