7. Kết cấu của đề tài
3.3.2. Về phía Công ty
Các giải pháp đã nêu ra ở phần trên thật sự có hiệu quả đối với Công ty Cổ phần An Trường An, khi Công ty có sự đổi mới phù hợp trong các vấn đề sau đây:
Để quá trình phân tích các BCTC được tiến hành nhanh chóng, kịp thời và cho việc phân tích được đơn giản, khoa học, đem lại hiệu quả cao thì Công ty cần đầu tư cơ sở vật chất, trang bị các thiết bị công nghệ đặc biệt là hệ thống phần mềm phân tích chuyên dụng phục vụ cho công tác phân tích BCTC.
Công ty nên tổ chức bộ máy kế toán hoạt động một cách khoa học, chọn đội ngũ cán bộ chuyên làm công tác phân tích BCTC phải có kiến thức
chuyên sâu về phân tích, có kinh nghiệm và thâm niên trong công tác tài chính. Bên cạnh đó thì cần phải tổ chức bộ máy kế toán hoạt động một cách khoa học, các bộ phận phối hợp chặt chẽ và ăn khớp với nhau, bảo đảm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời.
Công ty chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cả về mặt số lượng và chất lượng. Ưu tiên tuyển dụng các lao động trực tiếp có tay nghề vững, cán bộ có kinh nghiệm và chuyên môn đáp ứng yêu cầu của sản xuất trong điều kiện hội nhập kinh tế. Đồng thời trẻ hóa lực lượng cán bộ trong Công ty.Tiếp tục quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ nhân viên, thực hiện tốt các chính sách, chế độ đối với người lao động, tạo điều kiện để mọi người hoàn thành tốt công tác, nhiệm vụ.Tổ chức đào tạo từ bên ngoài, bồi dưỡng, tự đào tạo, luân chuyển, đánh giá kết quả đào tạo; định kỳ đánh giá kết quả đào tạo, tự đào tạo.Thu hút thêm nhân sự có năng lực từ bên ngoài.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận và thực trạng về phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần An Trường An đã được trình bày ở chương 1 và chương 2, trong chương 3 luận văn đã trình bày các nội dung sau:
- Đưa ra được các quan điểm và mục tiêu để hoàn thiện phân tích BCTC tại Công ty.
- Các giải pháp cũng như điều kiện để thực hiện các giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC tại Công ty.
- Đóng góp của đề tài nghiên cứu về hoàn thiện phân tích BCTC tại Công ty.
KẾT LUẬN CHUNG
Với lý luận và thực tiễn đã trình bày ở trên cho thấy, việc phân tích BCTC đóng góp một vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp để đưa ra các quyết định hợp lý, kịp thời nhất. Phân tích tài chính là hoạt động không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào muốn thắng thế trong cạnh tranh, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt đối với doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán thì đó là điều không thể thiếu để thu hút các nguồn đầu tư. Trong phân tích tài chính thì phân tích BCTC đóng vai trò quan trọng nhất. Sự quan tâm ở đây không chỉ là số vốn bỏ ra mà vấn đề còn là sự hiệu quả của số vốn đã đầu tư. Điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình đều phải tiến hành phân tích BCTC. Bởi phân tích BCTC là công cụ quản lý đắc lực đối với các nhà quản lý doanh nghiệp.
Sau một thời gian nghiên cứu lý luận về BCTC và phân tích BCTC, cùng với việc tìm hiểu thực trạng công tác phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần An Trường An, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sỹ kinh tế với đề tài
“Hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần An Trường An”.
Về cơ bản luận văn đã tập trung giải quyết được các vấn đề:
Chương 1, luận văn đã khái quát hóa những lý luận chung về BCTC và phân tích BCTC trong các doanh nghiệp.
Chương 2, luận văn đã nêu được thực trạng phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần An Trường An một cách xác thực.
Chương 3, trên cơ sở nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tế, luận văn đã đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện phân tích BCTC tại Công ty Cổ phần An Trường An.
Hy vọng rằng qua một số giải pháp mà tác giả đã mạnh dạn đưa ra, thì sẽ trở thành một trong những biện pháp giúp cho Công ty phát huy được thế
mạnh của mình, ngày càng sử dụng có hiệu quả tiềm lực tài chính hiện có, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như thương hiệu tên tuổi của Công ty trên thương trường trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kiến thức tìm hiểu còn hạn chế nên kết quả nghiên cứu đạt được mới chỉ là bước đầu. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo để luận văn hoàn thiện hơn nữa.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới GS.TS. Nguyễn Văn Công, người đã tận tình giúp đỡ và trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian viết đề tài nghiên cứu này!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Công ty Cổ phần An Trường An (2015), Báo cáo tài chính. [2] Công ty Cổ phần An Trường An (2015), Báo cáo thường niên.
[3] Công ty Cổ phần An Trường An (2016), Báo cáo tài chính. [4] Công ty Cổ phần An Trường An (2016), Báo cáo thường niên.
[5] Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn Chế độ Kế toán doanh nghiệp.
[6] Công ty Cổ phần Khoáng sản Á Châu (2016), Báo cáo thường niên.
[7] Nguyễn Văn Công (2010), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[8] Nguyễn Văn Công (2013), Giáo trình Phân tích kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[9]Nguyễn Trọng Cơ (2009), Phân tích tài chính doanh nghiệp lýthuyết và thực hành, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
[10] Nguyễn Tiến Dũng (2015), Phân tích Báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phầnDược phẩm Hà Tây, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốcdân,HàNội.
[11] Công ty Cố phần Khoáng sản Bình Định (2016), Báo cáo thường niên. [12]Trần Thị Hoa (2015),Phân tích Báo cáo tài chính nhằm tăng cường
quảnlý tài chính tại Bưu điện tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ kế toán, Trường Đại học Lao động Xã hội, Hà Nội.
[13]Nguyễn Thùy Linh (2014), Phân tích Báo cáo tài chính Công tyKhoáng sản và Luyện kim Việt Trung,Luận văn thạc sỹ kinh doanh và quản lý, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[14] Nguyễn Năng Phúc (2011), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[15]Nguyễn Năng Phúc (2013), Giáo trình Phân tích Báo cáo tài chính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[16]Nguyễn Ngọc Quang (2011), Phân tích Báo cáo tàichính, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
[17]Ngô Thị Quyên (2011), Phân tích tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần Xi măng Bút Sơn, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tếQuốc dân, Hà Nội.
[18]Lê Thị Xuân (2010), Phân tích và sử dụng báo cáo tài chính, Nhàxuất bản Học viện Ngân hàng, Hà Nội.
[19] Zvi Bodie, Alex Kane và Alan J. Marcus (2012), Những vấn đề căn bản trong đầu tư, NXB McGraw-Hill Irwin, Chương 14, trang