7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
2.3.2.2. Nguyên nhân những hạn chế
a. Năng lực, trách nhiệm cán bộ công chức thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN của kho bạc chưa đáp ứng được yêu cầu
Năng lực của CBCC chưa đều, còn yếu ở một số nghiệp vụ cho nên khi giải quyết công việc chưa đúng theo quy định dẫn đến những sai sót có thể xảy ra. Trong khi đòi hỏi về trình độ năng lực trong hoạt động nghề nghiệp của KBNN càng ngày càng cao.
Về chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc, ứng xử của CBCC trong công việc và đối với khách hàng tuy đã có ban hành nhưng thực hiện thực tế chỉ là hình thức chứ chưa có sự giám sát thực sự. Những khách hàng khi giao dịch thì cũng chưa thực sự hài lòng về giao tiếp ứng xử của các CBCC trong giái đáp và hướng dẫn.
Công tác phân công công việc của CBCC cũng còn chưa linh động cũng như phù hợp. Bảng phân công nhiệm vụ và mô tả công việc thì còn sơ sài và chưa cụ thể, nhiều sự thay đổi nhiệm vụ cũng chỉ nói miệng chứ chưa ban hành văn bản kịp thời.
- Theo quy định, ngoài việc kiểm soát chi theo các tiêu chuẩn định mức do cơ quan nhà nước quy định để áp dụng chung, giao dịch viên kho bạc phải căn cứ vào từng quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị SNCL để thực hiện kiểm soát chi. Điều này đã tạo nên áp lực lớn đối với giao dịch viên kho bạc, nên dẫn đến chủ quan, bỏ qua các bước của quy trình kiểm soát chi.
- Công tác kiểm tra, phúc tra lại hoạt động nghiệp vụ của giao dịch viên thuộc nhiệm vụ của bộ phận thanh tra. Theo quy định, để xuất quỹ chi NSNN phải được sự đồng ý của giám đốc kho bạc (hoặc phó giám đốc được uỷ quyền) thông qua việc ký duyệt trên các chứng từ rút kinh phí của đơn vị SNCL. Bộ phận thanh tra lại thuộc quyền quản lý của Giám đốc. Do không có được sự độc lập tương đối nên công tác kiểm tra, phúc tra việc chấp hành các quy định trong quá trình tác nghiệp kiểm soát chi bị hạn chế, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa đáp ứng yêu cầu. Hiện nay, KBNN Hoài Nhơn vẫn chưa trang bị hoàn thiện chương trình tin học quản lý đối với các đơn vị SNCL phục vụ cho việc kiểm soát chi theo quy định, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng công tác kiểm soát chi, nhất là kiểm soát đối với các khoản chi từ nguồn thu sự nghiệp.
b. Cơ chế, chính sách của nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp còn có những hạn chế, bất cập
- Hệ thống cơ chế chính sách về quản lý và phương thức hoạt động của các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công lập chưa được đổi mới đồng bộ; tiêu chí kết hợp việc đánh giá kết quả sử dụng kinh phí với kết quả thực hiện
nhiệm vụ và chất lượng hoạt động sự nghiệp công khi giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm chưa đặt ra yêu cầu ràng buộc hoặc có nhưng chưa cụ thể và thực hiện chưa nghiêm.
- Vẫn còn tình trạng chồng chéo, quy định chung chung trong ban hành các chính sách, chế độ nên gây khó khăn lúng túng trong công tác kiểm soát chi của kho bạc.
- Chưa có quy định cụ thể về tiêu chí, định mức khoa học để làm căn cứ phân bổ dự toán giữa các đơn vị sự nghiệp để từng bước khắc phục tình trạng phân bổ mang tính bình quân như hiện nay.
- Một số chính sách là tiền đề, điều kiện quan trọng của việc giao quyền tự chủ cho đơn vị SNCL (như hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật của từng ngành, lĩnh vực sự nghiệp, chính sách viện phí, học phí) nhưng còn chậm được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với thực tế.
c. Phương thức quản lý, kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp chậm được thay đổi
Việc quản lý NSNN nói chung, kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị SNCL được thực hiện theo phương thức truyền thống là kiểm soát chi theo đầu vào. Đó là dựa vào dự toán, tiêu chuẩn, định mức, chưa chú trọng đến kết quả đầu ra và hiệu quả sử dụng ngân sách. Đây là một quá trình quản lý chưa khoa học, còn mang tính chủ quan, chưa kích thích được sự năng động, đổi mới, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị sự nghiệp. Điều đó sẽ dẫn đến hiệu lực quản lý không cao, hiệu quả sử dụng nguồn lực thấp, ít gắn kết giữa việc cấp kinh phí hoạt động với mục đích và yêu cầu phải đạt được, tầm nhìn ngắn hạn và thiếu chủ động, phân bổ dự toán dàn trải, chưa trọng tâm, trọng điểm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng quản lý chi NSNN nói chung, kiểm soát chi qua KBNN nói riêng.
Trình độ cán bộ làm công tác kế toán của các đơn vị SNCL chưa đáp ứng yêu cầu. Đa số kế toán ở các đơn vị trường học là hợp đồng ngắn hạn 12 tháng, chưa gắn kết trách nhiệm trong công việc và hay nghỉ việc khi tìm được công việc mới tốt hơn; việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cũng như các quy định mới có liên quan chưa được thực hiện thường xuyên nên trong việc tham mưu và thực hiện nhiệm vụ của viên chức làm công tác kế toán tại đơn vị còn hạn chế.
Nghiệp vụ quản lý của người lãnh đạo các đơn vị SNCL thường ở lĩnh vực chuyên môn thuộc lĩnh vực, ngành được giao phụ trách, ít được bồi dưỡng chuyên sâu trên lĩnh vực tài chính ngân sách, nên việc cập nhật, nắm bắt các văn bản chế độ, các nguyên tắc quản lý tài chính nhà nước chưa cao, thường dựa vào sự tham mưu của kế toán, từ đó đã ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính tại đơn vị.
Các đơn vị SNCL chưa quan tâm đến công tác kiểm soát nội bộ, công tác tự kiểm tra kế toán. Hiện nay trong công tác giám sát tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ chi tiêu tại các đơn vị SNCL còn dựa vào công tác kiểm soát chứng từ chi của KBNN.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác hạch toán kế toán tại các đơn vị SNCL chưa được quan tâm thực hiện. Các đơn vị SNCL chưa trang bị một phần mềm tin học thống nhất, chất lượng để phục vụ cho công tác hạch toán kế toán tại đơn vị.
Vai trò của cơ quan chủ quản của đơn vị SNCL chưa được phát huy đúng mức, thể hiện ở các vấn đề sau:
+ Một số đơn vị đã xác định nguồn thu sự nghiệp chưa chính xác, cơ quan chủ quản chưa chặt chẽ trong việc thẩm tra, đánh giá đầy đủ, nên việc xác định loại hình đơn vị sự nghiệp và tiến hành giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính chưa chính xác.
+ Theo quy định hiện nay, cơ quan chủ quản có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý và đúng đắn của quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị SNCL cấp dưới xây dựng. Trường hợp có các điều khoản không phù hợp với quy định của Nhà nước thì cơ quan quản lý cấp trên có ý kiến yêu cầu đơn vị phải điều chỉnh lại cho phù hợp. Tuy nhiên, hiện nay công tác này chưa được quan tâm đúng mức nên dẫn đến các đơn vị ban hành quy chế chưa phù hợp, chưa sát với tiêu chuẩn, định mức, chế độ quy định như quy định cước điện thoại, tiền điện thắp sáng, tiền nước còn cao hoặc theo thực tế phát sinh… Do đó, nhiều khoản chi thường xuyên phát sinh nhưng chưa được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ mà thực hiện theo quyết định của thủ trưởng đơn vị, nên dẫn tới khó khăn trong công tác kiểm soát chi của KBNN.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong một nghiên cứu thì đây được xem là chương giữ một vị trí quan trọng trong tổng thể nội dung của đề tài. Nội dung chính của chương này là thực hiện đánh giá thực trạng và những kết quả đạt được trong công tác kiểm soát chi, đánh giá quy trình kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp của KBNN Hoài Nhơn;
Trình bày khái quát về lịch sử hình thành, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy hoạt động của Kho bạc Nhà nước Hoài Nhơn.
Nêu lên những điểm đạt được, những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu trong công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp của KBNN Hoài Nhơn.
Những vấn đề cơ bản trên là cơ sở cho việc đề xuất định hướng giải pháp để tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN đối với các đơn vị sự nghiệp tại KBNN Hoài Nhơn ở Chương 3.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC SỰ NGHIỆP CÔNG
LẬP QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC HOÀI NHƠN