7. Kết cấu của đề tài
1.4.3. Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh
Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh chính là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp. Mối quan hệ này phản ánh cân bằng tài chính của doanh nghiệp (Nguyễn Năng Phúc, 2013).
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều cần phải có tài sản, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Việc bảo đảm đầy đủ nhu cầu về tài sản là một vấn đề then chốt cho quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục và có hiệu quả. Muốn vậy, doanh nghiệp cần phải có các biện pháp tài chính cần thiết để huy động, hình thành nguồn tài trợ tài sản. Xét trên góc độ ổn định về nguồn tài trợ tài sản, thông thường tài sản của doanh nghiệp được chia thành: nguồn tài trợ tạm thời và nguồn tài trợ thường xuyên.
Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian ngắn. Còn nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn tài trợ mà doanh nghiệp được sử dụng thường xuyên, lâu dài và ổn định vào hoạt động kinh doanh. Từ đó, cân bằng tài chính được thể hiện qua đẳng thức:
Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn = Nguồn tài trợ thường xuyên + Nguồn tài trợ tạm thời (1.13)
Qua phân tích này sẽ giúp cho nhà quản lý biết được sự ổn định, bền vững, cân đối và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp,cũng như những nhân tố có thể gây ảnh hưởng đến cân bằng tài chính. Khi phân tích cân bằng tài chính, cần so sánh tổng nhu cầu tài sản với nguồn tài trợ thường xuyên. Nếu nguồn tài trợ thường xuyên không đáp ứng đủ nhu cầu về tài sản, thì doanh nghiệp cần phải có biện pháp huy động và sử dụng phù hợp để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được ổn định và liên tục. Ngược lại,
khi nguồn tài trợ thường xuyên có đủ hoặc lớn hơn nhu cầu về tài sản thì doanh nghiệp cần sử dụng số thừa này một cách hợp lý để tránh tình trạng bị chiếm dụng vốn. Đồng thời, đối với từng nguồn tài trợ, cần phải phân tích sự biến động về tổng số cũng như từng loại giữa cuối kỳ so với đầu năm và dựa vào sự biến động của bản thân từng nguồn tài trợ để rút ra nhận xét hợp lý. Đối với các khoản chiếm dụng bất hợp pháp, trong bất kỳ trường hợp nào cũng cho thấy hoạt động tài chính của doanh nghiệp là không bình thường.
Ngoài ra, để đánh giá chính xác về tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, các nhà phân tích còn sử dụng các chỉ tiêu sau (Nguyễn Năng Phúc, 2013):
“Hệ số tài trợ thường xuyên”:cho biết so với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tính ổn định và cân bằng tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Hệ số tài trợ
thường xuyên =
Nguồn tài trợ thường xuyên
(1.14) Tổng nguồn vốn
“Hệ số tài trợ tạm thời”: cho biết so với tổng nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ, tính cân bằng và ổn định tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Hệ số tài trợ
tạm thời =
Nguồn tài trợ tạm thời
(1.15) Tổng nguồn vốn
“Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thường xuyên”: cho biết trong tổng số nguồn tài trợ thường xuyên, số vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, tính tự chủ và độc lập về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Hệ số vốn chủ sở hữu so với
nguồn vốn thường xuyên =
Vốn chủ sở hữu
(1.16) Nguồn tài trợ thường xuyên
“ Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn”: cho biết mức độ tài trợ tài sản dài hạn bằng nguồn tài trợ thường xuyên. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Hệ số giữa nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn =
Nguồn tài trợ thường xuyên
(1.17) Tài sản dài hạn
“Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn”:cho biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1, tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
(1.18) Nợ ngắn hạn