7. Kết cấu của đề tài
1.4.2. Phân tích cấu trúc tàichính
Cấu trúc tài chính là một khái niệm rộng, phản ánh cấu trúc tài sản, cấu trúc nguồn vốn và cả mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Qua đó, giúp nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ tài sản và các nguồn tài trợ tài sản, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng tới cân bằng tài chính. Những thông tin này sẽ là căn cứ quan trọng để các nhà quản lý đưa ra các quyết định điều chỉnh chính sách huy động và sử dụng vốn mình, đảm bảo cho doanh nghiệp có được một cấu trúc
tài chính lành mạnh, hiệu quả và tránh được những rủi ro trong kinh doanh (Nguyễn Văn Công, 2010).
Phân tích cấu trúc tài chính bao gồm các nội dung: phân tích cơ cấu tài sản, phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.
- Phân tích cơ cấu tài sản:
Nhằm đánh giá những đặc trưng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh doanh. Phân tích cơ cấu tài sản được thực hiện bằng cách tính ra và so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản.
Thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản, các nhà quản lý sẽ nắm được tình hình đầu tư số vốn huy động được, biết được việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh, có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp hay không, quyết định đầu tư vào loại tài sản nào cho thích hợp, vào thời điểm nào; xác định được việc gia tăng hay cắt giảm hàng tồn kho, cũng như mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý trong từng thời kỳ sao cho có đủ lượng hàng tồn kho cần thiết, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu thụ của thị trường mà không làm tăng chi phí tồn kho; có chính sách thích hợp về thanh toán để vừa khuyến khích khách hàng, vừa thu hồi vốn kịp thời, tránh bị chiếm dụng vốn...
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản được xác định:
Tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong
tổng số tài sản
=
Giá trị của từng bộ phận tài sản
x 100 (1.9) Tổng số tài sản
Bên cạnh đó, việc xem xét tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận tài sản chiếm trong tổng số tài sản giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc, chỉ đánh giá khái quát được tình hình phân bổ vốn nhưng lại không biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Vì vậy, để biết chính xác tình hình sử dụng vốn, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của cơ cấu tài sản, cần phải kết hợp cả việc phân tích ngang để so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc theo từng loại tài sản.
- Phân tích cơ cấu nguồn vốn:
Phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tương tự như phân tích cơ cấu tài sản. Ngoài việc so sánh tổng số vốn cuối kỳ so với đầu năm, cần phải xem xét từng khoản vốn của doanh nghiệp chiếm trong tổng số tài sản, để thấy được mức độ đảm bảo và xu hướng biến động của chúng nhằm đánh giá được khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng như mức độ chủ động trong kinh doanh. Qua việc phân tích cơ cấu nguồn vốn, các nhà quản lý sẽ thấy được những đặc trưng trong cơ cấu huy động vốn của doanh nghiệp, xác định được tính hợp lý và an toàn của việc huy động vốn, quyết định huy động nguồn vốn nào với mức độ bao nhiêu là hợp lý, bảo đảm hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn được xác định như sau:
Tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn
=
Giá trị của từng bộ phận nguồn vốn
x 100 (1.10) Tổng số nguồn vốn
Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại.
Ngoài việc đánh giá chỉ tiêu tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn, các nhà phân tích phải kết hợp cả phân tích ngang để đánh giá mức độ huy động vốn đảm bảo cho sản xuất kinh doanh và những nguyên nhân ban đầu ảnh hưởng đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn.
- Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn:
Phân tích cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp nếu chỉ dừng lại ở phân tích cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn sẽ không thể hiểu được chính sách huy động và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính sách huy động và sử dụng vốn không chỉ phản ánh nhu cầu vốn cho hoạt động, mà còn là quan hệ trực tiếp đến an ninh tài chính, đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do vậy, tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh cũng như rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn, các nhà phân tích tính và so sánh các chỉ tiêu:
“Hệ số nợ so với tài sản”:phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ. Trị số này càng cao chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càng cao, mức độ độc lập tài chính thấp và ngược lại.
Hệ số nợ so với tài sản = Nợ phải trả
(1.11) Tài sản
“Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu”: phản ánh mức độ đầu tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn và lớn hơn 1, chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp càng giảm dần và ngược lại. Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu = Tài sản (1.12) Vốn chủ sở hữu