Phân tích tình hình thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần an trường an (Trang 41 - 44)

7. Kết cấu của đề tài

1.4.4. Phân tích tình hình thanh toán

Phân tích tình hình thanh toán chính là phân tích tình hình công nợ phải thu, và công nợ phải trả, mối quan hệ giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả của doanh nghiệp. Qua đó phản ánh rõ nét chất lượng hoạt động tài chính, sức mạnh tài chính và an ninh tài chính của doanh nghiệp. Nếu tình hình tài chính tốt và lành mạnh, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém công nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa kéo dài. Phân tích tình hình thanh toán bao gồm (Nguyễn Văn Công, 2010):

- Phân tích tình hình thanh toán nợ phải thu: được tiến hành bằng việc phân loại và sắp xếp các khoản nợ phải thu theo thời gian, rồi xem xét sự biến động của nợ phải thu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc cả về số tuyệt đối và số tương đối, từ đó đưa ra các nhận xét, đánh giá giúp cho nhà quản trị nắm được

tình hình, thực trạng thanh toán của đối tác kinh doanh với doanh nghiệp nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp.

- Phân tích tình hình thanh toán nợ phải trả: tương tự như phân tích tình hình thanh toán nợ phải thu, phân tích tình hình thanh toán nợ phải trả của doanh nghiệp cũng được thực hiện bằng cách phân loại và sắp xếp các khoản nợ phải trả theo thời gian, rồi xem xét sự biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của nợ phải trả cả về số tuyệt đối và số tương đối trên tổng số, cũng như từng khoản nợ phải trả để rút ra nhận xét, đánh giá nguyên nhân, đưa ra các giải pháp thanh toán hợp lý, đúng hạn, tạo niềm tin cho các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp.

- Phân tích tình hình thanh toán dựa vào các hệ số: khi phân tích tình hình thanh toán nợ phải thu, nợ phải trả, nhà phân tích tính toán và so sánh các chỉ tiêu sau và dựa vào sự biến động của các chỉ tiêu này để nhận xét.

“Hệ số giữa nợ phải thu so với nợ phải trả (lần)”: phản ánh các khoản doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn so với các khoản đi chiếm dụng. Trị số này lớn hơn 1, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng.

Hệ số giữa nợ phải thu so

với nợ phải trả =

Nợ phải thu

(1.19) Nợ phải trả

“Hệ số giữa nợ phải trả so với nợ phải thu (lần)”: phản ánh mức độ các khoản doanh nghiệp đi chiếm dụng so với các khoản bị chiếm dụng. Trị số này nhỏ hơn 1, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng.

Hệ số giữa nợ phải trả so

với nợ phải thu =

Nợ phải trả

(1.20) Nợ phải thu

- Phân tích tốc độ thanh toán: tốc độ thanh toán được hiểu là khả năng hoạt động thanh toán mà doanh nghiệp có thể đạt được trong điều kiện hiện tại. Tốc độ thanh toán cao là một trong những điều kiện cần thiết để bảo đảm cho hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả. Được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

“Số vòng quay các khoản phải thu (vòng)”: chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi nợ phải thu. Nếu số vòng quay các khoản phải thu lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn, tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao sẽ không tốt vì khi đó doanh nghiệp gây áp lực lên khách hàng trong việc thu hồi nợ nên khối lượng hàng hóa sẽ khó tiêu thụ.

Số vòng quay các

khoản phải thu =

Tống số tiền bán chịu (hoặc doanh thu thuần)

(1.21) Số dư bình quân phải thu khách hàng

Trong đó:

Số dư bình quân phải

thu khách hàng =

Số dư phải thu khách hàng đầu kỳ và cuối kỳ (1.22) 2

“Thời gian thu hồi tiền hàng (ngày)” : chỉ tiêu này phản ánh thời gian bình quân thu hồi tiền hàng bán ra. Thời gian thu hồi tiền hàng càng ngắn, tốc độ thu hồi tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn, và ngược lại.

Thời gian thu

hồi tiền hàng =

Thời gian của kỳ nghiên cứu

(1.23) Số lần thu hồi tiền hàng

Còn đối với các doanh nghiệp mà nhịp điệu kinh doanh ổn định, ít bị ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ kinh doanh thì:

Thời gian thu

hồi tiền hàng =

Nợ phải thu người mua cuối năm

(1.24) Mức tiền hàng bán chịu bình quân 1 ngày

“Số vòng quay các khoản phải trả (vòng)”: chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư các khoản phải trả người bán và hiệu quả của việc thanh toán nợ. Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đi chiếm dụng vốn, tuy nhiên nếu chỉ tiêu này quá cao sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp do phải huy động mọi nguồn vốn để trả nợ.

Số vòng quay các

khoản phải trả =

Tổng số tiền mua chịu (hoặc giá vốn hàng bán)

(1.25) Số dư bình quân phải trả người bán

Trong đó:

Số dư bình quân

phải trả người bán =

Số dư phải trả người bán đầu kỳ và cuối kỳ

(1.26) 2

“Thời gian thanh toán tiền hàng (ngày)”: chỉ tiêu này phản ánh thời gian bình quân mà doanh nghiệp thanh toán tiền hàng cho chủ nợ trong kì. Thời gian thanh toán tiền hàng càng ngắn, chứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn, và ngược lại.

Thời gian thanh

toán tiền hàng =

Thời gian của kỳ nghiên cứu

(1.27) Số lần thanh toán tiền hàng

Còn đối với các doanh nghiệp mà nhịp điệu kinh doanh ổn định, ít bị ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ kinh doanh thì:

Thời gian thanh

toán tiền hàng =

Nợ còn phải trả cuối năm

(1.28) Mức tiền hàng mua chịu bình quân 1 ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần an trường an (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)