7. Kết cấu của đề tài
3.3.1. Về phía Nhà nước
Để cho công việc phân tích BCTC được tiến hành thuận lợi và có hiệu quả cao thì về phía Nhà nước cần có những thay đổi trong cơ chế, chính sách như:
Hoàn thiện quy định về chế độ và chuẩn mực kế toán hiện hành, nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện chế độ kế toán theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế nhằm hướng tới một nền kinh tế phát triển bền vững. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng hệ thống BCTC, Nhà nước cũng không nên can thiệp quá sâu vào hoạt động và quy định đối với từng ngành nghề mà để cho doanh nghiệp phát huy tính chủ động và sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp áp dụng phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.
Nhà nước phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý an toàn, đáng tin cậy, ngày càng thiết thực, phù hợp với luật
pháp quốc tế, tạo ra môi trường tốt, lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp để từ đó thúc đẩy hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.
Cần phải đưa hoạt động kiểm toán và công khai BCTC được kiểm toán của doanh nghiệp thành một hoạt động thường xuyên, công bố rộng rãi các thông tin để cho người sử dụng thông tin có được sự an tâm, tạo niềm tin về chất lượng của các BCTC. Mặt khác, nâng cao tính trung thực, đầy đủ thông tin phục vụ cho công tác phân tích, dự báo. Bên cạnh đó, Nhà nước cần ban hành chế tài xử phạt đối với các đơn vị cung cấp thông tin thiếu tin cậy, gây ra những hiểu biết sai lệch về tình hình tài chính của Công ty đối với các đối tượng quan tâm khác nhau.
Cần ban hành những quy định cụ thể về công tác thống kê. Phân tích BCTC sẽ trở nên đầy đủ và có ý nghĩa hơn nếu có hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Cơ quan thống kê cần có quy chế làm việc phù hợp nhằm thu thập thông tin từ các doanh nghiệp, các ngành một cách thống nhất, đồng thời có biện pháp kiểm tra thích hợp nhằm đảm bảo tính chính xác của thông tin và từ đó đưa ra các số liệu thống kê kịp thời và đáng tin cậy.