Nội dung phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần an trường an (Trang 59 - 74)

7. Kết cấu của đề tài

2.2.3. Nội dung phân tích

2.2.3.1. Đánh giá khái quát về tình hình tài chính

Để giúp Ban giám đốc Công ty và những đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của Công ty có những đánh giá sơ bộ ban đầu, biết được khả năng tài chính, an ninh tài chính của Công ty ra sao, Bộ phận phân tích tiến hành đánh giá khái quát tình hình của Công ty trên các khía cạnh về đánh giá khái quát tình hình huy động vốn, đánh giá khái quát mức độ độc lập về tài chính, đánh giá khái quát khả năng thanh toán và đánh giá khái quát khả năng sinh lợi của Công ty.Với số liệu hiện tại của Công ty, thì họ đã tiến hành đánh giá khái quát như sau:

Bộ phận phân tích thấy rằng việc đánh giá khái quát tình hình huy động vốn sẽ cung cấp cho nhà quản lý một cách rõ nét về tình hình tài chính của doanh nghiệp, biết được tính hợp lý trong cơ cấu huy động, chính sách huy động cùng những nguyên nhân ảnh hưởng. Chính vì thế, hằng năm đánh giá khái quát tình hình huy động vốn luôn được quan tâm đầu tiên.

Để tiến hành đánh giá khái quát tình hình huy động vốn, Bộ phận phân tích sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Cụ thể, chỉ tiêu "Vốn chủ sở hữu" (mã số 400), và chỉ tiêu "Nợ phải trả" (mã số 300) đều được lấy trên Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2016. Bằng cách sử dụng phương pháp so sánh, so sánh cả số tuyệt đối và tương đối,Bộ phận phân tích rút ra nhận xét tình hình huy động vốn.

Đối với phân tích tình hình huy động vốn năm 2016Bộ phận phân tích sau khi tính toán đã đưa ra bảng sau:

Bảng 2.1: Đánh giá khái quát tình hình huy động vốn

Chỉ tiêu

Cuối năm 2015 Cuối năm 2016 Chênh lệch cuối năm 2016 so với cuối năm 2015 Số tiền (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tr.đồng) Tỷ trọng (%) Tỷ lệ (%) 1.Vốn chủ sở hữu 157.724 87,41 158.087 76,42 + 363 -10,99 + 0,23 2. Nợ phải trả 22.723 12,59 48.779 23,58 + 26.056 +10,99 + 114,67 Tổng nguồn vốn 180.447 100 206.866 100 + 26.419 0 + 14,64

Qua bảng 2.1, Bộ phận phân tích đã đưa ra những phân tích về tình hình huy động vốn như sau:

Trong năm 2015 tổng nguồn vốn đạt 180.447 triệu đồng, năm 2016 đạt 206.866 triệu đồng, như vậy năm 2016 nguồn vốn đã tăng 26.419 triệu đồng, tức là tăng 14,64%.

Trong tổng nguồn vốn, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn hẳn nợ phải trả. Năm 2015, vốn chủ sở hữu chiếm 87,41% còn nợ phải trả chiếm 12,59%, đến năm 2016 tỷ trọng này đã có sự thay đổi đáng kể như sau:nợ phải trả tăng lên mức 48.779 triệu đồng, chiếm 23,58% trong tổng nguồn vốn và tăng 26.056 triệu đồng tức là tăng 10,99%, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cũng đã tăng một tỷ trọng lớn 114,67% so với năm 2015. Cũng trong năm 2016, vốn chủ sở hữu đã được đầu tư đạt 158.087 triệu đồng chiếm 76,42% trong tổng nguồn vốn tức là tăng 0,23%, về mặt tỷ trọng đã giảm 10,99% so với năm 2015.

Từ những phân tích trên,Bộ phận phân tích đã đưa ra nhận xét là tình hình huy động vốn của Công ty đã tăng lên đáng kể (14,64%), Công ty đã có nỗ lực trong việc huy động vốn kinh doanh. Mặc dù,tốc độ tăng của nguồn vốn chủ sở hữu chậm hơn so với tốc độ tăng của nợ phải trả làm cho tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn có một sự giảm sút nhẹ, nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn điều này cho thấy khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của Công ty còn cao và tương đối ổn định.

- Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính:

Để giúp cho các nhà quản lý biết được quyền của doanh nghiệp mình trong việc đưa ra các quyết định về chính sách và hoạt động của doanh

nghiệp, cũng như quyền kiểm soát các chính sách đó Bộ phận phân tích tiến hành đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính.

Bộ phận phân tích tiến hành đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính qua 2 chỉ tiêu: hệ số tài trợ và hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn.

Để tính ra hệ số tài trợ, Bộ phận phân tích lấy trị số của chỉ tiêu "Vốn chủ sở hữu" (mã số 400) và chỉ tiêu "Tổng cộng tài sản" (mã số 270) trên Bảng cân đối kế toán năm 2016.

Để tính ra hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn, Bộ phận phân tích tính nguồn tài trợ thường xuyên bằng cách lấy tổng trị số của chỉ tiêu "Vốn chủ sở hữu" (mã số 400) và chỉ tiêu "Nợ dài hạn" (mã số 330), cùng với chỉ tiêu "Tài sản dài hạn" (mã số 200) trên Bảng cân đối kế toán năm 2016.

Bằng cách sử dụng phương pháp so sánh, so sánh cả số tuyệt đối và tương đối, Bộ phận phân tích rút ra nhận xét về mức độ độc lập tài chính.

Qua bảng 2.2, Bộ phận phân tích đã có những đánh giá như sau:

Hệ số tài trợ năm 2016 là 0,76 có nghĩa là trong một đồng nguồn vốn tài trợ tài sản của Công ty thì vốn chủ sở hữu chiếm 0,76 đồng, tuy hệ số này có giảm so với năm 2015 là 0,11 lần tức là giảm 12,57% nhưng vẫn ở mức khá cao, điều này chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ tự chủ tài chính của Công ty cao, ít phụ thuộc vào các nguồn tài chính bên ngoài.

Để xem xét an ninh tài chính của Công ty Bộ phận phân tích đã căn cứ vào hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn năm 2016 là 4,41 giảm 0,06 lần so với năm 2015 tức là giảm 1,46%, hệ số này vẫn ở mức cao cho thấy Công ty bảo đảm an ninh tài chính cho quá trình kinh doanh, vốn chủ sở hữu có thừa để tài trợ tài sản dài hạn.

Bảng 2.2: Đánh giá khái quát mức độ độc lập tài chính Chỉ tiêu Cuối năm 2015 (lần) Cuối năm 2016 (lần) Chênh lệch cuối năm 2016 so với cuối năm 2015 Mức (lần) Tỷ lệ (%) 1. Hệ số tài trợ 0,87 0,76 -0,11 -12,57

2. Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn 4,48 4,41 -0,06 -1,46

(Nguồn: Phòng TC – KT Công ty Cổ phần An Trường An năm 2016) - Đánh giá khái quát khả năng thanh toán:

Bộ phận phân tích tiến hành đánh giá khái quát khả năng thanh toán để cung cấp cho nhà quản lý một cách khái quát những thông tin về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ là khả quan hay không.

Bộ phận phân tích tiến hành tính ra hệ số khả năng thanh toán tổng quát, sau đó lập bảng so sánh và đưa ra nhận xét.

Để tính ra hệ số khả năng thanh toán tổng quát, Bộ phận phân tích lấy trị số của chỉ tiêu "Tổng cộng tài sản" (mã số 270) và chỉ tiêu "Nợ phải trả" (mã số 300)trên Bảng cân đối kế toán năm 2016.

Bằng cách sử dụng phương pháp so sánh, so sánh cả số tuyệt đối và tương đối, Bộ phận phân tích rút ra nhận xét về khả năng thanh toán.

Đối với phân tích khả năng thanh toán năm 2016 Bộ phận phân tích sau khi tính toán đã đưa ra bảng sau:

Bảng 2.3: Đánh giá khái quát khả năng thanh toán

Chỉ tiêu Cuối năm

2015 (lần)

Cuối năm 2016 (lần)

Chênh lệch cuối năm 2016 so với cuối năm

2015

Mức (lần) Tỷ lệ (%)

Hệ số khả năng thanh

toán tổng quát 7,94 4,24 -3,7 -46,6

(Nguồn: Phòng TC – KT Công ty Cổ phần An Trường An năm 2016)

Qua bảng 2.3, Bộ phận phân tích đã có những đánh giá như sau:

Hệ số khả năng thanh toán tại Công ty năm 2016 là 4,24 lần và giảm 3,7 lần so với năm 2015 tức là giảm với một tỷ lệ là 46,6%. Tuy giảm với một tỷ lệ như vậy nhưng trị số này vẫn ở mức lớn hơn 1, điều này cho thấy khả năng thanh toán chung của Công ty vẫn dồi dào, Công ty có đủ và thừa khả năng thanh toán cho các khoản nợ phải trả.

- Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi:

Bộ phận phân tích tiến hành tính ra các chỉ tiêu: sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE), sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS), sức sinh lợi của tài sản (ROA), sau đó tiến hành lập bảng so sánh và nhận xét.

Để tính chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE), Bộ phận phân tích lấy trị số của chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp" (mã số 60) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015được tính bằng cách lấy trung bình cộng chỉ tiêu "Vốn chủ sở hữu" (mã số 400) của cuối năm 2014và chỉ tiêu "Vốn chủ sở hữu" (mã số 400) của cuối năm 2015 trên Bảng cân đối kế toán năm 2015, vốn chủ sở hữu bình quân của năm 2016 được tính bằng cách lấy trung bình cộng chỉ tiêu "Vốn chủ sở hữu" (mã số 400) của cuối năm 2015 và cuối năm 2016 trên Bảng cân đối kế toán năm 2016.

Để tính chỉ tiêu sức sinh lợi của doanh thu thuần (ROS), Bộ phận phân tích lấy trị số của chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp" (mã số

60), chỉ tiêu "Doanh thu thuần" (mã số 10) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016.

Để tính chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản (ROA), Bộ phận phân tích lấy trị số của chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp" (mã số 60) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, tổng tài sản bình quân năm 2015 được tính bằng cách lấy trung bình cộng chỉ tiêu "Tổng cộng tài sản" (mã số 270) của cuối năm 2014 và cuối năm 2015 trên Bảng cân đối kế toán 2015, tổng tài sản bình quân năm 2016 được tính bằng cách lấy trung bình cộng chỉ tiêu "Tổng cộng tài sản" (mã số 270) của cuối năm 2015 và cuối năm 2016 trên Bảng cân đối kế toán 2016.

Bằng cách sử dụng phương pháp so sánh, so sánh cả số tuyệt đối và tương đối, Bộ phận phân tích rút ra nhận xét về khả năng sinh lợi.

Đối với phân tích khả năng sinh lợi năm 2016 Bộ phận phân tích sau khi tính toán đã đưa ra bảng sau:

Bảng 2.4: Đánh giá khái quát khả năng sinh lợi

Chỉ tiêu Năm 2015 (lần) Năm 2016 (lần) Chênh lệch năm 2016 so với năm 2015 Mức (lần) Tỷ lệ (%)

1. Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu

(ROE) 0,032 0,001 -0,03 -96,37

2. Sức sinh lợi của doanh thu (ROS) 0,091 0,011 -0,08 -87,99 3. Sức sinh lợi của tài sản (ROA) 0,019 0,001 -0,02 -95,16

(Nguồn: Phòng TC – KT Công ty Cổ phần An Trường An năm 2015, 2016)

Qua bảng 2.4, Bộ phận phân tích đã có những đánh giá như sau:

Nhìn chung các chỉ tiêu về sức sinh lợi năm 2016 đều giảm so với năm 2015 cụ thể: sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2016 giảm 0,03 lần hay

hay giảm 87,99% so với năm 2015, sức sinh lợi của tài sản năm 2016 giảm 0,02 lần hay giảm 95,16% so với năm 2015.

Điều này cho thấy khả năng sinh lợi của Công ty năm 2016 thấp hơn năm 2015, khi tất cả các hệ số sinh lời đều giảm là một dấu hiệu đáng lo ngại đối với hoạt động của Công ty. Đặc biệt khi sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2016 chỉ đạt mức 0,001% quá thấp so với mức lãi suất tiền gửi bình quân ngân hàng (xấp xỉ 6%) rất nhiều. Như vậy, hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty ở mức rất thấp. Công ty sử dụng vốn chưa có hiệu quả, điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của nhà đầu tư.

2.2.3.2. Phân tích cấu trúc tài chính

Để giúp nhà quản lýbiết được tình hình tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp có cơ cấu hợp lý đáp ứng được nhu cầu đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hay không, Bộ phận phân tích tiến hành phân tích cấu trúc tài chính của Công ty.

Nội dung phân tích này bao gồm 2 mục như sau: phân tích cơ cấu tài sản và phân tích cơ cấu nguồn vốn.

Đối với phân tích cơ cấu tài sản, Bộ phận phân tích tập trung vào phân tích tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn bằng cách sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành tài sản ngắn hạn và dài hạn chiếm trong tổng tài sản.

Đối với phân tích cơ cấu nguồn vốn, Bộ phận phân tích tập trung vào nội dung phân tích tình hình cơ cấu nợ và cơ cấu vốn chủ sở hữu thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu phản ánh tỷ trọng của từng bộ phận cấu thành nợ phải trả và vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng nguồn vốn.

Từ các số liệu lấy được từ Bảng cân đối kế toán năm 2016, Bộ phận phân tích tiến hành so sánh, phân tích cả số tương đối và số tuyệt đối nhằm có được tình hình biến động chung về nguồn vốn, tài sản của Công ty.

- Phân tích cơ cấu tài sản:

Qua bảng 2.5, Bộ phận phân tích đã có những nhận xét như sau:

Trong năm 2016, tổng tài sản của Công tycó sự tăng so với năm 2015 cho thấy quy mô tài sản của Công ty đã tăng so với năm trước, cụ thể tổng tài sản của Công ty cuối năm 2016 đạt 206.866.057.457 đồng tăng 26.418.364.887 đồng so với cuối năm 2015 tức là tăng 14,64%. Tổng tài sản tăng chủ yếu là do tài sản ngắn hạn tăng, năm 2016 so với năm 2015 tăng một lượng 25.794.137.835 đồng hay tăng 17,93%; còn tài sản dài hạn cũng tăng nhưng tăng chậm, năm 2016 so với năm 2015 tăng một lượng là 624.227.052 đồng hay tăng 1,71%. Nguyên nhân là do sự biến động của các khoản mục sau:

+ Sự thay đổi cơ cấu tài sản ngắn hạn được thể hiện tập trung chủ yếu vào các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho như sau:

Đối với các khoản phải thu ngắn hạn, năm 2016 là 159.561.223.180 đồng chiếm 77,13% trong tổng tài sản, so với năm 2015 tăng 17.286.407.773 đồng hay tăng 12,15%, đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, cho thấy trong năm Công ty đang bị chiếm dụng một lượng vốn khá lớn, trong đó chủ yếu là từ các khoản phải thu khác vì Công ty đang trong quá trìnhtriển khai thực hiện vài dự án, đặc biệt là tạm ứng bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện Dự án Thủy Sơn Trang và tạm ứng thực hiện dự án Titan Sơn Mỹ của Công ty. Bên cạnh đó,do những năm vừa rồi kinh tế gặp nhiều biến động dẫn tới sự thu hồi nợ chậm từ khách hàng,đồng thời do đặc thù kinh doanh của Công ty là khai thác kinh doanh

khoáng sản, quặng cần phải mua máy móc thiết bị phục vụ cho công tác khai thác.

Đối với hàng tồn kho, năm 2016 giá trị hàng tồn kho là 7.372.116.060 đồng tăng 6.319.982.310 đồng so với năm 2015, hay tăng 600,68%. Nguyên nhân là do mặt hàng sắt Công ty nhập trước đó với giá trị cao, nhưng hiện tại giá sắt xuống thấp Công ty giữ lại không xuất vì bị lỗ nhiều.

Ngoài ra, còn có sự phát sinh của khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn từ nguồn chứng khoán kinh doanh khi Công ty vừa lên sàn chứng khoán vào khoảng thời gian cuối năm 2016 với số tiền 1.924.093.698 đồng, sự tăng lên từ tài sản ngắn hạn khácvới số tiền 722.705.127 đồng và giảm sút của tiền và các khoản tương đương tiền cụ thể giảm 459.051.073 đồng, các chỉ tiêu này đều có sự biến động nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến sự biến động trong tổng tài sản ngắn hạn.

+ Về tài sản dài hạn: tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản, cuối năm 2016 tài sản dài hạn tăng nhẹ so với cuối năm 2015, giá trị tài sản dài hạn cuối năm 2016 đạt 37.182.836.945 đồng, tăng 624.227.052 đồng so với năm 2015 tức là tăng 1,71%. Chênh lệch giảm về tỷ trọng của tài sản dài hạn đúng bằng chênh lệch tăng về tỷ trọng của tài sản ngắn hạn là 2,29%.

Sự biến động nhẹ này là từ việc tăng lên của tài sản dở dang dài hạn và giảm sút của tài sản cố định. Năm 2016, tài sản dở dang dài hạn là 35.249.271.012 đồng tăng 862.336.106 đồng tương ứng tăng 2,51%, và tài sản cố định năm 2016 là 1.933.565.933 đồng giảm 238.109.054 đồng tương ứng giảm 10,96%.

Bảng 2.5: Phân tích cơ cấu tài sản tại Công ty Cổ phần An Trường An

TT CHỈ TIÊU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần an trường an (Trang 59 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)